Bào chế HOÀNG BÁ-Phellodendron chinensis Schneid

HOÀNG BÁ Tên khoa học: Phellodendron chinensis Schneid; Họ cam quýt (Rutaceae) Bộ phận dùng: Vỏ cây. Vỏ phía ngoài sắc vàng nâu, có nhiều đường nứt nẻ. Phía trong vàng chói, trơn bóng, vỏ dày, rộng bản là tốt. Không nhầm với vỏ cây núc nác còn gọi là nam hoàng bá (Oroxylonindicum (L) Vent) vỏ mỏng vàng nhạt, không bóng. Thành phần hóa học: Berberin 16%, ít panmatin. Ngoài ra còn có obakunon và obakulacton, chất béo và sterolic. Tính vị – quy kinh: Vị đắng, tính hàn. … Xem tiếp

Bào chế KHƯƠNG HOẠT-Notopterygium incitum Ting

KHƯƠNG HOẠT Tên khoa học: Notopterygium incitum Ting.; Họ hoa tán (Umbelliferae) Bộ phận dùng: rễ. Độc hoạt trồng ở Tây Khương nên gọi là khương hoạt, có tài liệu nói rễ cái là độc hoạt, rễ con là khương hoạt. Rễ khương hoạt có đầu mấu cứng như đầu con tằm, to, khô, thịt nâu, đậm, xốp nhẹ, không mốc mọt, thơm mát là tốt. Thành phần hóa học: có tinh dầu. Tính vị – quy kinh: Vị đắng, cay, tính ôn. Vào 3 kinh bàng quang, can và … Xem tiếp

Bào chế MÃ TIỀN (cây củ chi)-Strychnos nux-vomica L

MÃ TIỀN (cây củ chi) Tên khoa học: Strychnos nux-vomica L.; Họ mã tiền (Loganiaceae) Bộ phận dùng: Hạt. Hạt có lẫn vỏ ngoài rất cứng, nhiều lông tơ, trong thân là “nhân” gồm 2 phôi nhũ, cuống phôi nở ra có hai tử diệp rất bé gọi là “mầm”. Dùng thứ hạt chắc khô, nhân vàng ngà; không mốc, mọt, đen nát và lép. Thành phần hóa học: Trong nhân có manan(15%) galactan (85%), một chất dầu (4 – 5%), một leteroxid là doganin (15%) và có nhiều alcaloid … Xem tiếp

Cách bào chế NHA ĐẢM TỬ (sầu đâu cứt chuột, sầu đâu rừng)

NHA ĐẢM TỬ (sầu đâu cứt chuột, sầu đâu rừng) Tên khoa học: Brucea javanica (L.) Merr (hoặc Brucea sumatrana Roxb).; Họ thanh thất (Simarubaceae) Bộ phận dùng: Quả. Quả nhỏ bằng hạt đậu xanh, vỏ cứng đen, nhăn nheo, trong có một nhân trắng ngà. Quả khô, không mọt là tốt. Cây nha đảm cao từ 1 – 2m. + Không nhầm với cây khổ luyện tử (Xuyên luyện tử) (Melia toesendan S.et Z. họ xoan), cây cao trên 10m. + Không nhầm với cây xoan nhà (Melia azedarach … Xem tiếp

Bào chế SƠN THÙ Cornus officinalis Sieb. et Zuce; Họ sơn thù du (Cornaceae)

SƠN THÙ Tên khoa học: Cornus officinalis Sieb. et Zuce; Họ sơn thù du (Cornaceae) Bộ phận dùng: Thịt của quả. Thịt khô, mềm, hồng hồng, không còn bột, không mốc mọt là tốt. Hiện nay có người tạm dùng thịt quả táo chua để thay thế. Thành phần hóa học: Có các chất chua (acid hữu cơ) và một glucosid gọi là cocnin, đường glucose và chất keo. Tính vị – quy kinh: Vị chua, tính bình. Vào 2 phần khí của 2 kinh can và thận. Tác dụng: … Xem tiếp

Bào chế THỔ PHỤC LINH (củ khúc khắc) Smilax glabra Roxb.; Họ (Smilacaceae)

THỔ PHỤC LINH (củ khúc khắc) Tên khoa học: Smilax glabra Roxb.; Họ (Smilacaceae) Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ có từng khúc, dài ngắn tròn dẹt không đều, khô, thịt mềm, mịn, đỏ nâu, đã gọt sạch gai tua, không mốc mọt, không vụn nát là tốt. Thành phần hóa học: Saponin, chất chát, chất nhựa và nhiều tinh bột. Tính vị – quy kinh: Vị ngọt nhạt, tính bình. Vào hai kinh can và vị. Tác dụng: Thanh nhiệt. Công dung: Trị thấp nhiệt, … Xem tiếp

Bào chế XẠ HƯƠNG

XẠ HƯƠNG Bộ phận dùng: xạ hương là một chất đặc lổn nhổn do hạch ở sát dương vật của một thứ cầy hương đực (có người còn gọi là hươu xạ) từ 3 tuổi trở lên (Moschus moschi-ferus L.), họ hươu xạ (Moschida). Con cầy hương giống con cầy cao chừng 50cm, dài 80 – 90cm, toàn thân màu vàng tro. Nó sông bằng những cây cỏ thơm, vì vậy người ta cho rằng nguồn gốc xạ là ở các cỏ thơm đó. Đi đến đâu nó tiết xạ … Xem tiếp

Hướng dẫn thu mẫu và làm tiêu bản cây thuốc

Hướng dẫn thu mẫu và làm tiêu bản cây thuốc Thu thập mẫu từ thực địa – Khi thu mẫu phải nắm được các quy định về pháp luật (Các loài thuộc sách đỏ, các loài, các khu vực cấm thu mẫu) – Cần có hiểu biết, làm quen với các cây độc, các cây dễ gây dị ứng… Ví dụ Cây Sơn (Rhus verniciflua) dễ gây lở (lỏ sơn), các loài han gây ngứa, không để các chất độc,nhựa rơi vào mắt, đường hô hấp,  mồm… – Chuẩn bị … Xem tiếp

BA ĐẬU TÂY

BA ĐẬU TÂY Tên khác: Vông đồng. Tên khoa học: Hura crepitans L., thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả: Cây gỗ có kích thước trung bình, có dáng đẹp. Lá đơn, hình tim, có răng cưa, nhọn ở chóp, dài 20-30cm, rộng 15-20m. Hoa đực tập hợp thành bông nhiều hoa, hoa cái đơn độc. Quả nang hoá gỗ dẹp, có khoảng 12 mảnh vỏ lồi và tròn, cao 5cm, rộng 10cm. Hạt hình mắt chim, dẹp, hơi có lông hung. Bộ phận dùng: Vỏ cây và hạt (Cortex … Xem tiếp

BAN RỖ

BAN RỖ Tên khác: Hồ nam liên kiều. Tên khoa học:  Hypericum ascyron L.; thuộc họ Măng cụt (Clusiaceae). Mô tả: Cây thảo lâu năm, không lông, cao 50-80cm, nhánh có 4 cạnh. Lá có phiến thon, dài 5-9cm, rộng 1-2cm, gốc có khi hình đầu tên, có đốm trong gân phụ 5 cặp, không có cuống Hoa ở ngọn, 1-3 hoa, to; cuống dài 1-1,5cm; lá đài không có rìa lông; cánh hoa 5 vặn, dài 2,5-3,5mm, vàng đo đỏ; nhị thành ba nhóm; bầu 3 ô. Quả nang … Xem tiếp

BÌM BÌM RĂNG-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

BÌM BÌM RĂNG Tên khác: Dây lưỡi đòng, Bìm xen; Bìm bìm ba răng. Tên khoa học: Xenostegia tridentata (L.) Austin & Staples; thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Tên đồng nghĩa: Convolvulus tridentatus L.; Evolvulus tridentatus (L.) L.; Ipomoea tridentata (L.) Roth; Merremia tridentata (L.) Hallier f.; Ipomoea angustifolia Jacq. Mô tả: Cây leo thuộc thảo, không quấn. Thân mịn, không lông. Lá hẹp, gốc hình tim và có 2 tai ở hai bên, mỗi tai có 3 răng. Cụm hoa gồm 1-2 hoa. Hoa màu vàng vàng sữa, với … Xem tiếp

BỤC-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

BỤC Tên khác: Cỏ đen, Quỷ vũ tiễn, Cỏ bút chữa thập, Mây mây. Tên khoa học: Buchnera cruciataBuch.-Ham. ex D.Don; thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophularicacae). Tên đồng nghĩa: Buchnera ramosa Bonati, Buchnera ramosa Bonati var. paucifloraBanati Mô tả: Cây thảo sống hàng năm, mọc đứng, khi khô có màu đen; toàn thân có lông nhiều hay ít, cao 15-60cm hay hơn; hình trụ thường đơn không phân nhánh. Lá gần gốc rộng hình trái xoan dài 5-18mm, giảm thành cuống; những lá ở thân hình mũi mác nhọn … Xem tiếp

CẨM-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

CẨM Tên khoa học: Peristrophe roxburghiana (Schult.) Bremek.; thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Tên đồng nghĩa:  Peristrophe tincloria (Roxb.). Nees Mô tả: Cây thảo nhiều năm, mọc toả cao 50cm. Cành nhẵn, có 4-6 rãnh dọc. Lá hình trứng, thuôn hay hình ngọn giáo, gốc nhọn, mặt dưới có lông. Cụm hoa nhỏ ở ngọn. Bao chung của cụm hoa có lá bắc không đều, có khoảng 10 hoa nằm lẫn giữa những lá bắc con hình tam giác nhọn, nhỏ hơn lá đài. Đài 5, đều nhau, dính vào nhau đến … Xem tiếp

CẢI GIẢ-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

CẢI GIẢ Tên khác: Bầu đất bóng. Tên khoa học: Gynura nitida DC.; thuộc họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Cây thảo. Lá có phiến thon, dài 10-13cm, rộng 2-2,5cm, chóp nhọn, mép có răng thấp nhọn, gân phụ 6 cặp; cuống dài 1cm. Cụm hoa đầu vàng, cao 1,5cm; lá bắc có mào lông trắng, mịn, dài 1,5cm.Ra hoa tháng 7. Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Gynurae Nitidae). Phân bố sinh thái: Cây mọc trong rừng thưa, dọc bờ nước, nhiều nơi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, … Xem tiếp

CAM THÌA-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

CAM THÌA Tên khác: Mật đất, Hoa mật, Rau mao liên, Cam hoàng. Tên khoa học: Picris hieracioides L.; thuộc họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Cây thảo hai năm, cao 30-120cm hay hơn, có lông thường tận cùng thành nạng có hai nhánh. Lá hình ngọn giáo ngược, thon hẹp ở gốc thành cuống giả, đầu có mũi, mép có răng thô, có lông ráp. Đầu hoa vàng, có lông lởm chởm, thành tán hay ngù giả; lá bắc hình dải, có lông cứng, các lá bắc ngoài dài 3mm, … Xem tiếp