Khái niệm

Bán thân bất toại còn gọi là “Thiên nan”, chỉ chi trên, chi dưới, bên phải hoặc bên trái bại liệt không thể vận động theo ý muốn, thường kèm theo cả chứng trạng miệng mắt méo xếch. Bệnh kéo dài có trường hợp biểu hiện bên chi mắc bệnh teo quắt, tê dại, cấu không biết đau, phần nhiều do di chứng trúng phong.

Chứng Bán thân bất toại xuất hiện đầu tiên ở sách Linh khu gọi là “Thiên khố. Trúng phong lịch tiết bệnh mạch chứng tính trị – Kim quỹ yếu lược có ghi: “Nghĩ như phong tà gây bệnh thường là bán thân bất toại”. Trong tường thuật các chứng “Phong bán thân bất toại hậu”, “Phong thiên khô hậu”, “Thiên phong hậu” ở sách Chư bệnh nguyên hậu luận đều nêu chứng trạng Bán thân bất toại. Các tài liệu y học đời sau phần nhiều thảo luận trong bệnh “Trúng phong”.

Nuy chứng là chỉ cơ gân tứ chi mềm yếu, lỏng lẻo, không hoạt động được, phần nhiều tứ chi hoặc ở hai chi dưới bại liệt đối xứng cho nên khác với bán thân bất toại. “Nan hoán” là tên gọi chung cho thân thể tứ chi không hoạt động được, Bán thân bất toại bao quát ở trong Nan hoán thuộc loại bại liệt một bên chi trên hoặc chi dưới. Tý chứng đôi khi gây đau nhức nửa thân mình và có thể dẫn đến nửa người không hoạt động được giống như Bán thân bất toại nhưng biểu hiện lâm sàng là vì đau mà không dám vận động cho nên cũng khác với Bán thân bất toại.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Bán thân bất toại do phong trúng kinh lạc: chứng ngã lăn đột ngột, bán thân bất toại da thịt cấu không biết đau kiêm chứng miệng mắt méo xếch, khó nói năng hoặc có khi phát nhiệt ố hàn, đau đâu, đau xương, chân tay mình mẩy co cứng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Phù Hoạt.
  • Bán thân bất toại do Can dương hóa phong: chứng đau đầu choáng váng, tai ù hoa mắt, Tâm phiền hay cáu giận, mặt mắt đỏ, gặp chuyện kích thích thì đột ngột bán thân bât toại, lưỡi cứng khó nói, miệng mắt méo xếch, nặng hơn thì nôn mửa, thần chí không tỉnh táo, chất lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác.
  • Bán thân bất toại do đàm hỏa vít lấp ở trong: chứng đột ngột ngã lăn, thần thức không tỉnh táo, bán thân bất toại, miệng mắt méo xếch, hai tay nắm chặt, hàm răng cắn chặt, mặt mắt đỏ, trong họng có tiếng đờm khò khè, suyễn gấp vật vã, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt mà Sác.
  • Bán thân bất toại do đàm thấp vít lấp ở trong: chứng đột ngột ngã lăn cứng đơ bán thân bất toại, hay ngủ hoặc ngủ li bì, thần thức không tỉnh táo hai tay nắm chặt, đờm dãi úng thịnh, mặt phù nhẹ, hàm răng cắn chặt, yên lặng không vật vã, mặt nhợt môi tía, chân tay không ấm, lưỡi trắng trơn nhớt, mạch Trầm Hoạt hoặc Hoãn.
  • Bán thân bất toại do dương khí hư thoát: Có chứng đột ngột hôn mê ngã lăn bán thân bất toại, thần thức không tỉnh táo, mắt nhắm miệng há tay xòe vãi đái, mũi phập phồng thở nhẹ, tứ chi quyết lạnh, sắc mặt trắng xanh, vùng trán vã mồ hôi, lưỡi nhịu mà trắng nhợt, mạch Trầm Tế Vi. Cũng có thể sau khi tỉnh dậy xuất hiện bán thân bất toại.
  • Bán thân bất toại do âm thoát dương phù: chứng đột ngột bán thân bất toại, hôn mê không biết gì, miệng mắt méo xếch, cũng có thể xuất hiện mắt nhắm miệng há tay xòe vãi đái, mũi phập phồng thở nhẹ nhưng chân tay lạnh mà mặt thì đỏ hồng, lưỡi nhịu mà đỏ, mạch Trầm Tế muốn tuyệt. Cũng có thể sau khi tỉnh dậy mới xuất hiện bán thân bất toại.
  • Bán thân bất toại do khí hư huyết ứ: Có chứng bán thân bất toại sắc mặt trắng xanh thể trạng gầy, tự ra mồ hôi, nửa người khô quắt da thịt cấu không biết đau hoặc tay chân thũng trướng, gân mạch co rút, chi trên gấp khúc, chi dưới duỗi cứng, chi trên chi dưới nếu bắt buộc co duỗi thì đau, hoặc nửa người đau buốt, da dẻ tróc vẩy, lưỡi trắng nhợt hoặc tôi trệ, có những nốt ứ huyết, mạch Huyền Tế hoặc Sắc Kết.
  • Bán thân bất toại do Can Thận suy hư: Chứng này thường gặp nhiều ở người cao tuổi, khí lực suy, sắc mặt trắng xanh, lưng đùi yếu mỏi, răng lung lay tóc rụng, tai ù, hay quên, choáng váng mắt mờ nói năng không lợi, tinh thần chậm chạp, trí tuệ thấp như ngây ngô, đần độn dần dần phát sinh bán thân bất toại, lưỡi trắng nhợt, mạch Trầm Tế Nhược.

Phân tích

  • Chứng Bán thân bất toại do phong trúng kinh lạc với chứng Bán thân bất toại do Can dương hóa phong:

Loại trên do chính khí bất túc, mạch lạc rỗng không, tấu lý thưa hở, phong tà gặp cơ hội xâm lấn, phong tà dẫn động đờm thấp len lỏi ở kinh lạc, khí huyết tắc nghẽn gây nên bệnh. Loại sau phần nhiều do Can Thận âm hư, Can dương găng một phía, âm hư dương cang, thủy không hàm mộc thì phong dương nội động quấy rối không khiếu ở trên, phong dương hợp với đờm len lỏi ở kinh lạc mà phát bệnh. Hai chứng trạng này gần giống nhau nhưng loại trên là cảm nhiễm phong tà cho nên xuất hiện các triệu chứng của lục kinh như: phát nhiệt ố hàn, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Phù hoặc Huyền Khẩn. Loại sau có chứng trạng Can dương găng một phía, khí huyết nghịch lên như đau đầu choáng váng, mặt mắt đỏ, lưỡi hồng, mạch Huyền Sác. Loại trên phép trị nên khư phong thông lạc, dưỡng huyết hòa doanh dùng Đại Tần giao thang gia giảm. Loại sau thì dùng phép bình Can tiềm dương, quét đàm thông lạc dùng Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm.

  • Chứng Bán thân bất toại do đờm hỏa vít lấp ở trong với chứng Bán thân bất toại do thấp đàm vít lấp ở trong: Cả hai đều thuộc đờm thấp úng thịnh vít lấp thanh khiếu, nhưng loại trên do Can dương phát nhiệt đột ngột, dương cang phong động, khí huyết nghịch lên, Can hỏa hỢp với đàm nhiệt nghịch lên gây bệnh. Loại sau thì do ăn uống không điều độ, Tỳ không kiện vận tụ thấp sinh đơm đến nỗi đờm dãi vít tắc, dương khí không vận hành gây nên. Cả hai biểu hiện lâm sàng khác nhau: Mặt đỏ thở thô, lưỡi đỏ rêu vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt mà Sác là đặc điểm của chứng Bán thân bất toại do đờm hỏa vít lâp ở trong. Mặt nhợt, môi tím tái, tứ chi không ấm, rêu lưỡi trắng trơn và nhớt, mạch Trầm Hoạt là đặc điểm của chứng Bán thân bất toại do đờm thấp vít lấp ở trong. Loại trên thuộc Dương bế điều trị theo phép tân lương phương hương khai khiếu dùng Chí bảo đan và những thang thuốc có tác dụng quét đàm bình Can thanh nhiệt khư phong như Linh dương câu đằng thang. Loại sau thuộc Âm bế điều trị theo phép tân ôn phương hương khai khiếu dùng Tô hợp hương hoàn và loại thuốc quét đờm dẹp phong như Đạo đờm thang gia Thiên ma, Cương tàm, Thạch xương bồ…
  • Chứng Bán thân bất toại do dương khí hư thoát với chứng Bán thân bất toại do âm thoát dương phù: Cả hai đều là Thoát chứng, đây là chứng hậu nguy hiểm vì thần thức không tỉnh táo, xác định ở bên nào bị bán thân bất toại gặp khó khăn, nhưng quan sát cho kỹ những kiêm chứng như miệng mắt méo lệch, tay chân co giật có thể phán đoán được bên bị Bán thân bất toại rất rõ ràng. Loại trên phần nhiều do nguyên khí suy vi dẫn đến âm dương ly quyết. Loại sau thì do âm kiệt ở dưới mà cô dương vượt lên trên. Cả hai đều có chứng trạng tinh thần hôn mê, vã mồ hôi, tay xòe, miệng há, nhị tiện không tự chủ nhưng loại trên là dương khí suy vi cíio nên có các chứng trạng tứ chi nghịch lạnh, sắc mặt trắng nhợt, vùng trán ra mồ hôi lạnh, mạch Tê Vi. Loại sau thì là cô dương vượt lên trên cho nên có những hiện tượng mặt đỏ như thoa phân, lưỡi hồng, mạch Phù Đại vô căn hoặc Trầm Tế muốn tuyệt. Điều trị loại trên theo phép ích khí hồi dương dùng Sâm phụ thang. Điều trị loại sau nên theo phép tráng thủy chế hỏa cho uống Địa hoàng ẩm tử gia giảm.
  • Chứng Bán thân bất toại do khí hư huyết ứ với chứng Bán thân bất toại do Can Thận suy hư: Loại trên phần nhiều do khí huyết suy hư mất tác dụng vận hành đến nỗi ứ huyết nghẽn ở đường lạc, thường gặp ở những người cao tuổi hoặc trẻ sơ sinh tổn thương khi sinh nở, hoặc chấn thương ở đỉnh đầu ứ huyết tích đọng lâu ngày gây bệnh, hoặc Trúng phong lâu ngày khí huyết hư suy gây nên. Loại sau phần nhiều do hư tổn lao thương hoặc phú bẩm tiên thiên bất túc, Thận tinh, Can huyết không đầy đủ, gân mạch không được nhu dưỡng gây nên. Loại trên kiêm các chứng khí hư huyết ứ như: da dẻ tróc vảy, sắc mặt xanh nhợt, thiểu hơi biếng nói, tự ra mồ hôi, tinh thần mệt mỏi, môi miệng móng tay chân nhợt, lưỡi có nốt ứ huyết, mạch Tế Sắc… còn loại sau có kiêm các chứng Can Thận suy hư gân mạch co cứng, lưng đùi yếu mỏi, tai ù mắt mờ, gân thịt máy động như dại như ngây. Khí hư huyết ứ có thể dùng phép bổ khí hoạt huyết hóa ứ dùng Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm. Can Thận suy hư điều trị theo phép tư bổ Can Thận dùng Địa hoàng ẩm tử gia giảm.

Chứng Bán thân bất toại phần nhiều là một chứng trạng của Trúng phong, thể nhẹ có thể chia ra các chứng phong đàm ngăn trở đường lạc và Can dương hóa phong. Thể nặng thì là Bế chứng hoặc Thoát chứng. Trong Bế chứng Thoát chứng lại chia ra các loại hình dương bế, âm bế, dương thoát, âm thoát.

Trích dẫn y văn

Ngoại cảm bán thân bất toại: Chứng Bán thân bất toại mình phát hàn nhiệt đột ngột ngã lăn, sau khi tỉnh dậy hoặc bên phải hoặc bên trái bị bại liệt hoặc đau hoặc tê dại hoặc nhiệt hoặc lạnh, nhị tiện đỏ rít, đó là chứng ngoại cảm bán thân bất toại. Nguyên nhân của bán thân bất toại là do khởi cư không cẩn thận, vệ khí không bền, phong tà lọt vào kinh lạc, tà khí chiếm cứ không tan, khí huyết tắc nghẽn thì nửa người biến thành vô dụng. Mạch của bệnh bán thân bất toại hoặc bệnh ở bên tả thì tay tả không thấy mạch, bệnh ở bên hữu thì bên hữu không thấy mạch. Hoặc bệnh ở bên tả thì mạch ở bên tả Đại, bệnh ở bên hữu thì mạch ở bên hữu Đại.

Bán thân bất toại do Nội thương: Chứng Bán thân bất toại hoặc một ngón tay, một cánh tay trước tiên thấy tê dại, rồi một năm hoặc nửa năm dần dà không cử động được, đó là bệnh xuất hiện từ từ. Hoặc do đờm hỏa phát sinh từ trong ngã lăn đột ngột thoáng chốc thì tỉnh, nửa người không cử động được. Đây là bệnh do hỏa gấp gáp gây nên. cả hai đều không có hình tượng biểu tà cho nên là bán thân bất toại nội thương. Nguyên nhân của bán thân bất toại hoặc do khí ngưng huyết trệ mạch tý không lưu hành hoặc Vị nhiệt sinh đờm lưu trú ở kinh toại cắt đứt đường lưu thông, khí huyết không quay trở về, hoặc do ăn uống tổn thương, rượu chè và thấp tà biến thành liệt gây nên chứng bán thân bất toại. Mạch của bán thân bất toại Trầm Sắc là Huyết tý, Trầm Hoạt là kết đàm, Trầm Sác là tửu thấp, mạch hư khí suy thì mạch Tế huyết thiếu ( Chứng nhân mạch trị – Quyển I).

0/50 ratings
Bình luận đóng