Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Rhabdovirus từ động vật có máu nóng truyền sang người, gây tổn thương thần kinh và chắc chắn gây tử vong khi phát bệnh.

MẦM BỆNH

Virus dại rất nhỏ, có một chuỗi ARN, hình trụ, một đầu phẳng, một đầu dạng nón, virus có thể ký sinh ở nhiều loại ký chủ, gặp ở tất cả các động vật hữu nhũ, có tính hướng thần kinh, người ta gặp nó trong mô thần kinh và nước bọt của các động vật bị dại.

Virus phân lập từ các động vật mắc bệnh dại được gọi là virus “đường phố”, có thời gian ủ bệnh dài và độc lực cao. Virus dại cấy truyền nhiều lần qua não động vật phòng thí nghiệm (thỏ) được gọi là virus cố định, có thời gian ủ bệnh ngắn, gây bại liệt cho động vật nên mất khả năng gây bệnh cho người. Loại virus này được dùng để sản xuất vaccin dại.

Virus dại bị bất hoạt bởi ánh sáng mặt trời, tia cực tím, tia X, sự khô ráo, nhiệt độ 56°c trong 1 giờ, hầu hết các dung môi hữu cơ, chất tẩy rửa, chất oxy hoá và xà phòng đặc 20%.

DỊCH TỄ

  • Nguồn bệnh thiên nhiên

Các thú hoang như chồn, gấu trúc (Raccoous), dơi truyền virus khi chúng cắn người. Dơi có thể truyền virus trong khi nó vẫn khoẻ mạnh, những thú khác truyền khi đã bị viêm não. Ngoài chó mèo, bệnh dại còn có thể lây truyền từ những động vật nuôi như lừa, ngựa, bò, cừu, heo. Loại thở và gậm nhấm lại không truyền bệnh dại.

  • Đường truyền nhiễm

Qua vết cắn, vết cào xước ở da, niêm mạc.

Trong những trường hợp hiếm, virus dại có thể lây qua đường hô hấp khi người ta vào hang động có dơi trú ẩn.

  • Bệnh dại trên thế giới

Bệnh dại vẫn còn gặp trên thế giới.

Tại các nước châu Phi, châu Á, 90% số trường hợp dại là do chó, mèo cắn.

BỆNH SINH

Virus dại tăng sinh tại vết cắn, rồi theo dây thần kinh cảm giác tiến dần về tuỷ sống và hệ thần kinh trung ương. Nó lại tăng sinh ở hệ thần kinh rồi theo các dây thần kinh đến tuyến nước bọt và các cơ quan khác. Từ tuyến nước bọt xâm nhập vào vết cắn. Không có giai đoạn virus vào máu.

ở hệ thần kinh trung ương, virus gây viêm não và làm mất myelin, chết tế bào thần kinh, những tế bào thần kinh có virus chứa một thể vùi ưa aicd gọi là thể Negri, thể này có nhiều ở sừng Ammon, vỏ não, cuống não, tế bào Purkinje của tiểu não… và là yếu tố quan trọng trong chẩn đoán xác định bệnh dại.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Bệnh dại ở động vật

Virus có ở động vật nhiều ngày trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Chó bị bệnh dại, có thời gian ủ bệnh 3-12 tuần, có khi đến 14 tháng. Trong thể hung dữ, chó thay đổi tính nết, bạ đâu cắn đó, sửa như rú, mồm chảy nước dãi, chết trong cơn điền cuồng.

Trong thể bại liệt, các cơ hàm dưới, chân sau, chân trước… bị liệt, chó không sủa, chết trong yên lặng.

Chó thường chết sau 3 đến 7 ngày từ khi phát bệnh.

Bệnh dại ở người

  • ủ bệnh:

20 đến 60 ngày, có thể chỉ 4 ngày,có khi đến nhiều năm. vết cắn càng gần vùng mặt, thời kỳ ủ bệnh càng ngắn.

  • Khởi phát:

Triệu chứng phức tạp, không rõ rệt.

Vết cắn: Có cảm giác ngứa, như kiến bò, đau.

Tính tình thay đổi: Buồn bã hoặc dễ bị kích động.

It gặp: Ho, ốn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, tiểu khó…

  • Toàn phát: có hai thể.

а. Thể hung dữ:

Kích thích hành tuỷ: Nhịp thở hổn hển, dồn dập; sợ nước, sợ gió (co thắt họng thực quản khi uống nước…), không nuốt thức ăn được.

Kích thích toàn bộ thần kinh: ảo giác, dễ bị kích động, xuất tinh liên tục, tăng tiết nước bọt (nhổ liên tục), giận dữ với xung quanh, tử vong do suy tim hay liệt dần.

Bệnh nhân hoàn ‘toàn tỉnh táo cho đến khi chết.

b. Thể bại liệt:

Thường gặp ở người chích ngừa vaccin sau khi bị thú dại cắn.

DỊ cảm ngay vết cắn, đau chi bị cắn, đau cột sống.

Liệt tiến triển, lan toả lên các chi và cd khác, mất phản xạ gân – cơ.

Bệnh nhân bí tiểu tiện, liệt cơ lưỡi gây sặc, liệt cơ hô hấp. Tử vong sau 20- 30 ngày.

CHẨN ĐOÁN

  1. Dịch tể học: BỊ chó dại cắn không chịu chích ngừa.
  2. lâm sàng: Sợ nước, sợ gió, liệt.
  3. Xét nghiệm: Có thể Negri ở não.

ĐIỀU TRỊ – DỰ PHÒNG

  • Thời kỳ ủ bệnh

Rủa sạch vết thương bằng xà phòng, đốt vết thương khi có nguy cơ dại.

Theo dõi con chó ít nhất 15 ngày, nếu chó chết hoặc mất tích phải tiêm vaccin Fuenzalida.

6 mũi đầu: Cách nhau 1 ngày.

3 mũi sau: Cách khoảng 1-2 tháng.

Nghỉ ngơi, bỏ rượu, ngủ sớm.

  • Với bệnh nhân lên cơn: Cho an thần.
  • Biện pháp chung

Quản lý và chích ngừa cho chó:

Cấm thả chó rông ngoài đường.

Chích ngừa cho chó trên 3 tháng tuổi.

Gia súc bị chó dại cắn: Giết chết.

Với gia súc cắn người:

+ Nhốt, theo dõi 10 ngày. Nếu thấy triệu chứng dại, cắt đầu gia súc đó gởi lên viện Pasteur xét nghiệm.

+ Nếu gia súc đã bị đập chết: cắt đầu gởi viện Pasteur xét nghiệm.

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH DẠI LÊN CƠN

Nhận định

Tình trạng hô hấp.

Quan sát da, móng tay, chân.

Đếm nhịp thở, kiểu thở.

Đánh giá tình trạng tăng tiết.

Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần tìm mọi biện pháp thông khí, cho thở oxy (nếu được).

Khi lên cơn dại bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở đột ngột. Tử vong trong khoảng 2-4 ngày từ khi lên cơn.

Tinh trạng tuần hoàn:

Mạch.

Huyết áp.

Theo dõi mạch, huyết áp 30 phút/1 lần, 1 giờ/1 lần, 3 giờ/ llần.

Hạ huyết áp khi dừng lên cơn, loạn nhịp tim đe doạ tử vong.

Sẵn sàng dụng cụ và thuốc men để hỗ trợ cấp cứu.

Tình trạng sợ nước:

Do tình trạng co thắt cơ hô hấp có thể kết hợp với cơn co thắt thanh quản xảy ra trong một cơn hốt hoảng tăng kích thích.

Có thể thành cơn co giật toàn thân theo ngừng tim, ngừng thở.

Ngoài ra còn sợ gió, sợ ánh sáng.

Tình trạng chung:

a. Thể hung dữ:

Lúc lên cơn dại, bệnh nhân vùng vẫy cắn xé, rú lên như chó sủa, thở dồn dập, đứt hơi.

Đo nhiệt độ: Sốt cao trên 40°c.

Tăng tiết nước bọt.

Khó nuốt.

Khạc nhổ lung tung.

Sùi bọt mép.

Có thể tử vong lúc lên cơn, giữa 2 cơn bệnh nhân tỉnh táo.

Ở thể liệt:

Có thể kéo dài từ 2 đến 20 ngày.

Dị cảm nơi vết cắn.

Đau chi bị cắn, liệt tiến triển lan lên trên sau đó bí tiểu, liệt cơ vùng cổ, mặt, lưỡi, liệt các cơ hô hấp.

Xem bệnh nhân để biết:

+ Chẩn đoán.

+ Chỉ định thuốc.

+ Xét nghiệm.

+ Các yêu cầu theo dõi khác.

+ Yêu cầu dinh dưỡng.

– Có kế hoạch chăm sóc thích hợp để thực hiện kịp thời, chính xác, đầy đủ các xét nghiệm cơ bản.

Lập kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn

Theo dõi tiến triển của bệnh.

Thực hiện y lệnh của bác sĩ.

Chăm sóc hệ thống cơ quan, nuôi dưỡng.

Giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí:

Cho bệnh nhân thở oxy:

Vì bệnh nhân lên cơn dại vùng vẫy, cắn xé không nằm yên lại có cơn co thắt hoặc do tình trạng co giật toàn thân cũng như do liệt cơ hô hấp, liệt hành tuỷ ở thể dại bại liệt cho nên bệnh nhân ngạt thở, thiếu oxy.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, báo cáo ngay bác sĩ.

Theo dõi dấu hiệu trên để phát hiện ngừng tim, ngừng thở đột ngột.

Theo dõi tiến triển bệnh:

Bệnh nhân lên cơn dại ở thể hung dữ sẽ chết sau 2-4 ngày. Còn ở thể bại liệt có thể kéo dài đến 20 ngày. Do đó cần theo dõi sát số lần lên cơn, tính chất cơn.

Theo dõi chất bài tiết.

Thực hiện y lệnh của bác sĩ:

Thuốc: An thần, để không chế bệnh nhân thể hung dữ.

Xét nghiệm: Phân lập virus dại ở tuần lễ đầu.

Chăm sóc hệ thống cơ quan:

Cách ly tuyệt đối.

Cho nằm phòng yên tĩnh, phòng tối, tránh gió lùa, tránh nghe tiếng nước chảy, tiếng động quá mức.

Hướng dẫn bệnh nhân nhổ nước bọt vào ống nhổ cá nhân có chứa dung dịch sát trùng.

Chăm sóc vết cắn hàng ngày như mọi vết thương.

Nhân viên y tế cần mang găng

Để tránh lây dại. tay và khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân. Nếu có vết xước ngoài da không được chăm sóc.

Giáo dục sức khoẻ:

Khi bệnh nhân vào viện phải tiếp xúc hết sức tế nhị và giải thích cho thân nhân của bệnh nhân biết đây là bệnh không chữa được.

Hướng dẫn phòng bệnh khi bị động vật nghi bị dại cắn.

+ Xử trí vết cắn: Rửa nước xà phòng 20% và xịt nước nhiều lần, để hở vết cắn.

+ Cần đi chích ngừa vaccin dại.

Đánh giá

Đã lên cơn dại dù là thể hung dữ hay thể bại liệt đều chết cho nên thầy thuốc chỉ cho an thần.

0/50 ratings
Bình luận đóng