Khái niệm

Tiểu tiện không tự chủ chỉ chứng trạng mất đi sự không chế tiểu tiện mà nước tiểu tự bài tiết, trong tình huống ban đêm vẫn tỉnh táo mà thấy cứ vãi tiểu tiện cũng thuộc chứng này.

Khái niệm về chứng di niệu với chứng này khác nhau. Sách Nội kinh gọi chung là Di niệu, từ đời Minh Thanh trở về sau mới thảo luận riêng. Sách Loại chứng trị tài – mục Bế Long dị liệu viết: chứng Di niệu, có khi trong giấc ngủ mà tự di (đái dầm), có khi do khí không thu nhiếp mà tiểu tiện ra nhiều lần không kiềm chế đuợc”, Trước mắt, thông thường đều cho di niệu là chỉ trong giấc ngủ bình thường mà tiểu tiện tự bài tiết ra không hay biết gì, còn tiểu tiện không tự chủ thì chỉ trong tình huống ý thức tỉnh táo mà tiểu tiện mất đi sự khống chế cứ tự bài tiết ra, Còn trường hợp hôn mê dẫn đến tiểu tiện không tự chủ không thuộc phạm vi thảo luận mục này.

Tiểu tiện không gọn bãi là chỉ bài tiết nước tiểu vẫn có thể không chế được, chỉ sau khi tiểu tiện xong vẫn còn giỏ ra một vài giọt cũng không thuộc phạm vi thảo luận ở mục này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Tiểu tiện không tự chủ do Thận khí hư hàn: Có chứng tiểu tiện không tự chủ, tùy lúc mà són ra, tiểu tiện nhiều lần mà trong dài kiêm chứng sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi yếu sức, lưng đau mỏi, tứ chi không ấm hoặc bị hoạt tinh tảo tiết, dương sự không cương, lưỡi nhợt bệu có vết răng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Tế vô lực.

Tiểu tiện không tự chủ do Tỳ Phế khí hư:Có chứng tiểu tiện không tự chủ lại đi nhiều, kiêm chứng khái suyễn hụt hơi, thể trạng tinh thần mệt mỏi, kém ăn, đại tiện nhão, sau khi ăn bụng trướng, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch Hư Nhược.

Tiểu tiện không tự chủ do uất nhiệt ở Bàng quang: Có chứng tiểu tiện không tự chủ, nước tiểu ít sắc vàng ra giỏ giọt, niệu đạo đau buốt nóng rát, tiểu phúc nặng trệ khó chịu, miệng đắng mà khô, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Huyền Sác.

Tiểu tiện không tự chủ do Can Thận âm hư: Có chứng tiểu tiện không tự chủ, lượng nước tiểu sẻn rít mà sắc vàng, thường kiêm chứng ù tai đầu choáng, gò má đỏ bừng, đau âm ỉ vùng sườn, lưng đùi yếu mỏi, ngũ Tâm phiền nhiệt, đại tiện khó đi, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Huyền Tế Sác.

Phân tích

– Chứng Tiểu tiện không tự chủ do Thận khí hư hàn với chứng Tiểu tiện không tự chủ do Tỳ Phế khí hư:cả hai đều thuộc hư chứng. Tiểu tiện không tự chủ do Thận khí hư hàn phần nhiều do ốm lâu thương dương, Mệnh môn hỏa suy, mất chức năng khí hóa, mất khả năng co thắt gây nên. Tỳ Phế khí hư thì do ho lâu hại Phế, Phế khí hư tổn lại lỡ cơ hội điều trị, cộng với Tỳ hư khí hãm, Bàng quang khí hóa thất thường gây nên. Loại trên thấy kiêm chứng tiểu tiện trong dài, cơ thể lạnh tay chân lạnh, vùng lưng yếu mỏi, dương sự không cương, bệnh gặp nhiều ở người già. Loại sau kiêm các chứng tiểu tiện nhiều lần mà lượng ít là vì Phế khí không tuyên thông, Tỳ mất sự vận chuyển mạnh mà có chứng khái thấu suyễn nghịch kém ăn, đại tiện nhão, sau khi ăn trướng bụng…

Tiểu tiện không tự chủ do Thận khí hư hàn, điều trị theo phép ôn Thận cố sáp, chọn dùng phương củng đê hoàn. Nếu Phế Tỳ khí hư, điều trị theo phép ôn Phế kiện Tỳ, bổ ích trung khí, dùng phương Bổ trung ích khí thang hợp với Cam thảo can khương thang gia giảm.

– Chứng Tiểu tiện không tự chủ do Bàng quang tích nhiệt với chứng Tiểu tiện không tự chủ do Can Thận âm hư: Một loại là thực nhiệt, một loại là hư nhiệt. Tiểu tiện không tự chủ do Bàng quang tích nhiệt do ngoại tà thấp nhiệt vào lý hoặc hay ăn đồ cay nóng béo ngọt nung nấu thành thấp nhiệt dồn xuống, đến nỗi Bàng quang mất chức năng khí hóa, co thắt không lợi. Tiểu tiện không tự chủ do Can Thận âm hư, vốn Can Thận âm khuy, âm hư sinh nội nhiệt, hư nhiệt quấy rối bên trong, Bàng quang mất sự co thắt. Loại trên là chứng thực nhiệt do thấp nhiệt nung nấu ở trong cho nên tiểu tiện sắc vàng kiêm chứng tiểu vặt, tiểu vội, tiểu đau mà giỏ giọt xu thế bệnh khá gấp. Loại sau là chứng âm hư, phát bệnh từ từ kiêm các chứng đầu choáng tai ù hoa mắt, liên sườn đau âm ỉ, lưng đùi yếu mỏi, ngũ Tâm phiền nhiệt. Chứng Tiểu tiện không tự chủ do Bàng quang tích nhiệt điều trị nên thanh lợi thấp nhiệt, dùng phương Bát chính tán. Chứng Tiểu tiện không tự chủ do Can Thặn âm hư điều trị theo phép tư bổ Can Thận kiêm cố sáp, dùng phương Đại bổ âm hoàn gia giảm.

Chứng Tiểu tiện không tự chủ có thể gặp trong các chứng hậu hàn, nhiệt, hư, thực khác nhau, lâm sàng nên phân tích cẩn thận.

Trích dẫn y văn

Tiểu tiện không tự chủ mà giỏ giọt đau rít, đó là chân âm không bền mà thấm xuống dưới, cho uống cố phù hoàn không đỡ dùng gia giảm Tang phiêu tiêu tán. Bệnh nặng về ban ngày là dương hư, cho uống Bổ trung ích khí gia thục Phụ tử. Bệnh nặng về ban đêm, là âm hư, cho uống Bát vị hoàn (Trương thị y thông – Tiểu tiện bất cấm).

Có khi do sợ hãi mà vãi đái, đó là Tâm khí bất túc không tác động đến Can Thận cho nên thế, nên uống Quy Tỳ thang hoặc Ngũ quân tử tiễn ịLoại chứng trị tài – Bế long di niệu).

0/50 ratings
Bình luận đóng