CÂU HỎI

Bệnh nhân nam, 86 tuổi, bị hẹp van động mạch chủ nặng vào viện khám định kỳ. Ông ấy phát hiện bị hẹp van động mạch chủ nặng cách đây 4 năm mà không có triệu chứng gì. Gần đây, ông phải sắp xếp lại công việc vì bị choáng váng khi gắng sức. Theo bà vợ ông thì chuyện này xảy ra 1 thời gian trong tuần trước, khi ông đi nhanh lúc ông làm vườn. Trên khám lâm sàng, ông có HA là 150/85mmHg, mạch là 76l/p. Tiếng thổi toàn tâm thu tống máu độ III-IV, lan lên mạch cảnh. T2 ít khi nghe thấy, kể cả lần khám trước. Mạch cảnh nảy chậm hơn so với lần trước, có tiếng rung ở động mạch đùi và động mạch chủ bụng.  Mạch ngoại vi 2 bên là 2+, kết quả xét nghiệm là cre 0,9mg/dl, LDL là 75mg/dl, HDL là 50mg/dl. Bước điều trị thích hợp tiếp theo đối với bệnh nhân này là?

A. Phẫu thuật van động mạch chủ.

B. Điều trị phục hồi chức năng cho tim.

C. Đưa vào bệnh viện chăm sóc đặc biệt tới cuối đời.

D. Cải thiện kiểm soát huyết áp.

E. Siêu âm tim qua ngực.

TRẢ LỜI

Hẹp động mạch hủ có thể không có triệu chứng trong nhiều năm, tuy nhiên một khi đã có triệu chứng thì phải chỉ định phẫu thuật ngay vì tỷ lệ tử vong tang lên nhanh tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh. Thời gian trung bình tử vong sau khi khởi phát triệu chứng là 3 năm đối với đau thắt ngực, ngất; 2 năm đối với khó thở; 1-1,5 năm đối với suy tim . Phẫu thuật được chủ trương tiến hành khi phân số tống máu giảm dưới 50%, hoặc khi có sự calci hóa hoặc tiến triển bệnh nhanh. Không có giới hạn độ tuổi hay phân số tống máu thất trái cho chống chỉ định phẫu thuật , một phần là do không có cách điều trị nào khác hiệu quả hơn. Tạo hình van qua da được chỉ định cho bệnh nhân có bệnh lý quá nặng không thể phẫu thuật được, cải thiện HA hệ thống cũng không làm giảm các triệu chứng, thuốc giãn mạch có thể làm bệnh nhân ngất do thay đổi cung lượng tim. Không có sự thay đổi trong phương pháp điều trị đối với mọi bệnh nhân có hẹp động mạch chủ đơn thuần, dù có triệu chứng thế nào.

Đáp án: A.

0/50 ratings
Bình luận đóng