2. Danh pháp

Các alcaloid trong dược liệu thường có cấu tạo phức tạp nên người ta không gọi tên theo danh pháp khoa học mà thường gọi chúng theo một tên riêng. Tên của alcaloid luôn luôn có đuôi in và xuất phát từ:
– Tên chi hoặc tên loài của cây + in. Ví dụ: Papaverin từ Papaver somniferum; palmatin từ Jatrorrhiza palmata; cocain từ Erythroxylum coca.
– Đôi khi dựa vào tác dụng của alcaloid đó. Ví dụ như Emetin do từ εμεtos có nghĩa là gây nôn, morphine do từ morpheus.
– Có thể từ tên người + in. Ví dụ như: Pelletierin do tên Pelletier. Nicotin do tên J. Nicot. Những alcaloid phụ tìm ra sau thường được gọi tên bằng cách thêm tiếp đầu ngữ hoặc biến đổi vĩ ngữ của alcaloid chính (biến đổi in thành – indin, – anin,  – alin…).
– Tiếp đầu ngữ nor diễn tả một chất mất một nhóm methyl. Ví dụ: Ephedrin (C10H15ON) norephedrin (C19H13ON).
Các đồng phân thường có tiếp đầu ngữ: Pseodo, iso, epi, allo, neo…
https://hoibacsy.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ và cs. (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
0/50 ratings
Bình luận đóng