CÂU HỎI

Bạn đang đánh giá một bệnh nhân 40 tuổi có xơ gan và xuất huyết tiêu hóa cao. Tình trạng chảy máu được điều trị bằng nội soi và đốt laser cầm máu, tình trạng bệnh nhân sau đó ổn định. Cần phải truyền 2 đơn vị khối hồng cầu cho bệnh nhân. Huyết áp của bệnh nhân giảm nhưng tình trạng bệnh nhân vẫn ổn định trong 5 ngày. Sau đó bệnh nhân có thiểu niệu, kết quả xét nghiệm:

Creatinin: 4,0 mg/dL trong khi mức cơ sở là 0,8 đến 1,1 mg/dL,

Na+:140 meq/L,

BUN: 49 mg/dL.

Cặn nước tiểu có một ít hạt nhỏ.

Na+ nước tiểu là 50 meq/L, nồng độ 287 mosmol và creatinin nước tiểu là 35mg/dL.

Nguyên nhân nào gây ra suy thận cấp ở bệnh nhân này?

A. Viêm thận kẽ cấp tính.

B. Hoại tử ống thận cấp tính.

C. Viêm tiểu cầu thận.

D. Hội chứng gan thận.

E. Tăng ure huyết trước thận.

TRẢ LỜI

Suy thận cấp với cặn nước tiểu có trụ hạt hoặc cặn vô định hình trong trường hợp không có bạch cầu, hồng cầu, bạch cầu ưa acid hoặc protein niệu có nguy cơ cao hoại tử ống thận cấp. Điều này đặc biệt đúng khi một phần của thận bị giảm tưới máu (giảm huyết áp). Tiêu chuẩn để phân biệt giữa ure huyết trước thận và hoại tử ống thận cấp là tính phần bài tiết Natri (FeNa), định lượng tỷ lệ BUN/Creatinin, Natri niệu, nồng độ thẩm thấu nước tiểu, và tỷ lệ Creatinin niệu/máu. Ở trường hợp này, tỷ lệ BUN/creatinin < 20, Natri niệu > 40meq/L, nồng độ thẩm thấu nước tiểu < 350mosmol, FeNa 4%,  tỷ lệ Creatinin niệu/máu < 20, cho thấy đây là một suy thận cấp do tổn thương ống thận. Mủ niệu xuất hiện trong 75% các trường hợp viêm thận kẽ cấp tính (AIN) và trường hợp này không có loại thuốc nào gợi ý AIN. Hội chứng gan thận được loại trừ do Natri niệu tăng cao. Viêm tiểu cầu thận không được thiếu trụ hồng cầu trong nước tiểu và tình trạng lâm sàng.

Đáp án: B.

0/50 ratings
Bình luận đóng