Bào chế THIÊN MÔN ĐÔNG (dây tóc tiên) Asparagus cochinchinensis

THIÊN MÔN ĐÔNG (dây tóc tiên) Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour), Merr; Họ Thiên môn đông (Asparagaceae). Bộ phận dùng: Rễ (vẫn gọi là củ). Củ hình thoi, hai đầu nhọn, màu hố phách. Dùng thứ to khô, mập đã bóc vỏ bổ lõi, mềm, không dính tay, không mốc, ẩm ướt là tốt. Thành phần hóa học: Có chất dính, β-sitosteron, 5 – methyloseymethyl fucfuran, asparagin, tinh bột, chất nhày. Tính vị – quy kinh: vị ngọt hơi đắng, tính đại hàn. Vào kinh phế và thận. Tác … Xem tiếp

Bào chế XÀ (rắn)

XÀ (rắn) Có nhiều thứ rắn, rắn thường dùng là những con sau đây: Rắn hổ mang (Naja naja L.), rắn ráo (Zamenis korros), rắn cạp nong (Bungarus fascitus), họ Elapidaek; rắn lục (Trimeresurus sp.), bạch hoa xà (Agkistsodon acutus Guenther), họ Crotalinare. Rắn có hai cái hạch chứa nọc độc ở hàm trên sau hai con mắt. Khi rắn cắn thì nọc độc tiết ra chảy xuống cái ống nhỏ trong răng nanh (khi bắt được rắn thì phải bẻ răng nanh). Tây y dùng nọc đã chế biến … Xem tiếp

BÀO CHẾ BẠCH CƯƠNG TÀM (tằm vôi)-Bombyx mori

BẠCH CƯƠNG TÀM (tằm vôi)   Tên khoa học: Bombyx mori L.; Họ tằm (Bombycidae) Bộ phận dùng: cả con tằm vôi Dùng con tằm ăn lá dâu, lúc gần chín thì bị bệnh chết cứng thẳng do trùng Batrytis bassiana Bals gây ra. Hiện nay sản xuất bạch cương tàm bằng cách phun khuẩn này lên mình tằm đủ tuổi (4 – 5cm). Trong ngoài đều trắng là tốt; nếu mình cong queo, ruột ướt đen thì không nên dùng (đó là tằm chết tẩm vôi để làm giả). … Xem tiếp

Bào chế DÂM DƯƠNG HOẮC-Epimedium grandiftorum Merr.

DÂM DƯƠNG HOẮC Tên khoa học: Epimedium grandiftorum Merr.; Họ hoàng liên gai (Berberidaceae) Bộ phận dùng: Lá. Lá sắc lục tro hoặc lục vàng, cứng giòn; lá ẩm mốc, đen, vụn nát là xấu. Thành phần hóa học: Lá chứa Epinindin, icartinin, tanin… Tính vị – quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào hai kinh can và thận. Tác dụng: Bổ can thận, trợ dương, ích tinh, trừ phong thấp, làm thuốc cường dương. Chủ trị: Trị liệt dương, đau eo lưng, đầu gối yếu, trị phong tê. Liều … Xem tiếp

Bào chế-HOÀI SƠN (củ mài)Dioscorea persimilis P.et.B.

HOÀI SƠN (củ mài) Tên khoa học: Dioscorea persimilis P.et.B.; Họ củ nâu (Dioscoreaceae) Bộ phận dùng: Rễ củ. Củ khô, to, dài, đã tróc hết vỏ nặng, trắng, nhiều bột mịn, không có thớ, không mốc mọt là tốt. Thành phần hóa học: Tinh bột, chất, mucin, allantoin, acid amin v.v… Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào bốn kinh tỳ, vị, phế và thận. Tác dụng: Thanh nhiệt, bố hư ích thận. Công dụng: – Dùng sóng: trị bạch đái, thận kém, ỉa chảy do … Xem tiếp

Bào chế KHƯƠNG (gừng)-Zingiber offcinale Rose

KHƯƠNG (gừng) Tên khoa học: Zingiber offcinale Rose.; Họ gừng (Zingiberaceae) A. GỪNG SỐNG (sinh khương) Bộ phận dùng: Thân rễ (củ), củ to, chắc già, còn tươi, mùi thơm, vị cay, không thối nát là tốt. Thành phần hóa học: Tinh dầu 2 – 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3%, tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaol. Tính vị – quy kinh: Vị cay, tính hơi ấm. Vào ba kinh phế, tỳ và vị. Tác dụng: Tán hàn, phát biểu, long đờm, tiêu hóa. Công dụng: … Xem tiếp

Bào chế MA HOÀNG-Ephedra sinica Stapf

MA HOÀNG Tên khoa học: Ephedra sinica Stapf., Ephedra equisetina Bunge., Ephedra intermedia schrenk et Mey.; Họ ma hoàng (Ephedaceae) Bộ phận dùng: Thân (phần trên mặt đất). Rễ ít dùng gọi là ma hoàng căn. Thân thẳng, có từng đốt giống như cỏ bắc còn giũ được màu xanh (thường chỉ vàng xanh) vê tay ngửi có mùi thơm, nếm thấy tê tê lưỡi là tốt. Thành phần hóa học: Ephedrin 80% trong alcaloid toàn phần (0,8 – 1,4%) và các alcaloid khác cùng loại với ephedrin. Tính vị … Xem tiếp

Cách bào chế NGƯU TẤT Achyranthes bidentata Blume.; Họ dền (Amaranthaceae)

NGƯU TẤT Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.; Họ dền (Amaranthaceae) Bộ phận dùng: Rễ. Xuyên hay hoài ngưu tất rễ to, bề ngoài hồng trong nhiều thịt sắc vàng sậm, dài, mềm, dẻo là tốt. Đồ ngưu tất sắc đen, nhiều vân và xơ. Còn các thứ khác nữa, kém hơn. Cây cỏ xước của ta mọc hoang (Achyranthes aspera L.) rễ xơ và cứng hơn. Thành phần hóa học: Có saponin, muối kali, chất dính. Tính vị – quy kinh: Đắng, chua, tính bình. Vào hai kinh can … Xem tiếp

Bào chế SƠN ĐẬU CĂN Pophora subprosrlata Chu et T.Chen; Họ đậu (Fabaceae)

SƠN ĐẬU CĂN Tên khoa học: Pophora subprosrlata Chu et T.Chen; Họ đậu (Fabaceae) Bộ phận dùng: Rễ. Rễ to bằng ngón tay cái, xám nâu, trong trắng, vị rát đắng, không mốc mọt là tốt. Hay nhầm với rễ cây đậu căn (Cajanus indicus spreng, họ đậu). Thành phần hóa học: Chủ yếu có chứa các chất, chứa alcaloid cytisine cùng nhóm tác dụng với nictoine vv. Tính vị – quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào 3 kinh tâm, phế và đại trường. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải … Xem tiếp

Bào chế THIÊN NIÊN KIỆN (ráy sơn thục) Homalomena armatica

THIÊN NIÊN KIỆN (ráy sơn thục) Tên khoa học: Homalomena armatica Roxb.; Họ ráy Araceae Bộ phận dùng: Thân rễ. Rễ to, khô, có nhiều xơ cứng xù xì, sắc nâu hồng, mùi thơm hắc, chắc cứng, ngoài xơ mà giữa nhiều thịt không mốc là tốt. Thành phần hóa học: Rễ khô kiệt còn 0,8 – 1% tinh dầu (chủ yếu là linalol, terpineol…) Tính vị – quy kinh: Vị đắng cay hơi ngọt, tính ôn. Vào kinh can và thận. Tác dụng: Tán phong, trừ thấp, mạnh gân … Xem tiếp

Bào chế XẠ CAN (cây rẻ quạt) Belamcanda sinensis (L) D.C; Họ lay ơn (Iridaceae)

XẠ CAN (cây rẻ quạt) Tên khoa học: Belamcanda sinensis (L) D.C; Họ lay ơn (Iridaceae) Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Rễ cong queo có đốt, ngắn, to, khô, sạch rễ con, sắc vàng nhạt hoặc vàng nâu; ruột trắng, thơm, rắn. Thứ vụn nát, mốc, thâm đen, xốp, mọt là xấu. Thành phần hóa học: Có belamcandin, teetoridin, iridin v.v… đều có tính chất glucosid. Tính vị – qui kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào hai kinh can và phế. Tác dụng: Thanh hỏa, giải độc, … Xem tiếp

Bào chế ĐẠI HOÀNG-Rheum sp.

ĐẠI HOÀNG Tên khoa học: Rheum sp.; Họ rau răm (Polygonaceae) Bộ phận dùng: Thân rễ. Củ lớn dài 5 – 17 cm, rộng 4 – 10cm, dày 2 – 4 cm hoặc khoanh tròn, trên mặt có bụi màu vàng, chắc cứng và thơm, cắt ra trơn nhánh, cắn dính răng là tốt. Có nhiều thứ: có thứ mềm có dầu, sắc vàng đen; có thứ thịt xốp, khô, ít dầu. Thành phần hóa học: Có tanin và hoạt chất xổ rheoanthraglucosid; hoạt chất này gồm có chrysophanics, acid … Xem tiếp

Bào chế HOÀNG BÁ-Phellodendron chinensis Schneid

HOÀNG BÁ Tên khoa học: Phellodendron chinensis Schneid; Họ cam quýt (Rutaceae) Bộ phận dùng: Vỏ cây. Vỏ phía ngoài sắc vàng nâu, có nhiều đường nứt nẻ. Phía trong vàng chói, trơn bóng, vỏ dày, rộng bản là tốt. Không nhầm với vỏ cây núc nác còn gọi là nam hoàng bá (Oroxylonindicum (L) Vent) vỏ mỏng vàng nhạt, không bóng. Thành phần hóa học: Berberin 16%, ít panmatin. Ngoài ra còn có obakunon và obakulacton, chất béo và sterolic. Tính vị – quy kinh: Vị đắng, tính hàn. … Xem tiếp

Bào chế KHƯƠNG HOẠT-Notopterygium incitum Ting

KHƯƠNG HOẠT Tên khoa học: Notopterygium incitum Ting.; Họ hoa tán (Umbelliferae) Bộ phận dùng: rễ. Độc hoạt trồng ở Tây Khương nên gọi là khương hoạt, có tài liệu nói rễ cái là độc hoạt, rễ con là khương hoạt. Rễ khương hoạt có đầu mấu cứng như đầu con tằm, to, khô, thịt nâu, đậm, xốp nhẹ, không mốc mọt, thơm mát là tốt. Thành phần hóa học: có tinh dầu. Tính vị – quy kinh: Vị đắng, cay, tính ôn. Vào 3 kinh bàng quang, can và … Xem tiếp

Bào chế MÃ TIỀN (cây củ chi)-Strychnos nux-vomica L

MÃ TIỀN (cây củ chi) Tên khoa học: Strychnos nux-vomica L.; Họ mã tiền (Loganiaceae) Bộ phận dùng: Hạt. Hạt có lẫn vỏ ngoài rất cứng, nhiều lông tơ, trong thân là “nhân” gồm 2 phôi nhũ, cuống phôi nở ra có hai tử diệp rất bé gọi là “mầm”. Dùng thứ hạt chắc khô, nhân vàng ngà; không mốc, mọt, đen nát và lép. Thành phần hóa học: Trong nhân có manan(15%) galactan (85%), một chất dầu (4 – 5%), một leteroxid là doganin (15%) và có nhiều alcaloid … Xem tiếp