BỤC

Tên khác: Cỏ đen, Quỷ vũ tiễn, Cỏ bút chữa thập, Mây mây.
Tên khoa học: Buchnera cruciataBuch.-Ham. ex D.Don; thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophularicacae).
Tên đồng nghĩa: Buchnera ramosa Bonati, Buchnera ramosa Bonati var. paucifloraBanati
Mô tả: Cây thảo sống hàng năm, mọc đứng, khi khô có màu đen; toàn thân có lông nhiều hay ít, cao 15-60cm hay hơn; hình trụ thường đơn không phân nhánh. Lá gần gốc rộng hình trái xoan dài 5-18mm, giảm thành cuống; những lá ở thân hình mũi mác nhọn hay tù, nguyên hay hơi khía răng, không cuống; nhám. Hoa trắng hay tím mọc thành bông ở ngọn dài 2-4cm; hoa sắp theo 4 hàng nhỏ, cao 1cm, rộng 5-6mm; đài có 5 răng nhọn; tràng có ống có lông, với 5 thuỳ hình trái xoan, gần bằng nhau; nhị có chỉ nhị rất ngắn; nhuỵ có vòi ngắn; bầu nhẵn. Quả nang hình trụ dài 4mm, màu đen, chứa nhiều hạt nhỏ. Ra hoa tháng 6-11
Bộ phận dùng: Toàn cây (Hebra Buchnerae Cruciatae). Trong Đông y thường gọi là Quỷ vũ tiễn
Phân bố sinh thái: Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng thưa, rừng dầu từ Quảng Ninh, Hải Hưng, Hoà Bình, Quảng Nam – Đà Nẵng, Ninh Thuận, Lâm Đồng tới thành phố Hồ Chí Minh. Thu hái cây vào mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô ngoài nắng.
Tính vị, tác dụng: Vị nhạt và đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, trừ nóng.
Công dụng: thường dùng trị: 1. Cảm lạnh và sốt, đột quỵ do nóng; 2. Cảm máu vùng dưới nhện; 3. Động kinh; 4. Mày đay, viêm da dị ứng
Cách dùng, liều lượng: Dùng 5-15g/ngày dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai và yếu sức. Ở Trung Quốc, có nơi dùng toàn cây trị bệnh tinh hồng

nhiệt, sốt rét, đau dạ dày và lao phổi; có nơi dùng cả cây trị chứng điên giản.

Bài thuốc: Cảm lạnh và sốt: Cây bục, Khổ ầi, Ngũ gia bì, rễ Gừa mỗi vị 15g, hạt Cau 9g, sắc nước uống.

0/50 ratings
Bình luận đóng