Thăm khám tình trạng dinh dưỡng cơ trong triệu chứng thần kinh

Trọng tâm của thăm khám là phát hiện mức độ teo cơ và sự đối xứng (đo chu vi các chi ở hai bên), vị trí, độ rắn của cơ (nắm cơ), phát hiện có rung cơ không và tình trạng chức năng của các cơ bị teo. Teo cơ thể hiện bằng sự giảm thể tích cơ, thấy rõ khi so sánh bên này với bên kia. Teo cơ thứ phát là teo cơ xảy ra sau khi cơ bị liệt. Trong các trường hợp khác, teo cơ là … Xem tiếp

Hội chứng tiểu não

Định nghĩa: hội chứng tiểu não là hội chứng có mất điều hoà vận động tiểu não, run lúc làm động tác tuỳ ý, giảm trương lực cơ, rung giật nhãn cầu và rối loạn về nói. Nhắc lại giải phẫu: tiểu não gắn với não bằng ba cặp cuống tiểu não: cuống tiểu não dưới đi tới hành não. cuống tiểu não giữa đi tối cầu não. cuống tiểu não trên đi tới các cuống não. Tiểu não có thuỳ nhộng ở giữa, hai bán cầu và nhiều nhân … Xem tiếp

Hội chứng cổ (bệnh rễ thần kinh cổ)

Tên khác: bệnh rễ thần kinh cổ, thoái hoá đốt sống cổ có chèn ép rễ dây thần kinh. Định nghĩa: rối loạn thần kinh cơ, nhất là đau dây thần kinh cổ-cánh tay do các rễ dây thần kinh cổ bị chèn ép. Căn nguyên: trong bệnh thoái hoá đốt sống cổ, các rối loạn thoái hoá làm hẹp các khe liên đốt và chèn ép rễ dây thần kinh. Nơi bị là các khoảng C5-C6 hay C6-C7. Hội chứng này ít khi do chấn thương hay do viêm … Xem tiếp

Viêm Màng Não

Định nghĩa: bệnh có đặc điểm là viêm cấp tính hoặc mạn tính các màng não (viêm màng não), hoặc các màng tủy (viêm màng tuỷ) hoặc viêm cả hai phần (viêm màng não-tuỷ). Giải phẫu bệnh: Người ta phân biệt hai thể chính: viêm dày màng cứng chỉ khu trú ở màng cứng thôi, và viêm các màng mềm xảy ra ở hai lớp màng nhện và màng nuôi. Trong bệnh viêm màng mạch-màng não, thì màng não bị viêm có kèm thêm thâm nhiễm tế bào viêm ở … Xem tiếp

Điều trị Ù tai

  ĐẠI CƯƠNG Ù tai có thể do nguyên nhân thần kinh, tâm thần nhưng đa phần là do các bệnh về tai, vì vậy, chẩn đoán và điều trị ù tai thường là công việc của các nhà lâm sàng tai – mũi – họng. Tuy nhiên, trong thực tế các nhà thần kinh học phải đối mặt với chứng bệnh này cũng không phải là ít. Định nghĩa Ù tai là sự nhận biết thính lực về một âm thanh trong khi không có kích thích thính giác … Xem tiếp

Chẩn đoán và điều trị hội chứng hạ liệt

  MỞ ĐẦU Định nghĩa Hội chứng hạ liệt là liệt hai chân và phần dưới cơ thể (thường kèm theo rối loạn cảm giác) do tổn thương ở những vị trí khác nhau của hệ thần kinh (đa phần là tổn thương tủy sống hoặc dây thần kinh ngoại vi). Cơ chế bệnh sinh Tổn thương neuron vận động trung ương (bó tháp): + Tổn thương tế bào tháp ở vùng xuất chiếu vận động chi dưới ở cả hai bên, do quá trình bệnh lý ở rãnh liên … Xem tiếp

Nguyên nhân và điều trị bệnh WILSON – rối loạn chuyển hóa chất đồng (Cu)

ĐẠI CƯƠNG Bệnh Wilson là một bệnh biến dị gien tự thể ẩn gây rối loạn chuyển hóa chất đồng (Cu), dẫn đến thoái hóa một số khu vực của não và xơ gan. Trước đây bệnh còn có tên là thoái hóa gan-nhân bèo hoặc thoái hóa gan – não. SA.Kinnler Wilson mô tả lần đầu năm 1912 một gia đình có bệnh thoái hóa các nhân ở đáy não kết hợp với xơ gan tiến triển. Cho tới nay bệnh này đã được mô tả khá đầy đủ … Xem tiếp

Triệu chứng và điều trị bệnh lý thần kinh do đái tháo đường

Mục lục ĐẠI CƯƠNG CƠ CHẾ BỆNH SINH TRIỆU CHỨNG BỘ CÔNG CỤ SÀNG LỌC TỔN THƯƠNG THẦN KINH CỦA MICHIGAN NĂM 2000 ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG PHÒNG NGỪA ĐẠI CƯƠNG Định nghĩa Bệnh thần kinh do đái tháo đường là những biểu hiện triệu chứng, dấu hiện lâm sàng của những tổn thương hệ thần kinh ờ người tiểu đường sau khi loại trừ những nguyên nhân khác. Dịch tễ bệnh đái tháo đường + Ở Việt Nam, con số chung cho thấy bệnh đái tháo đường chiếm khoảng … Xem tiếp

U thị thần kinh

U nguyên bào dạng xốp của thị thần kinh (Spongioblastom) Còn gọi là u thần kinh đệm của thị thần kinh hoặc u tế bào hình sao. Nó có thể phát triển đơn độc hoặc phối hợp với bệnh cảnh u xơ thần kinh đệm của Von-Reckling Hausen (30%). Có thể phối hợp với u thần kinh đệm ở ống tuỷ, vùng dưới đồi và đường giữa của tiểu não. Thường gặp trên trẻ em lứa tuổi đi học với những biểu hiện như sau: Giảm thị lực. Lồi mắt, … Xem tiếp

Điện thế kích thích vận động (mEP)

Điện thế kích thích vận động (motoric evoked potential = mEP) 1. Đại cương 1.1. Kích thích – Trước kỷ nguyên của hình ảnh chức năng thần kinh, những kiến thức cơ bận về chức năng vỏ não đêu có được thông qua thực nghiệm trên động vật, kích thích trực tiếp trên não trong khi mổ hoặc thông qua nghiên cứu tổn thương. – Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, khả năng kích thích vỏ não vận động xuyên qua hộp sọ và kích thích rễ … Xem tiếp

Thuốc trấn tĩnh, an thần, gây ngủ dùng trong bệnh thần kinh

Đại cương Không có sự phân biệt rõ ràng giữa các thuốc an thần, giải lo âu và thuốc gây ngủ. Sự khác nhau về tác dụng chủ yếu là ở mức độ tác dụng bởi vì cùng một thứ thuốc hay loại thuốc có thể có cả hai tác dụng; liều cao dùng để gây ngủ, liều thấp có tác dụng an tĩnh. Hiện nay các thuốc nhóm benzodiazepin dùng để thay thế cho các barbiturat và các thuốc an thần có liên quan; được coi như nhóm thuốc … Xem tiếp

Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu trên hệ thần kinh

Đại cương Cho tới nay ước tính có khoảng hơn 20 loại thuốc lợi tiểu khác nhau với những cấu trúc hóa học khác nhau, tạo điều kiện cho các nhà lâm sàng những sự lựa chọn phong phú. Thuốc lợi tiểu được chia thành các loại sau: + Loại chứa thủy ngân: Các nhóm hoạt chất chính: mercaptomarin (thiomerin), chlormerodrin (katonil), mersalyl (salyrgan), mercurophyllin (novurit). Ngày nay không còn được sử dụng. + Các thuốc ức chế carboanhydratase: . Nhóm hoạt chất chính: acetazolamid (diamox). Ngày nay chỉ còn … Xem tiếp

Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Động kinh ở trẻ em

Mục lục Nguyên nhân động kinh theo nhóm tuổi Các thể động kinh ở trẻ em Phân loại các hội chứng động kinh của trẻ Tuổi và triệu chứng động kinh ở trẻ em Lâm sàng Điều trị Nguyên nhân động kinh theo nhóm tuổi Sơ sinh: các loại động kinh có thể do khuyết tật phát triển của não, chấn thương sản khoa, bệnh rối loạn chuyển hóa (hạ calci máu, hạ đường máu, thiếu hụt vitamin B6, phenylceton niệu, v.v…). Nhũ nhi (1-6 tháng): ngoài các nguyên nhân … Xem tiếp

Liệt dây thần kinh số 7 – VII

Liệt dây thần kinh 7 ngoại biên là một bệnh gặp tương đối phổ biến trên lâm sàng, chiếm 2,95% bệnh thần kinh (Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn Chương, Cao Hữu Hân, 2003), bệnh thường gặp ở mùa đông xuân và ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân thường do lạnh, nhiễm trùng, chấn thương khối u hoặc các rối loạn trong xương đá trong đó nguyên nhân do lạnh chiếm 80% (Nội khoa cơ sở, tập 1, 2004). Từ cổ xưa chứng liệt mặt đã được mô tả trong các … Xem tiếp

Áp xe nội sọ

Mục lục Đại cương Tác nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh, quá trình biến đổi mô học. Lâm sàng Cận lâm sàng Chẩn đoán Điều trị Đại cương Lịch sử bệnh: Năm 1564 – 1634, nhà giải phẫu học người Italia có tên là Fabricius Hildanus là người đầu tiên nói về áp xe não và đề xuất phương pháp khoan sọ để xử lý. Năm 1954, King và Turney (Hoa Kỳ) sử dụng phương pháp chọc tháo mủ và nhét meche vào ổ áp xe, nhờ áp lực nội … Xem tiếp