Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo ( 冬虫夏草 )

Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Đông trùng hạ thảo

– Tên khác: Hạ thảo đông trùng  (夏草冬虫),

Trùng thảo (虫草).

– Tên Trung văn: 冬虫夏草 DONGCHONGXIACAO

– Tên Anh văn: Chinese Caterpillar Fungus

– Tên La tinh: Cordyceps sinensis(Berk.)Sacc.[Sphaeria sinensis Berk.]

Nguồn gốc

Là phức hợp thể của chất đệm khuẩn Đông trùng hạ thảo Cordyeps sinensis(Berk.)Sacc thực vật họ Mạch Giác Khuẩn (Clavicipitaceae) và xác ấu trùng mang kí sinh của nó Trùng thảo Biên bức nga v.v… côn trùng họ Biên bức nga ( Hepialidae).

Thu hoạch bào chế

Trước sau hạ chí, lúc tuyết chưa tan chảy vào núi thu nhặt, lúc này chất đệm phần nhiều lộ trên mặt tuyết, quá muộn thì tuyết sẽ tan, cỏ tạp sanh trưởng, không dễ tìm kiếm, và lại trùng thể khô héo trong đất, không hợp dùng thuốc. Sau khi đào lên, lúc trùng thể ướt chưa khô, bỏ đi bùn đất và màng ngoài lớp bên ngoài, phơi khô, hoặc dùng rượu vàng phun cho mềm, chỉnh cho bằng thẳng, cứ mỗi 7 ~ 8 con dùng chỉ đỏ bó thành bó nhỏ, dùng lửa nhỏ sấy khô.

Phân bố môi trường sống

Sản xuất ở Tứ Xuyên, Thanh Hải, Qúy Châu, Vân Nam, sản lượng Tứ Xuyên lớn nhất. Ngoài ra các vùng Tây tạng, Cam Túc v.v… cũng có sản xuất.

Hình thái

Chất đệm Tử nang khuẩn (ascomycetes) ra từ phần đầu ấu trùng chủ, mọc đơn, dài nhỏ như hình cái vồ, dài 4 ~ 11 cm, phần cuống không sinh dài 3~ 8cm, đường kính 1,5 ~ 4cm; phần trên là bộ phận đầu chất đệm, hơi phình to, hình trụ tròn, dài 1,5 ~ 4cm, sắc nâu, ngoài bộ phận nhỏ ở đầu mút ra, đa số tử nang xác dày đặc; phần lớn tử nang xác vùi lấp bên trong chất đệm, đầu mút lồi bên ngoài chất đệm, hình trứng hoặc hình bầu dục, dài 250~ 500 micron, đường kính 80~ 200 micron, mỗi một bên trong tử nang xác đa số là tử nang hình tia dạng dài nhỏ; mỗi một bên trong tử nang có 8 cái tử nang bào tử có màng cách.

Đông trùng hạ thảo làm thuốc
Đông trùng hạ thảo làm thuốc

Vật chủ là ấu trùng côn trùng loài bướm, bộ cánh cứng v.v…., sợi nấm mùa đông xâm nhập sống ẩn trong vào trong cơ thể ấu trùng trong đất, làm cho trùng thể đầy sợi nấm mà chết. Mùa hè mọc ra chất đệm.

Đặc điểm

Đông trùng hạ thảo là trùng thể và chất đệm nấm liên kết nhau mà thành, dài cả thảy 9 ~ 12 cm. Trùng thể như tằm trưởng thành 3 lần lột xác, dài độ 3 ~ 6cm, chu vi độ 0,4 ~ 0,7 cm. Bề ngoài sắc vàng sẫm, xù xì, phần lưng đa số là nếp nhăn ngang, mặt bụng có 8 đôi chân, 4 đôi ở giữa bụng trùng thể rõ ràng dễ thấy. Ruột trong mặt cắt đầy chắc, sắc trắng, hơi vàng, mép vòng quanh sắc vàng sẫm rõ rệt. Chất đệm nấm mọc ra từ phần đầu trùng thể, hình gậy, cong ngoằn, phần trên hơi phình to. Mặt ngoài sắc nâu tro hoặc sắc nâu đen, dài có thể tới 4 ~ 8 cm, đường kính độ 0,3 cm. Lúc bẻ gẫy ruột trong rỗng, sắc phấn trắng. Hơi hôi, vị nhạt. Dùng trùng thể sắc vàng sáng bóng, mập đầy, mặt cắt sắc trắng vàng, chất đệm khuẩn ngắn nhỏ là tốt.

Phân biệt tính chất, đặc điểm

Trùng thảo bề ngoài trông giống con tằm, bề mặt màu vàng sẫm đến màu nâu vàng, có đốt, ở bụng có 8 đôi chân, 4 đôi chân ở giữa tương đối rõ, thân trùng thảo giòn, mặt cắt màu trắng hơi vàng. Trên đầu trùng thảo phát triển một hình tử tọa trông như cái gậy, trên đỉnh hơi phình to, màu gụ sẫm, bề mặt có vân nhăn nhỏ, mặt cắt có dạng xơ, màu trắng vàng, mùi hơi tanh, vị nhạt. Loại nào màu vàng có ánh quang, thân béo mập, mặt cắt màu trắng, tử toạ ngắn và nhỏ là loại tốt.

Bảo quản

Đông trùng hạ thảo dễ bị ẩm, mốc, một. Có thể để nơi khô ráo, trong hòm gỗ có giấy chống ẩm, hoặc để trong hũ có vôi cùng với đan bì.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Ngọt, ấm.

– Bản thảo tòng tân: Ngọt, bình.

– Dược tính khảo: Vị ngọt, tính ấm.

– Bản thảo tái tân: Có độc nhỏ.

– Thanh Hải dược tài: Vị ngọt chua, tính bình, khí thơm.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Thận, Phế.

– Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Phế, Thận.

Công dụng và chủ trị

Bổ hư tổn, ích tinh khí, cầm ho hóa đàm. Trị suyễn ho đàm ẩm, hư suyễn, lao khái (ho lao), khạc huyết, tự hãn đạo hãn, dương nuy di tinh, lưng gối đau mỏi, sau khi bệnh hư yếu không bình phục.

– Bản thảo tòng tân: Bảo Phế ích Thận, cầm máu hóa đàm, bỏ lao khái.

– Dược tính khảo: Bí tinh ích khí, chuyên bổ mệnh môn.

– Cam viên tiểu thức: Dùng ngâm rượu vài gốc ăn vậy, trị khoan giữa lưng gối đau đớn, có công ích Thận.

– Cương mục thập di: Phan Hữu Tân nói rằng trị cách chứng, Chu Kiêm Sĩ nói rằng trị cổ trướng.

– Hiện đại thực dụng Trung dược: Thích hợp dùng trị lao phổi, ho suyễn ở người già suy nhược, thổ huyết, đạo hãn, tự hãn; còn dùng trị các chứng thiếu máu hư nhược, dương nuy di tinh, người già sợ lạnh, chảy nước mắt nhiều nước mũi v.v…

– Trung thảo dược Vân Nam: Bổ Phế, tráng Thận dương. Trị đàm đỡ ho suyễn.

Thích hợp với các bệnh thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, phế khí hư, phế hư, thận hư, dẫn tới ho hen đoản khí, hoặc ho lao đờm có máu, hoặc sau khi ốm dậy cơ thể hư nhược không bình phục, tự đổ mồ hôi, sợ lạnh v.v…

Ứng dụng

  1. Dương nuy di tinh, lưng gối đau mỏi. Bổn phẩm bổ Thận ích tinh, có công hưng dương khởi nuy. Dùng trị Dương nuy di tinh do Thận dương bất túc, tinh huyết hư khuy có thể đơn dụng ngâm rượu, hoặc phối hợp thuốc bổ dương Dâm dương hoắc, Đổ trọng, Ba kích thiên v.v… thành phức phương dùng.
  2. Ho lâu hư suyễn, lao khái đàm huyêt. Bổn phẩm ngọt bình, là loại phẩm tốt bình bổ Phế Thận, công năng bổ Thận ích Phế, cầm máu hóa đàm, cầm ho bình suyễn, nhất là lao khái đàm huyết dùng nhiều. Có thể đơn dụng hoặc phối hợp cùng dùng với Sa sâm, Xuyên bối mẫu, A giao, Sinh địa, Mạch đông v.v… Nếu Phế Thận lưỡng hư, nhiếp nạp không còn quyền xử trí, khí hư gây suyễn, có thể cùng dùng với Nhân sâm, Hoàng kỳ, Hồ đào nhục v.v…

Dùng thuốc phân biệt

Cáp giới, Hồ đào nhục, Đông trùng hạ thảo đều vào Phế Thận giỏi bổ Phế ích Thận mà định ho suyễn, dùng vào chứng ho suyễn do Phế Thận lưỡng hư. Cáp giới bổ ích lực mạnh, thiên về bổ Phế khí, giỏi nạp khí định suyễn là yếu dược của Phế Thận hư suyễn, kiêm ích tinh huyết; Hồ đào nhân bổ ích lực hoãn, thiên trợ Thận dương, ôn Phế hàn, dùng vào chứng đau lưng dương hư và ho suyễn hư hàn kiêm nhuận trường thông tiện; Đông trùng hạ thảo bình bổ Phế Thận âm dương, kiêm cầm máu hóa đàm, dùng vào chứng hư suyễn ho lâu ngày, lao khái đàm huyết, là yếu dược điều bổ các chứng lao hư tổn.

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 5 ~ 15g. Cũng có thể cho vào hoàn, tán.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Người có biểu tà, không nên dùng.

– Tứ Xuyên Trung dược chí: Người có biểu tà dùng cẩn thận.

Cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người nào bị ngoại cảm, phong hàn, hoặc thực nhiệt ho suyễn kiêng không dùng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

– Đông trùng thảo hàm chứa crude protein 25.32%,amino acid thủy phân được aspartic acid, glutamic acid, serine, histidine, glucine, threonine, arginine, tyrosine, alanine, TCMLIByptophane, methboine, valine, phenylalanine, isoleucine, leucine, ornithine, lysine. Còn hàm chứa chất béo 8.4%, trong đó hàm chứa fatty acid bão hòa (stearic acid) 13.0%,fatty acid không bão hòa (oleic acid chiếm 31.69%,β-linoleic acid chiếm 68.13%)82.2%. Còn hàm chứa cordycepic acid, tức là D-mannitol, vitamin A, C, B12, nicotinic acid, nicotinic amide, ergosterol, uracil, adenine, adenine nucleoside, ergosterol peroxide, cholesteryl palmitate và amylose hòa tan trong nước tức là galactomannan là do D-galactose và D-mannose 1molmà tổ hợp thành. Còn hàm chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng, hàm lượng phossy cao nhất, kế đến là natri, kali, canxi, magie, nhôm, mangan, sắt, đồng, kẽm, boron, niken v.v… (Trung Hoa bản thảo).

– Bổn phẩm hàm chứa free amino acids của protein amino acid, trong đó phần nhiều là essential amino acid thể người, còn có nguyên tố đường, vitamin và canxi, kali, crom, niken, mangan, sắt, đồng v.v… (Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý:

Có tác dụng trấn tĩnh, chống kinh quyết, hạ nhiệt v.v…đối với hệ thống trung khu thần kinh, có tác dụng tăng cường đối với công năng miễn dịch cơ thể, nước và chất chiết cồn của trùng thảo ức chế rõ rệt trưởng thành khối u (tumor) bướu thịt chuột bạch con v.v…, dịch lỏng lên men của Trùng thảo khuẩn có thể chống lại thay đổi ST—T thiếu máu cơ tim thỏ nuôi, Trùng thảo khuẩn có tác dụng bảo hộ nhất định đối với nhồi máu cơ tim tính stress đối với chuột lớn, chất chiết nước Trùng thảo có tác dụng bảo hộ rõ rệt đối với suy thận cấp tính ở chuột lớn (Trung dược học).

Theo các nghiên cúm hiện đại, đông trùng hạ thảo chứa nhiều chất albumin, chất béo, chất xơ, chất đường, vitamin B2, chất trùng thảo toan, trung thảo tố v.v… Nước ngâm trùng thảo có thể tăng cường rõ rệt khả năng nhuận phế quản của loài chuột bạch li thể, và có thể tăng cường tác dụng của nội tiết tố thượng thận; giữ vai trò làm bình ổn các cơn hen suyễn, có thể tăng cường rõ rệt hoạt tính diệt khuẩn của các tê bào diệt khuẩn đơn hạch, điều tiết chức năng miễn dịch của các dịch thể, tăng cường hoạt tính của các tế bào hình thành kháng thể, thúc đẩy sự hình thành các kháng thể; nó còn có thể thúc đẩy sự chuyển hoá của các tế bào lympho chữ T; có tác dụng ức chế đối với các loại trực trùng lao hạch, cầu trùng viêm phổi và các loại liên cầu trùng khác.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị hư suyễn: Đông trùng hạ thảo: 5 chỉ ~ 1 lượng, phối hợp chưng với vịt trống già dùng.

(Trung thảo dược Vân Nam)

+ Phương thuốc 2:

Trị thiếu máu, dương nuy (liệt dương), di tinh: Đông trùng hạ thảo: 5 chỉ ~ 1 lượng, nấu cách thủy với thịt hoặc gà ăn.

(Trung thảo dược Vân Nam)

+ Phương thuốc 3:

Dùng Đông trùng hạ thảo sắc nước uống dùng luôn bã, điều trị bệnh nhân Suy thận mạn, bộ phận kết quả bệnh nhân công năng thận cải thiện, hạ thấp urea nitrogen, tăng cao hemoglobin.

(Tạp chí Trung y dược Thượng Hải)

+ Phương thuốc 4:

Ích Thận giáng chi phiến: (Đông trùng hạ thảo, Hoàng kì v.v…) điều trị Suy thận mạn hợp cùng Chứng mỡ máu cao có hiệu quả.

(Trung y Thiểm Tây)

+ Phương thuốc 5:

Nhân sâm, Cáp giới, Đông trùng hạ thảo v.v… phối phương tỉ lệ điều trị Viêm phế quản mạn tính người già biến chứng Phế khí thũng nghẽn tắc có hiệu quả.

(Học báo viện Trung y học An Huy )

+ Phương thuốc 6:

Viên nang Kim thủy bảo – Bột Nhân công trùng thảo đề cao công năng miễn dịch tế bào bệnh nhân ung thư, cải thiện triệu chứng lâm sàng.

(Tạp chí kết hợp Trung Tây y Trung Quốc)

+ Phương thuốc 7:

Đông trùng thảo phối ngũ với Sa sâm, Thái tử sâm v.v…có tác dụng hỗ trợ điều trị Lao phổi.

(Trung y Hà Nam)

Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Trùng thảo tửu (rượu trùng thảo)

Trùng thảo 15 – 30g

Rượu trắng 500 ml

Ngâm 7 ngày sau đem ra uống, ngày 2-3 lần, mỗi lần 10 – 20ml.

Dùng cho người sau khi ốm cơ thể gầy yếu, kém ăn, không đủ hơi sức, mất ngủ.

Trùng thảo câu kỷ tửu (rượu trùng thảo câu kỷ tử)

Trùng thảo 32g – Câu kỷ tử 32g

Rượu trắng 1000 ml.

Ngâm 7 ngày sau đem uống ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 ml

Dùng cho người thận hư, liệt dương,, lưng đau gối mỏi v.v…

Trùng thảo đồn nhục (Trùng thảo ninh thịt)

Trùng thảo 10 – 15g, có thể hấp hoặc ninh cùng với thịt gà, thịt vịt, thịt lợn v.v… mà ăn. Ăn thịt, thuốc uống thang.

Dùng cho người thận hư, liệt dương, di tinh, lưng đau gối mỏi, ho, hen; phụ nữ kinh nguyệt không đều, ốm dậy cơ thể hư nhược v.v…

Trùng thảo đồn thai bàn (Đông trùng hạ thảo hầm nhau thai)

Trùng thảo 15g – Nhau thai 1 bộ

Cho nước vào ninh chín ăn

Dùng cho người khí huyết bất túc, đổ mồ hôi trộm, lao phổi, liệt dương, di tinh, hen phế quản, người già và người ốm dậy cơ thể hư nhược, ho, suyễn v.v…

Trùng thảo đồn ngưu cốt tuỷ

Tuỷ bò 250g – Trùng thảo 30g

Mật ong 250 ml – Sinh sơn dược 250g

Bột nhau thai 30g

Cho nước vào ninh từ 30 phút đến 1 giờ là được. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Uống liền trong mấy thang.

Dùng cho người thiếu máu do máu tái sinh khó khăn.

Trùng thảo chúc (cháo đông trùng hạ thảo)

Gạo nếp 50g – Đường phèn vừa phải

Cho vào nồi đất, cho nước vào nấu cháo. Cháo chín cho bột trùng thảo 5 – 6g, bột bạch cập 10g, trộn đều, nấu tới khi nào cháo sánh đặc mang ra ăn.

Dùng cho người phế thận khí bất túc, hư suyễn, ho lao, ho khan khạc ra máu, tự đổ mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, liệt dương, di tinh, lưng đau gối mỏi, ốm dậy thân thể suy nhược, hư lâu v.v…

Trùng thảo băng đường ẩm (thuốc sắc trùng thảo đường phèn)

Trùng thảo 5g – Đường phèn vừa phải

Sắc ngày 1 thang, chia 2 lần

Dùng cho người phế thận khí hư, ho mãi không khỏi.

Trùng thảo linh chi ẩm (thuốc sắc trùng thảo linh chi)

Trùng thảo 6g – Linh chi 5g

Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần sớm, tối.

Dùng cho người già ốm dậy hư nhược, ngủ không ngon giấc.

Trùng thảo hà nhân thang (thang trùng thảo tôm nõn)

Trùng thảo 9 -1 2g – Tôm nõn 15 – 30g

Gừng tươi vừa phải

Sắc nước, đun sôi 30 phút, lấy thang, uống nóng Dùng cho người thận hư, liệt dương v.v…

Trùng thảo ô kê thang (Thang trùng thảo thịt gà đen)

Trùng thảo 10g – Thịt gà đen 250g

Nấu chín lên ăn

Dùng cho người thân thể hư nhược và hư lao không có sức lực…

Trùng thảo bổ thận thang (thang trùng thảo bổ thận)

Trùng thảo 6g – Xuyên đoạn 9g

Nhục thung dung 9g

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần sớm, tối.

Dụng cho người thận hư, liệt dương, lưng đau gối mỏi.

Trùng thảo đồn ô qui (trùng thảo hầm rùa)

Trùng thảo 10 g – Sa sâm 60g

Rùa 1 con

Rùa giết thịt bỏ lòng ruột rửa sạch, cho nước vào hầm chung với trùng thảo, sa sâm làm thang, nêm muối cho vừa, ăn thịt, uống thang.

Dùng cho người bị ho trong đờm có máu, cốt chưng triều nhiệt và bị ốm lâu ngày, thân thể hư nhược…

Trùng thảo tráng dương tán (thuốc bột trùng thảo cường dương)

Trùng thảo 100g – Bách thược 180g

Đương qui 90g – Tiên linh tỳ 160g

Sấy nhỏ lửa cho khô, nghiền chung thành bột, uống ngày 2 lần, 1 lần 10g.

Dùng cho người thận hư, liệt dương…

Trùng thảo bổ cao (Thuốc bổ trùng thảo)

Trùng thảo 5g – Long nhãn 5g

Táo Tầu 10g – Đường phèn 10g

Hạch đào nhân 10g – Vừng đen 5g

Câu kỷ tử 10g

Cho nước vào hấp chín. Uống ngày 1 lần, liên tục trong 7 ngày, cách 1 tuần lại uống tiếp.

Uống thường xuyên có thể phòng bệnh, tăng sức khoẻ, không sợ phong hàn.

0/50 ratings
Bình luận đóng