Bệnh đầu nước trẻ em

Mục lục I. ĐẠI CƯƠNG II. CHẨN ĐOÁN III. ĐIỀU TRỊ IV. THEO DÕI I. ĐẠI CƯƠNG Định nghĩa Bệnh đầu nước là sự tích lũy quá mức của dịch não tuỷ trong các não thất và khoang dưới nhện. Tần suất Tỉ lệ bệnh đầu nước bẩm sinh là 0,9 – 1,8/1.000. Tỉ lệ bệnh đầu nước mắc phải là 1 – 1,5/1.000. Phân loại: theo chức năng chia làm 2 loại Đầu nước tắc nghẽn: tắc nghẽn đường lưu thông dịch não tuỷ gây dãn hệ thống não … Xem tiếp

Bệnh màng trong trẻ đẻ non gây suy hô hấp

Suy hô hấp do bệnh màng trong thường gặp ở trẻ dưới 32 tuần tuổi thai. Suy hô hấp ở trẻ đẻ non do thiếu hụt surfactant làm xẹp các phế nang và giảm độ đàn hồi của phổi. Mục lục LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG Triệu chứng có thể xuất hiện vài phút hoặc vài giờ sau đẻ, nếu không điều trị tích cực Suy hô hấp sẽ tiến triển nặng dần trong vòng 48h. Các dấu hiệu của Suy hô hấp: Thở nhanh … Xem tiếp

Đánh giá và điều trị cơn tím ở trẻ em

Cơn tím thường xảy ra ở trẻ với bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt Fallot 4 và hẹp động mạch phổi. Cơn thường xảy ra vào buổi sáng sớm, thường phối hợp với stress hoặc tình trạng mất nước… giai đoạn tăng nhu cầu sử dụng oxygen. Hầu hết cơn tự hết, độ nặng phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn đường ra thất phải. ĐÁNH GIÁ Lâm sàng Trẻ tím nặng/xanh hơn so với bình thường, Sp02 giảm. Thở nhanh sâu hoặc rối loạn nhịp thở. Có dấu hiệu … Xem tiếp

Chẩn đoán và điều trị viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ em

Viêm mủ màng ngoài tim là tình trạng tích tụ mủ trong khoang màng tim, có thể gây chèn ép tim. Nguyên nhân vi khuẩn thường gặp là: tụ cầu, Hemophilus influenza, phế cầu, liên cầu. CHẨN ĐOÁN Lâm sàng Sốt, khó thở, đau ngực, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, tiếng cọ màng ngoài tim, tiếng tim mò, mạch yếu, đảo mạch, chọc dò màng tim có mủ. Xét nghiệm Chiếu Xquang: tim co bóp yếu Chụp Xquang: bóng tim to bè, mất hình các cung tim, hình … Xem tiếp

Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị hội chứng kích thích ruột ở trẻ em

Hội chứng kích thích đại tràng là bệnh đại tràng không đặc hiệu góp phần vào các rối loạn chức năng ruột và là các nguyên nhân đầu tiên gây đau bụng và rối loạn nhu động ruột. Mục lục NGUYÊN NHÂN CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT ĐIỀU TRỊ TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG NGUYÊN NHÂN Trẻ nhỏ Bất thường về vận động của ruột. Bất thường về bài tiết của ruột. Mất cân bằng vi khuẩn chí đường ruột. Các yếu tố khởi phát: thức ăn … Xem tiếp

Chẩn đoán và điều trị viêm cầu thận cấp tiên phát ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp tiên phát (Viêm cầu thận cấp) là bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn, phần lớn sau nhiễm liên cầu tan huyết kiểu p nhóm A. Bệnh diễn biến lành tính, nhưng có thể gây ra một số biến chứng trong giai đoạn cấp dẫn đến tử vong. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH Dựa vào tam chứng cổ điển Phù: thường phù nhẹ, bắt đầu từ mặt đến chân. Tăng huyết áp: thường tăng cả huyết áp tâm thu và tâm trương từ 10 – … Xem tiếp

Chẩn đoán và xử trí hạ đường huyết trong đái tháo đường ở trẻ em

Là một biến chứng thường gặp nhất trong điều trị đái tháo đường. Ở trẻ em, não cần được cung cấp đường hằng định. Hạ đường huyết rất nghiêm trọng làm ảnh hưởng trực tiếp lên não, giảm phát triển của não. Kết quả làm giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên. Nếu xảy ra cấp tính và ở mức độ nặng bệnh nhân có thể bị tử vong. Nguyên nhân: Tiêm insulin quá liều hoặc … Xem tiếp

Chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh ở trẻ em

Động kinh là bệnh co giật có tính định hình lặp lại nhiều lần, cơn xảy ra đột ngột và ngắn, rối loạn các chức năng thần kinh trong cơn, trên điện não đồ phát hiện được các đợt sóng kịch phát. CHẨN ĐOÁN Dựa trên lâm sàng, điện não đồ để phân loại. Phân loại động kinh Động kinh cơn toàn thể Co giật sơ sinh lành tính. Co giật sơ sinh lành tính có tính chất gia đình.  Các cơn co giật co cứng (cơn lớn). Cơn mất … Xem tiếp

Chẩn đoán và điều trị viêm màng não lao ở trẻ em

Viêm màng não lao là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do trực khuẩn lao M.tuberculosis Hominis gây nên. Mục lục CHẨN ĐOÁN Xét nghiệm ĐIỀU TRỊ PHÒNG BỆNH CHẨN ĐOÁN Chẩn đoán xác định dựa vào Lâm sàng Xét nghiệm dịch não tuỷ và nguồn lây. Lâm sàng: cần chẩn đoán theo giai đoạn. Sốt (trẻ suy dinh dưỡng chỉ sốt nhẹ), quấy khóc, kém ăn, mệt mỏi. Hội chứng màng não: + Đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, ỉa lỏng (hoặc táo bón) có thể co giật. Khám … Xem tiếp

Bệnh viêm ruột non hoại tử ở trẻ em

Là tình trạng viêm ruột non hoại tử cấp tính ở trẻ lớn do Clostridium perfringens gây ra. CHẨN ĐOÁN Lâm sàng Tuổi hay gặp: 6-8 tuổi Tiền sử có yếu tố nguy cơ cao: một bữa ăn đặc biệt như khoai lang sống hoặc quá nhiều đạm sau một chế độ ăn thiếu đạm kéo dài. Đau bụng đột ngột. Sốt cao 39-40°C. Nôn: lúc đầu ra thức ăn sau ra dịch xanh hoặc vàng. Phân lỏng có lẫn máu thối khẳn. Bụng chướng. Giai đoạn muộn có biểu … Xem tiếp

Chẩn đoán và điều trị thoát vị cơ hoành qua lỗ sau bên ở trẻ em

Là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui lên lồng ngực qua lỗ khuyết bẩm sinh ở phía bên và sau của cơ hoành. Tỷ lệ: 1/12500. Tử vong cao: khoảng 30-50%. CHẨN ĐOÁN Lâm sàng Sơ sinh Suy hô hấp ngay sau đẻ: khó thở, tím tái. Nghe: Rì rào phế nang cùng bên giảm. Tim bị đẩy sang bên đối diện. Nghe có tiếng nhu động của ruột lên ngực. Nhìn: bụng lép, ngực vồng. Trẻ ngoài giai đoạn sơ sinh. Có thể biểu hiện bằng các … Xem tiếp

Chuẩn bị gây mê mổ MEGACOLON ở trẻ em

Trẻ thường bị suy dinh dưỡng, viêm ruột. Protid máu thấp. Điện giải đồ thường ở mức thấp. Mổ kéo dài thường trên 3 giờ. Mục lục CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TIỀN MÊ KHỞI MÊ VÀ DUY TRÌ MÊ TRUYỀN DỊCH TRONG MỔ SAU MỔ CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN Đêm hôm trước mổ cho an thần với trẻ lớn. Lắp tất cả các phương tiện theo dõi trong quá trình mổ như: mạch, huyết áp, điện tim, Sp02, EtC02… Đặt sonde đái. Chuẩn bị dụng cụ giống gây mê NKQ … Xem tiếp

Phục hồi chức năng cho trẻ bị cong vẹo cột sống

  Cong vẹo cột sống là tình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo (xoay) của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang. Cong vẹo cột sống có thể xảy ra đơn thuần hoặc phối hợp với các biến dạng khác của cột sống là gù ở vùng ngực hoặc ưỡn ở vùng thắt lưng.  Nguyên nhân: Bẩm sinh: mất nửa đốt sống cổ, xẹp đốt sống. Mắc phải: do tư thế ngồi sai, u xơ thần kinh, di chứng … Xem tiếp

Hạ thân nhiệt trẻ sơ sinh

Mục lục 1.    ĐẠI CƯƠNG 2.    NGUYÊN NHÂN 3.    TRIỆU CHỨNG 4.    XỬ TRÍ 5.    PHÒNG NGỪA 1.    ĐẠI CƯƠNG Hạ thân nhiệt là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ đẻ non, do quá trình điều hòa thân nhiệt bị mất cân bằng ( quá trình sinh nhiệt và quá trình tản nhiệt) Quá trình sinh nhiệt : chuyển hóa và cơ cơ Quá trình mất nhiệt: thông qua 4 cơ chế + Cơ chế bay hơi + Cơ chế truyền … Xem tiếp

Cấp cứu Suy hô hấp ở trẻ

Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt là não, tim và ứ đọng CO2  gây toan hô hấp. Suy hô hấp là nguyên nhân chính gây ngừng thở ngừng tim ở trẻ em. Suy hô hấp cấp có thể do bệnh lý của: Bệnh lý thần kinh – cơ: nhược cơ, … Xem tiếp