Khái niệm

Can ẩu là chỉ muốn mửa mà mửa, có tiếng mà không có vật, hoặc là chứng trạng chỉ mửa ra được chút ít bọt rãi.

Sách Kim quỹ yếu lược, lần đầu tiên có tên “Can ẩu”, nhưng sách Y học nhập môn lại cho rằng uế tức là Can ẩu, “Uế tức là Can ẩu, tiếng phát ra nặng và dài”. Sách y học cử yếu thì nói: “Can ẩu, tiếng phát ra nhỏ nhẹ và ngắn, uế tiếng phát ra to nặng và dài”, chỉ ra hai chứng trạng tương tự, chỉ khác nhau ở mức độ nặng nhẹ. Sách Kim quỹ yếu lược nói uế chứng, tức là đời sau gọi là Ách nghịch.

Chứng này nên phân biệt với các chứng Ách nghịch, Ố Tâm và Ẩu thổ. Ách nghịch là tiếng nấc liên thanh, tiếng ngắn và gấp. Ố Tâm là muốn mửa mà không mửa, lờm lợm, không có vật cũng không cớ tiếng. Ẩu thổ thì có tiếng, có vật, còn hiện tượng muốn mửa mà không mửa, có tiếng không có vật, đều khác với Can ẩu.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Can ẩu do Vị nhiệt: Có chứng nôn khan luôn, tiếng vang rõ, dưới Tâm bĩ tắc, đắng miệng Tâm phiền, khát nước uống nước, hoặc kiêm chứng bụng đầy đau, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ hồng, rêu lưỡi vàng khô hoặc ít rêu, mạch Thực Đại hoặc Tế Sác.

Can ẩu do Vị hàn: Có chứng nôn khan tiếng nhỏ yếu, ngẫu nhiên mửa ra chút ít bọt dãi, bụng lạnh đau hoặc dưới Tâm bĩ đầy, không muốn uống, đại tiện nhão đoản hơi biếng nói, miệng nhạt không khát, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch Trầm Huyền hoặc Tế Nhược.

Can ẩu do Can uất: Có chứng nôn khan, tiếng nôn khó khăn, lúc phát lúc ngưng, thường tùy theo tác động tình chí mà phát cơn, kiêm chứng ngực sườn phiền đầy, kém ăn, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền Tế.

Can ẩu do thực trệ: Có chứng nôn khan ra mùi thức ăn hôi, muốn mửa mà không được, bụng trướng đầy, đại tiện lượng nhiều rất hôi, rêu lưỡi dầy nhớt, mạch Huyền Hoạt.

Phân tích

  • Chứng Can ẩu do Vị nhiệt: Nên chia ra hư, thực. Ngoại tà xâm phạm từ biểu vào lý ẩn náu ở Dương minh, tà theo đó hóa nhiệt, phản ứng vứi cốc khí, xông nghịch lên, Vị mất hòa giáng cho nên nôn khan nhiều lần, thuộc Thực chứng, Nếu sau khi ốm mà dư nhiệt chưa hết, hoặc uông nhầm thuôc ráo tổn hại đến VỊ âm, cũng khiến cho Vị khí không hòa giáng mà nghịch lên tạo thành nôn khan, thuộc Hư chứng. Yếu điểm phân biệt hai chứng này là: thực chứng phải có chứng bụng đầy táo bón, khát nước, rêu lưỡi ráo mạch Đại: điều trị nên thanh nhiệt thông Phủ, hòa vị giáng nghịch, dùng phương Điều Vị thừa khí thang gia giảm. Hư chứng thì căn cứ vào lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác; điều trị nên dưỡng vị sinh tân, hòa giáng xung khí, dùng Trúc diệp Thạch cao thang gia giảm.
  • Chứng Can ẩu do Vị hàn: Cũng có hư và thực, Thực chứng là ngoại cảm hàn tà trực trúng Vị phủ, hoặc ăn quá nhiều thức sống lạnh đến nỗi hàn ngưng khí trệ, Vị mất hòa giáng dẫn đến nôn khan. Hư chứng là do Tỳ Vị vốn hư, hoặc dùng quá tay thuốc hàn lương khắc phạt Vị khí, đến nỗi Tỳ Vị hư hàn, thăng giáng thất thường. Vị khí nghịch lên mà nôn khan. Yếu điểm phân biệt hai chứng là: Thực chứng phải thấy bụng lạnh đau, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Huyền, điều trị nên ôn trung tán hàn, hòa Vị giáng nghịch, dùng bài Bán hạ Can khương tán gia giảm. Nếu mửa ra chút ít bọt dãi, choáng váng nhẹ, dùng phương Ngô thù du thang gia giảm. Hư chứng thì căn cứ vào các chứng trạng dưới Tâm bĩ đầy, kiêm chứng ngán ăn, đại tiện lỏng, đoản hơi biếng nói, lưỡi nhợt, mạch Tế Nhược; điều trị nên bổ Tỳ ích Vị, giáng nghịch yên trung, dùng phương Lý trung thang gia Đinh hương, Bán hạ, Phục linh.
  • Chứng Can ẩu do Can uất: Phần nhiều do ưu tư uất giận, Can khí uất kết, hoành nghịch phạm Vị, đến nỗi Vị khí bất hòa mà sinh nôn khan. Phát bệnh từ Can uất cho nên thường do tác động tình chí mà phát sinh, Can mất sự điều đạt, cho nên thấy các chứng trạng ngực sườn phiền đầy; Can khí phạm VỊ, cho nên không thiết ăn uống, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền Tế. Có đặc điểm là: Mỗi khi phát bệnh thường có liên quan tới nhân tố tình chí, lại kèm theo các chứng ngực sườn phiền đầy, biếng ăn, ấm ức không vui. Điều trị nên thư Can lý khí, hòa Vị giáng nghịch, dùng phương Tứ thất thang gia giảm.
  • Chứng Can ẩu do thực trệ: Phần nhiều do ăn uống không điều độ, dùng quá nhiều món xào rán rượu chè, thực trệ ở Vị quản, Vị khí không được hòa giáng, khí nghịch xông lên dẫn đến nôn khan. Yếu điểm biện chứng: có nguyên nhân thương thực rõ ràng, có chứng nôn khan ra mùi thức ăn hôi, muốn mửa không được, bụng trướng đầy đại tiện hôi, thường mửa ra được vật chất mới dễ chịu; điều trị nên hòa Vị lý khí, tiêu thực đạo trệ, dùng phương Bảo hòa hoàn gia giảm.

Can ẩu chủ yếu do Vị mất hòa giáng, khí nghịch xông lên gây nên, lâm sàng nên phân biệt rõ hàn nhiệt hư thực mà biện chứng luận trị, nhưng tất cả phải coi hòa vị giáng nghịch là chủ yếu.

Trích dẫn y văn

Can ẩu mửa ra bọt dãi, đau đầu, uống Ngô thù du thang (Thương hàn – Biện Quyết âm bệnh mạch chứng tính trị).

Ẩu là tiếng và vật cùng ra. Thổ là có vật mà không có tiếng, uế là có tiếng không có vật. Thói thường gọi là Can ẩu. Đông Viên coi ba chứng này đều do Tỳ Vị hư yếu hoặc hàn khí ẩn náu, hoặc ăn uống tổn thương đến nỗi khí nghịch mà ăn không được, dùng Hương sa nhị trần thang (Y học Tâm ngộ).

0/50 ratings
Bình luận đóng