Bào chế LỆ CHI (quả vải)-Litchi sinensis Radlk

LỆ CHI (quả vải) Tên khoa học: Litchi sinensis Radlk.; Họ bồ hòn (Sapindaceae) Bộ phận dùng: hột và cùi của quả. – Hạt: lệ chi hạch (thường dùng). – Thịt (cùi, quả): lệ chi nhục. Hạt già, mẩy là thứ tốt; xốp, mọt là xấu. Thành phần hóa học: Cùi quả có chất đường saccharose, đường glucose chất dạm và sinh tố C. Hạt có chất tanin. Tính vị – quy kinh: – Cùi quả: vị ngọt, hơi chua, tính ấm. – Hạt: vị ngọt, sáp, tính ấm. Vào … Xem tiếp

Bào chế MẬT ĐÀ TĂNG-Lithargyrum

MẬT ĐÀ TĂNG Tên khoa học: Lithargyrum Bộ phận dùng: Dùng đáy lò nấu vàng bạc lâu năm. Đáy lò vỡ người ta nấu lại thành miếng đen óng ánh xám. Có thứ tự nhiên, từng cục vuông bằng đầu ngón tay; ánh vàng sẫm. Thành phần hóa học: Tinh bột, chất muxin, anlăngtơn, acid amin v.v… Tính vị – quy kinh: Vị mặn, cay, tính bình, hơi độc. Vào kinh can. Tác dụng: Thuốc sát trùng. Công dụng: Thường dùng làm thuốc bị bệnh ngoài da, trị sang lở, … Xem tiếp

Bào chế NHŨ HƯƠNG Pistacia lentiscus L.; Họ đào lộn hột (Anacardiaceae)

NHŨ HƯƠNG Tên khoa học: Pistacia lentiscus L.; Họ đào lộn hột (Anacardiaceae) Bộ phận dùng: nhựa cây nhũ hương ngoài mặt sắc trắng mờ, trong sáng bóng, cắn vào thì dính răng, mùi thơm, đốt lên bay khói ra thơm mát, tàn tro sắc đen là đúng. Thành phần hóa học: Có 90% acid mastixic và acid masticalic, tinh dầu 2% . Tính vị – quy kinh: Vị cay, tính hơi ôn. Vào 2 kinh can và tâm. Tác dụng: Thông 12 kinh, làm thuốc hoạt huyết, điều khí. … Xem tiếp

Bào chế TAM THẤT Panax noto – ginseng (Burk); Họ ngũ gia bì (Araliaceae)

TAM THẤT Tên khoa học: Panax noto – ginseng (Burk); Họ ngũ gia bì (Araliaceae) Bộ phận dùng: Thân rễ (thường gọi là củ). Chọn củ tam thất mọc hoang ở rừng núi (to thì 85 củ = 1kg, nhỏ cũng được 102 củ = 1kg), cứng nặng đen, thịt xanh xám, chỗ cắt mịn thì tốt, còn thịt trắng vàng là kém; thứ tam thất gây trồng thì bé hơn; thứ da nhẵn, ít đắng thì kém phẩm chất. Không nhầm với củ nga truật (Curcuma zedoariaRoscoc, họ gừng) … Xem tiếp

Bào chế THƯỜNG SƠN Dichroa febrifuga Lour; Họ thường sơn (Saxifragaceae)

THƯỜNG SƠN Tên khoa học: Dichroa febrifuga Lour; Họ thường sơn (Saxifragaceae) Bộ phận dùng: Lá, rỗ. Lá thu hái vào mùa xuân hạ. Có hai thứ: lá tía tốt hơn lá xanh. Rễ đào về mùa thu đông, nhỏ dài cong queo, sắc vàng, trong đặc, chắc là tốt. Ta thường dùng lá hơn là dùng rễ, lá to rộng, không vàng úa mục nát là tốt. Thành phần hóa học: Toàn cây có dicroina, p và y. Tính vị – quy kinh: Rễ vị đắng, tính hàn; lá … Xem tiếp

Bào chế XUYÊN KHUNG Ligusticum wallichii Franck.; Họ hoa tán (Apiaceae)

XUYÊN KHUNG Tên khoa học: Ligusticum wallichii Franck.; Họ hoa tán (Apiaceae) Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ to vỏ ngoài đen vàng, thái lát ra thấy vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, không thối nát, chắc, nặng là tốt. Thành phần hóa học: Có tinh dầu 1 – 2%, acid ferulic. Tính vị – quy kinh: vị cay, tính ôn, Vào ba kình can, đỏm và tâm bào. Công dụng: – Dùng sống: trị sưng đau, trừ phong thấp, kinh bế. – Sao thơm: bổ … Xem tiếp

Bào chế dược liệu BẠCH TIỀN- Cynanchum strauntoni (Denc) Hand – Mazz

BẠCH TIỀN Tên khoa học: Cynanchum strauntoni (Denc) Hand – Mazz.; Họ thiên lý (Asclepiadeceae) Bộ phận dùng: Rễ. Rễ bạch tiền trắng, đặc, mềm, khô, không mọt là tốt (xem thêm bạch vi để phân biệt). Thành phần hóa học: Có saponin, dược liệu chưa được nghiên cứu nhiều. Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính hơi ôn. Vào kinh phế. Tác dụng: Giáng khí, hạ đờm, chỉ ho. Chủ trị: Trị ho lâu có đờm. Liều dùng: Ngày dùng 6 – 8g. Cách bào chế: Theo Trung … Xem tiếp

Bào chế ĐAN SÂM-Salvia multiorrhiza Bunge

ĐAN SÂM Tên khoa học: Salvia multiorrhiza Bunge.; Họ hoa môi (Lamiaceae) Bộ phận dùng: Rễ (vẫn gọi là củ). Rễ to chắc, khô, mềm. Ngoài sắc đỏ tía, trong vàng thâm mịn, không có xơ, không có rễ con là tốt. Củ cứng giòn, gầy, đen, có xơ là xấu. Thành phần hóa học: Có 3 loại xeton kết tinh được: tansinon I, tansinon II, tansinon III. Tính vị – quy kinh: Vị đắng, tính hơi hàn. Vào hai kinh can và tâm. Tác dụng: Trục ứ huyết, hoạt … Xem tiếp

Bào chế LIÊN NHỤC (hạt sen)-Nelumbo nucifera Gaertn

LIÊN NHỤC (hạt sen) Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn.; Họ sen (Nelumbonaceae) Bộ phận dùng: Hạt. Hạt chắc, thịt rắn, không sâu, mọt là tốt. Thành phần hóa học: Hạt Sen chứa tinh bột (là thành phần chính). Protein 14,8% gồm các acid amin, threonin 2,42%; methionin 0,82%; leucin 3,23%; isoleucin 1,11%; phenylalanin 12,64%. Ngoài ra còn có 2,11% dầu béo gồm các acid béo. Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, sáp, tính bình. Vào ba kinh tâm, tỳ và thận. Tác dụng: Bổ tâm, an thần, ích … Xem tiếp

Bào chế MẬT MÔNG HOA-Buddleia officinalis Maxim.

MẬT MÔNG HOA Tên khoa học: Buddleia officinalis Maxim.; Họ mã tiền (Loganiaceae) Bộ phận dùng: Hoa. Hoa mật mông hình tròn dài, toàn hoa bọc đầy lông mềm, sắc hơi trắng vàng óng ánh, xốp nhẹ không lẫn tạp chất là tốt. Có một số địa phương dùng hoa cây bùng bục thay mật móng hoa là không đúng. Thành phần hóa học: Flavonoid: Linarin, luteolin và apigenin Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính hơi hàn. Vào kinh can. Tác dụng: Nhuận gan, sáng mắt, tan màng … Xem tiếp

Bào chế NHỤC THUNG DUNG Cirtanches deserticola Y.C. Ma.; Họ Lệ dương (Orobanchacea)

NHỤC THUNG DUNG Tên khoa học: Cirtanches deserticola Y.C. Ma.; Họ Lệ dương (Orobanchacea) Bộ phận dùng: Thân, rễ to, mập mềm, nhiều dầu, ngoài có vẩy mịn mềm, đen không mốc là tốt. Thành phần hóa học: Nhục thung dung có chứa Hydratcarbon, iridoid glycosid, vitamin. Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, chua, mặn, tính ôn. Vào kinh thận. Tác dụng: Trợ thận, ích tinh huyết, tráng dương, nhuận tràng. Công dụng: Trị liệt dương, lưng gối lạnh đau, trị băng huyết, đái són, bạch đái, táo bón. … Xem tiếp

Bào chế TÂN DI Magnolia litiflora Desrousseaux; Họ mộc lan (Magnoliaceae)

TÂN DI Tên khoa học: Magnolia litiflora Desrousseaux; Họ mộc lan (Magnoliaceae) Bộ phận dùng: Búp hoa. Búp hoa giống như cái ngòi viết an nam (bút lông) khô, bèn ngoài nâu sẫm có nhiều lông nhung vàng như sợi tơ, bên trong không có lòng, có mùi thơm đặc biệt. Không vụn nát, có mùi thơm là thứ tốt, không nhầm với bông sứ (ngọc lan) Micheliachampaca, họ Magnoliaceae còn búp chưa nở. Thành phần hóa học: Có tinh dầu. Tính vị – quy kinh: Vị cay, tính ấm. … Xem tiếp

Bào chế THỤC ĐỊA Rehmannia glutinosa

THỤC ĐỊA Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn); Họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae) Bộ phận dùng: Thân rễ (củ). Chọn củ sinh địa khô, vỏ mỏng, xám đen, thịt đen ánh vàng, mềm, mịn, nhiều nhựa, củ càng to càng tốt để chế ra thục địa. Thành phần hóa học: có manit, rehmanin, chất đường. Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính hơi ôn. Vào ba kinh tâm, can và thận. Tác dụng: Tư âm dưỡng huyết, thông thận, tráng thủy. Công dụng: Âm hư, huyết suy, hư lao, … Xem tiếp

Bào chế XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)

XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút) Tên khoa học: Manis pentadactyla L.; Họ tê tê (Manidae) Bộ phận dùng: Vẩy. Vẩy cứng rắn, bóng, hơi thành hình tam giác, chính giữa dày, xung quanh mỏng, màu nâu nhạt hoặc nâu đen. Theo kinh nghiệm vảy ở đuôi tốt và có tác dụng nhiều hơn, cho nên vảy ở dưới đuôi có nhiều giá trị. Thành phần hóa học: Gelatin, muối vô cơ.. Tính vị – quy kinh: Vị mặn, tính hơi hàn. Vào hai kinh can và … Xem tiếp

Bào chế dược liệu BẠCH THƯỢC- Paeonia lactiflora Pall.

BẠCH THƯỢC Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall.; Họ mao lương (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: Thân rễ. Dùng thứ to bằng đầu ngón tay hay ngón chân cái và dài 10 – 15cm, thịt trắng hồng, ít xơ. Thứ nhỏ, lõi đen sẫm là xấu. Hiện nay ta chỉ có thứ nhỏ, xơ nhiều, vỏ ngoài nhăn nheo (mua của Triều Tiên) Không nhầm với xích thược: bên ngoài đỏ đen, nhiều xơ. Thành phần hóa học: Có acid benzoic, tanin, tinh bột, đường; còn có paconon và paconon acetat. … Xem tiếp