DÂU-Morus alba L., họ Dâu tầm – Moraceae

DÂU             Nhiều bộ phận của cây dâu tầm – Morusalba L., họ Dâu tầm – Moraceae, được dùng làm thuốc. Dược điển Việt nam ghi 2 bộ phận dùng: vỏ rễ dâu và lá dâu. Đặc điểm thực vật và phân bố.             Cây nhỏ cao 2-3m nếu trồng ở ruộng dâu do thường xuyên hái lá nhưng nếu để cây phát triển lâu năm có thể cao 6-7m hoặc hơn. Lá hình trứng hay chia thuỳ, mọc so le, có lá kèm. Mép lá khiá răng. Hoa đơn … Xem tiếp

Cây lá mơ – Paederia foetida L. Họ Cà phê – Rubiaceae

LÁ MƠ Folium Paederiae             Dược liệu là lá tươi của cây lá mơ – Paederia foetida L. Họ Cà phê – Rubiaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố:             Dây leo bằng thân quấn. Lá mọc đối hình trứng, nếu mặt dưới lá màu tím đỏ thì gọi là mơ tam thể. Hoa màu tím nhạt, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả dẹt. Toàn cây có lông mềm và có mùi khó ngửi. Cây mọc hoang ở những bờ bụi. Có thể trồng bằng dây.             Loài … Xem tiếp

SÁP ONG-Cera flava

SÁP ONG Cera flava (sáp Ong vàng) và Cera alba (sáp Ong trắng). Sáp Ong được tiết ra từ các bộ phận bài tiết ở dưới bụng con Ong mật Apis mellifica L. Họ Ong – Apidae. Ong mật dùng sáp để xây tổ. Tổ ong mật, sau khi lấy hết mật được đem đun với nước. Sáp sẽ chảy ra ta thu được sáp ong vàng (Cera flava). Đem phơi nắng, ta thu được sáp trắng (Cera alba). Có thể làm trắng bằng các chất oxy hoá khác, nhưng … Xem tiếp

Danh pháp alcaloid

2. Danh pháp Các alcaloid trong dược liệu thường có cấu tạo phức tạp nên người ta không gọi tên theo danh pháp khoa học mà thường gọi chúng theo một tên riêng. Tên của alcaloid luôn luôn có đuôi in và xuất phát từ: – Tên chi hoặc tên loài của cây + in. Ví dụ: Papaverin từ Papaver somniferum; palmatin từ Jatrorrhiza palmata; cocain từ Erythroxylum coca. – Đôi khi dựa vào tác dụng của alcaloid đó. Ví dụ như Emetin do từ εμεtos có nghĩa là gây … Xem tiếp

CÀ ĐỘC DƯỢC-Datura metel L., họ Cà – Solanaceae

CÀ ĐỘC DƯỢC Tên khoa học của cây cà độc dược – Datura metel L., họ Cà – Solanaceae. Cây cà độc dược còn gọi là cây cà dược, cà diên, mạn đà la. Đặc điểm thực vật Cây cà độc dược là cây thuộc thảo, mọc hàng năm, cao chừng 1  – 1,5m toàn thân hầu như nhẵn, cành non và các bộ phận non có những lông tơ ngắn. Lá đơn mọc cách nhưng ở gần ngọn gần như mọc đối hay mọc vòng. Phiến lá hình trứng … Xem tiếp

Lá ngón: Gelsemium elegans Benth., Họ Mã tiền (Loganiaceae)

LÁ NGÓN Tên khoa học của cây lá ngón là: Gelsemium elegans Benth., Họ Mã tiền (Loganiaceae) Còn gọi là: Cỏ ngón, đoạn trường thảo, hồ mạn đằng, câu vẫn, thuốc rút ruột, ngón vàng. Đặc điểm thực vật Cây lá ngón là loại cây mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đôi, hình trứng, thuôn dài hay hơi hình mác, mép nguyên, nhẵn, dài 7 – 12cm, rộng 2,5 – 5,5cm. Hoa mọc thành xim ở đàu cành hay kẽ … Xem tiếp

MIÊN TỲ GIẢI (Thân rễ)-Rhizoma Dioscoreae septemlobae

MIÊN TỲ GIẢI (Thân rễ) Rhizoma Dioscoreae septemlobae Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tỳ giải (Dioscorea septemloba Thunb. hoặc Dioscorea futschauensis Uline ex R. Knuth), họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Mô tả Dược liệu: Phiến vát không đều, cạnh không đều, kích thước không đồng nhất, dày 2 – 5 mm. Mặt ngoài màu nâu hơi vàng hoặc đen hơi nâu, có rải rác vết của rễ nhỏ, dạng hình nón nhô lên. Mặt cắt màu trắng hơi xám đến màu nâu hơi xám, các đốm màu … Xem tiếp

Định lượng citronelal, citral trong tinh dầu Sả (Oleum Citronellae), tinh dầu Màng tang (Oleum Litseae cubeae) bằng hydroxylamin hydroclorid

3.3.2.4. Định lượng citronelal, citral trong tinh dầu Sả (Oleum Citronellae), tinh dầu Màng tang (Oleum Litseae cubeae) bằng hydroxylamin hydroclorid * Nguyên tắc     Citral, citronelal khi tác dụng với hydroxylamin hydroclorid tạo thành dẫn chất oxim và giải phóng ra một lượng tương đương acid hydrocloric. Định lượng acid hydrocloric giải phóng bằng dung dịch KOH 0,5N, từ đó tính ra được lượng citral có trong tinh dầu. * Tiến hành Cân chính xác khoảng 1g tinh dầu Sả, thêm 10ml alcol 90%, 10ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid 0,5N … Xem tiếp

THU HÁI CHẾ BIẾN BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU

THU HÁI CHẾ BIẾN BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU Thu hái dược liệu Một dược liệu có chất lượng tốt hay xấu chủ yếu do hàm lượng hoạt chất chứa trong dược liệu nhiều hay ít. Hoạt chất của dược liệu thay đổi bởi nhiều yếu tố: trồng trọt, thu hái, phơi sấy, bảo quản. Ở đây chúng ta xem xét vấn đề thu hái. Nếu thu hái đúng nguyên tức thì hàm lượng hoạt chất ta mong muốn có trong dược liệu sẽ đạt được tối đa. Chúng ta cũng … Xem tiếp

BÀO CHẾ BẠC HÀ-Mentha arvensis L.

BẠC HÀ   Tên khoa học: Mentha arvensis L.; Họ hoa môi (Lamiaceae) Bộ phận dùng: Cả cây (cành lá), hái lúc cây chưa ra hoa về cuối xuân hay sang thu. Cành phải có nhiều lá, thơm; ít lá là xấu. Không dùng lá úa có sâu, không nhầm với lá bạc hà dại (Mentha sp.) lá dày, có lông và hôi. Thành phần hóa học: Có tinh dầu (chủ yếu là mentol). Tính vị – quy kinh: Vị cay, tính lương (mát). Vào hai kinh phế và can. … Xem tiếp

Kiểm nghiệm vi học Đảng sâm Codonopsis pilosula

2.2.4. Đảng sâm Radix Codonopsis pilosulae Rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đảng sâm (Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.), họ Hoa chuông (Campanulaceae). Mô tả cây Câynhỏ, mọc bò hay leo, sống lâu năm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng, đầu tù hoặc nhọn, mép lá nguyên hoặc hơi lượn sóng. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, có 5 lá đài, tràng hình chuông. Đặc điểm dược liệu Rễ hình trụ tròn hơi cong, dài 10 – 35cm, đường kính 0,4 – 2cm. Bề ngoài có màu nâu … Xem tiếp

Bào chế dược liệu-BẠCH LIỄM-Ampelopsis japonica (Thunb) Makino

BẠCH LIỄM Tên khoa học: Ampelopsis japonica (Thunb) Makino; Họ nho (Vitaceae) Bộ phận dùng: Thân rễ hình tròn, to bằng quả trứng gà thường gọi là củ, mấy củ dính liền với gốc cây, hai đầu củ hơi nhọn, ngoài sắc đen trong trắng, vị đắng, thường bổ dọc làm đôi. Có nơi hay lấy củ (củ khoai lang làm giả). Hay nhầm với củ bạch cập (củ có 3 nhánh cứng, mịn và trong). Thành phần hóa học: Có chất dính, tinh bột và các chất khác chưa … Xem tiếp

Thiết bị chiết xuất dược liệu

5. Thiết bị chiết xuất Phân loại Để các thiết bị chiết xuất làm việc có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của những quá trình công nghệ cao hiện nay (công suất lớn với chi phí chế tạo kim loại thấp, chiết kiệt được hoạt chất trong khoảng thời gian ngắn, …), cần phải đảm bảo quá trình xảy ra ở điều kiện gần như ngược dòng mà trở lực thuỷ lực lại phải nhỏ, cũng như tỷ lệ lượng pha lỏng so với pha rắn phải nhỏ … Xem tiếp

Bào chế CHỈ THỰC (quả trấp)- Citrus sp.

CHỈ THỰC (quả trấp) Tên khoa học: Citrus sp.; Họ cam quýt (Rutaceae) Bộ phận dùng: Quả non. Quả bé bằng đầu ngón tay út, thường được bổ đôi, phơi khô. Quả màu xanh, nhỏ, vỏ dày, trong đặc, chắc nhiều thịt, nhỏ ruột, không mốc, mọt là tốt; thứ to nhiều ruột là xấu. Thành phần hóa học: Có alcaloid, glucosid, saponin. Tính vị – quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào hai kinh tỳ và vị. Tác dụng: Phá khí, trừ tích, tiêu đờm, hạ khí, tiêu hóa. … Xem tiếp

Chiết xuất, phân lập và tinh chế Conessin từ Mức hoa trắng

1. Chiết xuất, phân lập và tinh chế Conessin từ Mức hoa trắng Tên khoa học của cây mực hoa trắng: Holarrhena antidysenterica Wall., họ Trúc đào-Apocynaceae. Tên khác: Mộc hoa trắng, thừng mực lá to, sừng trâu, míc lông, mộc vài (Tày), xi chào (K’ho), hồ liên. Đặc điểm thực vật Cây gỗ cao chừng 3 – 12 m. Cành non nhẵn hoặc mang lông màu nâu đỏ, trên mặt có nhiều khổng bì trắng, rõ. Lá mọc đối gần như không cuống, nguyên hình bầu dục đầu tù … Xem tiếp