Thương hàn và phó thương hàn là bệnh truyền nhiễm nặng, dịch dễ dàng lan rộng, ngày nay đã bị khống chế, nhờ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bằng vacxin và các biện pháp vệ sinh môi trường.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tính chất của tác nhân gây bệnh:

Vi khuẩn gây bệnh thương hàn và phó thương hàn thuộc loại Salmonella.

Về mặt hình thái, những vi khuẩn này không phân biệt được với nhau vì đều là trực khuẩn di động, Gram âm. Chúng chỉ khác nhau ở sự lên men hydrat carbon và cấu trúc kháng nguyên (bằng phương pháp huyết thanh). Hiện nay người ta phân biệt trên 30 loại thực khuẩn thể (bacteriophgse) của trực khuẩn. Khuẩn Salmonella được sử dụng nhằm mục đích chẩn đoán dịch tễ học. Salmonella có 3 loại kháng nguyên:

  • Kháng nguyên thân (O) chịu nhiệt, bền vững đối với focmalin
  • Kháng nguyên bề mặt (Vi)
  • Kháng nguyên lông (H) chịu nhiệt yếu đối với íbcmalin

Tất cả 3 loại kháng nguyên này đều được sử dụng để chẩn đoán bệnh thương hàn trong phòng xét nghiệm:

  • Kháng nguyên  O: ngưng kết chủ yếu lúc bệnh mới bắt đầu
  • Kháng nguyên  H: ngưng kết chủ yếu lúc bệnh sắp kết thúc
  • Kháng nguyên  Vi: ngưng kết ở những người mang vi khuẩn mạn tính.

+ Trong số tác nhân gây bệnh thương hàn và phó thương hàn A và B, thì Paratyphi B bền vững nhất khi ở ngoài cơ thể con người, kém bền vững nhất là s. typhi.

Trong đất, tuỳ theo cấu trúc, độ ẩm và nhiệt dộ của đất, Salmonella có thể tồn tại từ một vài ngày đến 2,3 tháng.

Trong phân, từ 1-3 ngày đến vài tuần (trong điều kiện thực nghiệm);

Trong nước, tùy theo mức độ được chiếu sáng mặt trời và các yếu tố tự làm sạch. Salmonella gây bệnh tồn tại từ một vài ngày đến 2 tuần, trong bùn và đáy hồ ao một vài tháng. Như vậy thời gian tồn tại của Salmonella trong phân, đất, nước là từ vài tuần đến 2,3 tháng.

Trong thức ăn, Salmonella gây bệnh không những tồn tại mà còn sinh sản, và khi nào các thực phẩm trở nên thiu thối.

+ Salmonella không bền vững đối với các tác nhân vật lí và hoá học… ở nhiệt độ 58-60°C, chúng chết sau 30 phút; nếu đun sôi thì chết ngay tức khắc.

Dưới tác dụng của dung dịch phenol 5% hoặc dung dịch thuỷ ngân clorua chúng chết sau một vài phút. Trong nước clorua hoá, chúng chết nhanh chóng.

  1. Bệnh sinh:

Salmonella typhi và paratyphi vào cơ thể qua miệng cùng với thức ăn và nước. Sau khi đã vượt qua được môi trường acid của dạ dày một số vi khuẩn vào ruột non có môi trường kiềm thuận lợi cho sự phát triển của chúng.

Qua những kẽ giữa các tế bào biểu mô, vi khuẩn xâm nhập vào những cấu trúc bạch huyết ô ruột (cụm Peyer) để sinh sản ở đó.

Thời kỳ ủ bệnh của thương hàn là từ 1 đến 3 tuần, đôi khi đến 4 tuần, thường là 2 tuần; của phó thương hàn A và B là từ 5 ngày đến 2 tuần, thường là một tuần. Vi khuẩn khi đã sinh sản tại vị trí khu trú ban đầu, sẽ qua hạch bạch huyết của màng treo ruột dể vào dòng máu vào cuối thời kỳ ủ bệnh và đầu thời kỳ phát bệnh (nhiễm khuẩn huyết).

Tác nhân gây bệnh càng tích tụ nhiều trong máu thì sốt càng tăng. Thời kỳ này kéo dài từ bảy đến mười ngày; trong thương hàn, người bệnh có khi vẫn có thể đi lại, điều này có ý nghĩa dịch tễ học; phó thương hàn A và B bắt đầu cấp hơn.

Hiện tượng nhiễm khuẩn huyết ngay từ những ngày đầu của bệnh, cho phép sử dụng phương pháp nuôi cấy máu để chẩn đoán thương hàn và phó thương hàn. Có thể áp dụng phương pháp này trong cả thời kỳ sốt, nhưng bệnh càng muộn thì càng phải lấy nhiều máu để cấy. Nếu trong tuần đầu và tuần thứ hai, chỉ cần lấy 5-10ml máu, thì sang tuần thứ ba phải lấy 20ml máu, và đến tuần thứ tư, phải lấy đến 30-40ml máu để cấy. Cùng với cấy máu, hoặc thay cho cấy máu, có thể cấy tuỷ xương.

Do nhiễm khuẩn huyết, tác nhân gây bệnh sẽ lan truyền khắp cơ thể và tập trung lại ở hệ lưới-nội mô (tuỷ xương, gan) và cả ở đường tiết niệu. Kết quả là Salmonella có thể giải phóng ra ngoài cơ thể không những bằng phận mà cả bằng nước tiểu nữa. Trong tuỷ xương, gan, thận, tác nhân gây bệnh có thể sống, dôi khi rất lâu; sau khi dã hết các biểu hiện lâm sàng. Do đó, việc nghiên cứu chất chứa ở tá tràng rất quan trọng để phát hiện người mang vi khuẩn mạn tính. Có nhiều trường hợp, sau nhiều lần thử phân có kết quả âm tính, chỉ cần một lần xét nghiệm chất chứa của tá tràng lại có kết quả dương tính.

  1. Chẩn đoán:

Bệnh cảnh lâm sàng của thương hàn và phó thương hàn A và B rất giống nhau. Thể bệnh nhẹ thường thấy ở phó thương hàn. Nhưng phân biệt những bệnh

này bằng lâm sàng rất khó khăn. Cho nên, chỉ có thể chẩn đoán chính xác bệnh thương hàn và phó thương hàn bằng các phương pháp xét nghiệm và phương pháp dịch tễ học.

Bắt đầu từ ngày thứ bảy, thứ tám sau khi phát bệnh, nên sử dụng phản ứng ngưng tụ với huyết thanh của người bệnh (phản ứng Widal). Điều chứng minh cho bệnh là kết quả dương tính, khi pha loãng huyết thanh ít nhất 1: 200. Độ chuẩn của phản ứng tăng lên khi xét nghiệm lại, là một bằng chứng đúng nhất. Thường độ chuẩn sẽ cao vào cuối thời kỳ phát bệnh và ở thời kỳ khỏi bệnh, ơ những người đã tiêm vacxin T.A.B… phản ứng Widal cũng có thể dương tính khi pha loãng nhẹ.

Khi xét nghiệm phân và nước tiểu để chẩn đoán bệnh, thì nên tiến hành từ cuối tuần thứ hai và đầu tuần thứ ba, vì vào thời gian này, tác nhân gây bệnh được giải phóng ra ngoài cơ thể một cách đều đặn hơn.

QUÁ TRÌNH DỊCH

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Nguồn truyền nhiễm là người bệnh, người khỏi mang vi khuẩn và người lành mang vi khuẩn.

  • Người bệnh: ở các thời kỳ tiến triển của bệnh là một nguồn truyền nhiễm quan trọng. Một vài tác giả cho rằng đã có thể lây bệnh ngay ở thời kỳ ủ bệnh, nhưng không có những số liệu chứng minh cho điều này.

Như chúng ta đã biết, tác nhân gây bệnh, một khi được đưa vào cơ thể sẽ nằm ở các mô. Dưới tác dụng của các độc tố vi khuẩn, sẽ phát sinh ra một quá trinh viêm tại chỗ kết thúc bằng sự hoại tử của mô. Tác dụng hoại tử do tôxin có 3 ý nghĩa:

  • Tế bào sống và có phản ứng sẽ trở thành một môi trường dinh dưỡng đối với vi khuẩn.
  • Cơ thể có chống lại sự phát triển của vật ký sinh trong mô
  • Sau này có kết quả phá hoại sự hoàn chỉnh của mô, vi khuẩn gây bệnh có khả năng ra khỏi cơ thể bị tổn thương.

Từ những điểm kể trên, có thể rút ra kết luận rằng trong thời kỳ ủ bệnh, người mắc bệnh thương hàn không hề là nguồn giải phóng các tác nhân gây bệnh. Sự kiện vi khuẩn thương hàn không có trong phân, ngay cả ở tuần đầu của bệnh cũng chứng minh cho điều trên.

Khi mổ tử thi, thấy ở trong ruột có những tổn thương ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Điều này là do vi khuẩn thương hàn sinh sản ở đó lúc ban đầu, sau này mới xâm nhập vào thành ruột. Do đó, cũng có khả năng vi khuẩn được giải phóng ra cùng với phân, ở thời kỳ ủ bệnh. Nếu, trong thời kỳ ủ bệnh có giải phóng ra tác nhân gây bệnh, thì vai trò dịch tễ học của nó cũng không đáng kể.

Nguồn truyền nhiễm quan trọng là người bệnh ở thời kỳ phát bệnh, lúc các biểu hiện lâm sàng của -bệnh đang phát triển cao độ. Như trên dã nói, ở tuần thứ hai, thứ ba nên xét nghiệm phân. Vi khuẩn gây bệnh còn được giải phóng ra khỏi cơ thể qua gan, thận, dó là kết quả của sự phát triển những ổ nhiễm khuẩn ở đó, chứ không phải là sự bài tiết vi khuẩn qua đó. Nhiều nhất chỉ có 30-50% trường hợp vi khuẩn thương hàn được giải phóng cùng với nước tiểu. Như vậy không phải là bất cứ lúc nào trong thận cũng phát sinh ra quá trình bệnh lý tại chỗ.

Người khỏi mang ui khuẩn: sau khi hết triệu chứng lâm sàng, đa số người khỏi bệnh vẫn tiếp tục giải phóng tác nhân gây bệnh trong 2-3 tuần; một số nhỏ hơn, trong 2-3 tháng (2-20%). Khoảng 3-5% những người đã mắc thương hàn vẫn còn thải ra tác nhân gây bệnh trong phân và nước tiểu trong một thời gian rất dài hàng chục năm, đôi khi suốt đời. số người khỏi mang vi khuẩn phó thương hàn A và B lâu dài nhiều hơn 1,5-2 lần so với số người khỏi mang vi khuẩn thương hàn.

Người khỏi mang vi khuẩn dưới 3 tháng được coi là người mang vi khuẩn cấp tính, còn người mang vi khuẩn lâu dài được coi là người mang vi khuẩn mạn tính.

Sau đây là một vài số liệu về thời hạn giải phóng vi khuẩn thương hàn:

Thời hạn giải phóng vi khuẩnTỷ lệ % đối với những người đã khỏi bệnh
5 tuấn9,3-17,5
6 tuần6,6-7,5
7 tuần4,2-6,0
8 tuần3,8-5,0
9 tuần4,5-3 5
10 tuần2,3-2 5

Những người khỏi mang vi khuẩn mạn tính là nguồn truyền nhiễm rất quan trọng. Số lượng những người mang vi khuẩn thương hàn mạn tính trong nhân dân là từ 0,1 đến 1% (0,3% ở Liên Xô, 0,3% ở Canada, 0,2% ở Mỹ). Thời gian người bệnh có thể lây bệnh không thể so sánh được với thời hạn kéo dài nhiều năm mà người mang vi khuẩn mạn tính có thể truyền nhiễm. Các biện pháp phát hiện và điều trị những người mang vi khuẩn cho tới nay vẫn còn rất yếu. Người ta đã xác nhận rằng 77% trường hợp thương hàn là do lây từ người mang vi khuẩn. Đặc biệt nguy hiểm là những người giải phóng vi khuẩn cùng với nước tiểu, bởi vì người ta vẫn coi thường nước tiểu; trong ngày người ta đi tiểu nhiều lần, nhưng ít khi rửa tay, mà ở trong nước tiểu lại có trực khuẩn thương hàn với nồng độ cao.

Ở tình trạng mang vi khuẩn mạn tính, sự giải phóng tác nhân gây bệnh có tính chất từng thời kỳ một. Một vài tác giả cho rằng tác nhân gây bệnh từ đường mật là nơi tàng trữ; sẽ cùng với mật vào ruột từng thời kỳ. Nhưng sau khi cắt bỏ túi mật vẫn không tránh được tình trạng mang vi khuẩn mạn tính. Một số tác giả cho rằng vi khuẩn từ gan vào ruột đôi khi bị chết trước khi đến hậu môn.

Với trình độ hiểu biết hiện đại, nên coi tình trạng mang vi khuẩn thương hàn mạn tính là một trạng thái nhiễm khuẩn kéo dài ở một số người do trong quá trình bị bệnh đã không tạo được miễn dịch hoàn toàn đối với tác nhân gây bệnh. Đồng thời kho tàng trữ tác nhân gây bệnh là hạch bạch huyết, tuỷ xương, gan, nghĩa là ỏ hệ thống thực bào của cơ thể.

  1. Người lành mang vi khuẩn: có những người mang vi khuẩn mà chưa bao giờ mắc bệnh, đó là những người lành mang vi khuẩn. Thực ra những người này tiếp xúc với người bệnh đã bị nhiễm khuẩn rất nhẹ (viêm dạ dày ruột, vàng da ở trẻ em) hoặc bị nhiễm khuẩn không có triệu chứng. Vi khuẩn tồn tại ở trong ruột, cho nên thời gian mang vi khuẩn rất ngắn (1-2 tuần lễ) và vai trò dịch tễ học của những người lành mang vi khuẩn không đáng kể.
  2. Đường truyền nhiễm:

Tác nhân gây bệnh được giải phóng ra khỏi cơ thể người cùng với phân, nước tiểu và những chất bài tiết khác. Các yếu tố truyền nhiễm là nước và thức ãn bị ô nhiễm bởi phân người bệnh hay người khoẻ mang vi khuẩn mạn tính. Sự truyền nhiễm còn được thực hiện bởi tay bẩn của người mang vi khuẩn và bởi ruồi.

Nhiều tác giả đã phát hiện thấy vi khuẩn thương hàn trên bề mặt thân thể và cả trong ruột của ruồi nhà (Musca domestica). Vi khuẩn có thể tồn tại hai ngày trên bề mặt thân thể ruồi, và 7 ngày ở trong ruột. Đặc điểm sinh thái của ruồi (sông trên phân rác và trên thức ăn), số lượng ruồi rất lớn và sự linh hoạt rất cao của ruồi đều khiến cho ruồi làm ô nhiễm thức ăn dễ dàng.

Nước giữ một vai trò quan trọng hơn trong việc truyền bệnh thương hàn; còn thức ăn trong việc truyền bệnh phó thương hàn. Nhưng rất ít khi tìm được vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn trong nước, khi có dịch do nước gây ra. Phân người bệnh hoặc người khỏi mang vi khuẩn mạn tính có thể làm bẩn nguồn nước. Nước sông có thể bị nước cống rãnh và nước giặt giũ quần áo làm bẩn. Nước giếng cũng có thể bị bẩn nếu ở gần hố xí hoặc nơi ủ phân. Nước máy cũng có thể bị nhiễm bẩn nếu ống dẫn không được kín. Đôi khi tắm sông có thể mắc bệnh thương hàn, nếu uống phải nước bẩn.

Rau quả ăn sống (như rau diếp, cà chua) sẽ rất nguy hiểm nếu bón phân tươi hoặc rửa bằng nước bẩn. Trai ốc sống trong nước bẩn có thể chứa vi khuẩn thương hàn (bộ máy tiêu hoá của chúng giữ lại tất cả những mảnh thức ăn và vi khuẩn). Tại sao trai, ốc luộc chín vẫn có thể truyền bệnh ? – Vì thường người ta chỉ đun cho đến khi trai mới hé miệng, cho nên chỉ những vi khuẩn ở sát trong vỏ bị tiêu diệt, còn những vi khuẩn ở trong ruột vẫn còn sống. Sữa tươi có thể gây bệnh nặng vì là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sản. Sữa bị nhiễm bẩn bởi tay người vắt sữa (nếu người đó mang vi khuẩn mạn tính), bởi thùng

dựng sữa và rửa bằng nước bẩn, hoặc bởi ruồi; kem, nước đá làm bằng nước bẩn cũng có thể truyền bệnh.

  1. Tính cảm nhiễm:

Tính cảm nhiễm thương hàn ở loài người rất lớn. Những quan sát dịch tễ học cho thấy rằng trong các vụ dịch lớn, tất cả mọi người đều có thể tiếp thụ các vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn. Thường tỷ lệ mắc bệnh không vượt quá 40%.

Tỷ lệ chết cao trong các vụ dịch do sữa và thấp hơn trong các vụ dịch do nước.

Thương hàn và phó thương hàn có thể gây miễn dịch lâu dài, nhưng chỉ đôi với loại vi khuẩn đã gây bệnh (S.typhi, s.paratyphi B). Trường hợp bị tái nhiễm rất hiếm (0,7-2%). Tuy nhiên, khi điều trị bằng các thuốc kháng sinh, thì người khỏi sẽ có miễn dịch không hoàn toàn và có thể mắc bệnh một lần nữa.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

  1. Theo mùa:

Bệnh thương hàn và phó thương hàn có đặc trưng là phân bố không đồng đều theo các tháng trong năm, nghĩa là có đặc trưng theo mùa hay có đặc trưng chu kỳ năm. Thí dụ: nếu mức độ mắc bệnh thương hàn trong cả năm là 100 và nếu sự phân phối trong các tháng tính theo %, thì thấy mức dộ mắc bệnh sẽ tăng trong vòng 3 tháng (7,8 và 9). Trong những tháng này, mức dộ mắc bệnh cao hơn 4 lần so với tháng tối thiểu.

Nếu vẽ đường biểu diễn, không phải theo thời gian bắt đầu ốm, không phải theo ngày quyết định chẩn đoán, mà lại theo thời gian lây, thì đường biểu diễn sẽ dịch chuyển về phía các tháng ở bên trái (trung bình 15 ngày ủ bệnh + 10 ngày xác định bệnh, nghĩa là mức độ mắc bệnh sẽ cao nhất trong vòng 3 tháng 6,7 và 8). Như vậy, nếu căn cứ vào thời gian lây, đỉnh cao của đường biểu diễn nằm trong mùa hè, chứ không phải vào cuối hạ và dầu thu. Điều này rất quan trọng để hiểu được nguyên nhân của tính chu kỳ trong năm (hay tính theo mùa).

Có ý kiến cho rằng

  • Mùa hè, tác nhân gây bệnh có điều kiện tốt để sống ở ngoài cơ thể
  • Quan hệ tiếp xúc giữa con người được tăng cường ở ngoài phạm vi gia đình. Không thể coi ý kiến này là có căn cứ được, bởi vì trong mùa hè, trong môi trường bên ngoài, quá trình tự làm sạch khỏi những tác nhân gây bệnh diễn ra mạnh hơn nhiều so với các mùa khác trong năm, nhờ có ánh sáng mặt trời, tác dụng dối kháng của vi khuẩn hoại sinh, V.. Còn về vai trò của sự tiếp xúc ở ngoài phạm vi gia đình thì yếu tố này chỉ có ý nghĩa quan trọng trong các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Một số tác giả khác cho rằng ruồi là một yếu tố quan trọng trong việc truyền bệnh thương hàn trong mùa hè. Sự phù hợp của hai đường biểu diễn số lượng ruồi và số lần mắc bệnh chứng tỏ điều đó. về mùa hè, người ta

thường thích dùng các thức ăn dễ bị nhiễm bẩn (như rau quả ăn sống, kem, đá) và thích tắm sông.

  1. Theo tuổi:

Tất cả các nhóm tuổi đều có thể mắc thương hàn, nhưng tỷ lệ mắc tuỳ thuộc vào các điều kiện từng nơi. Theo các số liệu, thì tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ 15 đến 30 tuổi. Nguyên nhân là những người ở tuổi này thường sống (sinh hoạt và lao động) trong những điều kiện vệ sinh bất lợi. Trong những vụ dịch do sữa, những trẻ em nhỏ tuổi thường bị mắc bệnh. Còn trong các vụ dịch do nước, những trẻ lớn hơn thường hay mắc bệnh vì uống nước lã hay tắm nước ao hồ bẩn.

  1. Theo điều kiện vệ sinh:

Ở những thành phố lớn có vệ sinh công cộng tốt (cung cấp nước, thu dọn phân rác, cống thoát nước bẩn), bệnh thương hàn quanh năm chỉ ở mức đơn phát. Bệnh thương hàn hay thấy hơn ở những nơi có tình trạng vệ sinh công cộng không được tốt lắm (như ở các thị trấn nhỏ).

Ở một số nước, trong những năm chiến tranh và những năm sau, mức độ mắc bệnh thương hàn (do nước và do thực phẩm) tăng lên rõ rệt.

Các vụ dịch do nước: đặc điểm của các dịch thương hàn cấp tính do nước tương đối đơn giản. Mức độ mắc bệnh tăng lên, phát triển 1-2 tuần lễ. Thông thường, trước đó, trong dân chúng thấy hiện tượng rối loạn tiêu hoá kéo dài trong nhiều ngày.

Số lượng người mắc bệnh tuỳ thuộc vào nguồn cung cấp nước, có thể là hàng chục nếu là dịch do nước giếng và hàng trăm, hàng nghìn nếu là dịch do nước máy. Nguyên nhân của những dịch thương hàn cấp tính có thể là hư hỏng ở nhà máy nước trung tâm hoặc ở mạng lưới phân phối nước máy, thường là sự hoà lẫn nước dùng trong kỹ thuật (không được tiệt khuẩn) vào nước trong các ống dẫn nước máy. Loại trừ nguyên nhân đó sẽ làm đình chỉ vụ dịch. Nếu dịch do nước xảy ra vào mùa xuân hoặc mùa hè, thì tiếp theo sau dịch, sẽ xảy ra cái gọi là đuôi dịch mà nguyên nhân là do ruồi và tắm ở các hồ ao bị nhiễm bẩn.

Những đặc điểm của dịch thương hàn mạn tính do nước là:

  • Cường độ mắc bệnh cao trong suốt cả năm (từ 50 đến 300 người mắc bệnh trong 10.000 dân).
  • Mức độ mắc bệnh không tăng hoặc tăng ít trong những tháng hè và lại tăng lên trong mùa xuân.

Mức độ mắc bệnh xuống đến tối thiểu trong mùa hè và lên tối đa trong mùa xuân, vì điều kiện tự làm sạch của nước trong mùa hè xảy ra mạnh hơn so với mùa xuân. Số lượng vi khuẩn thương hàn phân lập được từ dưới nước sông, hồ trong mùa xuân nhiều hơn so với mùa hè đã chứng minh cho điều này. Những vụ dịch mạn tính do nước có liên quan với việc sử dụng nước sông, hồ bị nhiễm bẩn bởi nước thải một cách thường xuyên mà không được tiệt khuẩn. Các dịch do thức ăn: vai trò của thực phẩm trong việc làm lan truyền bệnh thương hàn

tuỳ thuộc vào thể chất của thực phẩm (lỏng hay rắn), tính chất dinh dưỡng (thấp hay cao) và mức độ con người tiêu dùng sản phẩm đó. Những sản phẩm lỏng và là môi trường dinh dưỡng tốt cho tác nhân gây bệnh, đóng một vai trò truyền nhiễm quan trọng. Trong những thực phẩm như sữa, nếu gặp nhiệt độ thích hợp, thì các vi khuẩn thương hàn không những có thể tồn tại, mà còn sinh sản nữa.

Trong số các thực phẩm khác làm lan truyền bệnh thương hàn, có thể kể: rau muống, nước dá, bánh mỳ, ốc, hến. Trong đa số các trường hợp, người làm nhiễm bẩn thực phẩm là người mang vi khuẩn mạn tính (người bán hàng, người vắt sữa V.V..)

Đặc điểm của dịch thương hàn do thức ăn là có những nhóm người trong số những người đã ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn, đều bị bệnh trong vòng 10-15 ngày. Vụ dịch trong gia đình phát triển từ từ hơn. Mức độ phát triển có thể tăng lên rất nhiều nếu có nhiều ruồi.

PHÒNG CHỐNG DỊCH

  1. Các biện pháp đối với các loại nguồn truyền nhiễm:
  • Phải cách ly sớm người mắc bệnh thương hàn ở bệnh viện. Điều này, ngày nay hoàn toàn thực hiện được nhờ cách cấy máu phát hiện sớm.
  • Sau khi đã đưa người ốm vào bệnh viện, phải tiến hành tẩy uế cuối cùng ở Ổ dịch và theo dõi y tế những người đã tiếp xúc với người bệnh trong vòng 21 ngày bằng cách hàng ngày lấy nhiệt dộ.

Đồng thời tiến hành điều tra dịch tễ học ở ổ dịch để phát hiện nguồn truyền nhiễm và để ngăn ngừa không cho bệnh lây lan. Để xác định mối quan hệ dịch tễ học giữa nguồn nhiễm khuẩn và những người mắc bệnh, nên sử dụng phương pháp phân loại bằng thực khuẩn thể các vi khuẩn Salmonella (typhi, para A,B).

  • Sau khi diều trị bằng kháng sinh và khi nhiệt độ đã trở lại bình thường, người khỏi chỉ được xuất viện nếu kết quả xét nghiệm phân, nước tiểu và chất chứa trong tá tràng, ruột) dều âm tính.

Phải xét nghiệm phân và nước tiểu 2-3 lần, cách nhau 3 ngày, lần đầu tiến hành vào ngày thứ sáu kể từ khi có nhiệt độ bình thường. Tiến hành xét nghiệm chất chứa ở tá tràng 3,4 ngày trước khi ra viện.

  • Sau khi ra viện, tất cả những người khỏi bệnh đều phải theo dõi ngoại trú trong vòng 3 tháng.

Mỗi tháng 3 lần, phải xét nghiệm phân và nước tiểu; trong tháng thứ ba, lúc sắp kết thúc việc theo dõi, cần xét nghiệm chất chứa trong tá tràng và làm phản ứng ngưng kết ở máu (với kháng nguyên Vi). Nếu phản ứng dương tính với huyết thanh này ở hiệu giá 1:20 và cao hơn thì phải kiểm tra lại xem có tình trạng mang vi khuẩn mạn tính không.

Nếu kết quả tất cả các xét nghiệm đều âm tính, thì có thể thôi không theo dõi ngoại trú nữa.

Nếu có tình trạng mang vi khuẩn mạn tính thì phải đăng ký ở trạm vệ sinh phòng dịch để theo dõi trong 2 năm nữa. Trong 2 năm đó, mỗi năm 2 lần họ được xét nghiệm phân và nước tiểu.

Phải tiến hành công tác giáo đục vệ sinh để những người mang vi khuẩn mạn tính biết rằng họ là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm đối với những người xung quanh ở chỗ nào. Như kinh nghiệm ở một số nước đã chỉ rõ, việc phát hiện và thống kê người mang vi khuẩn mạn tính cùng với việc giáo dục vệ sinh đã góp phần làm giảm mức độ mắc bệnh ô những người xung quanh xuống 3-4 lần.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì những người này được gạch tên khỏi thống kê của trạm vệ sinh phòng dịch.

Nhân viên các xí nghiệp thực phẩm, các nhà máy nước, các nhà trẻ, trong thời gian 3 tháng theo dõi ngoại trú, không được làm những công việc tiếp xúc với thực phẩm. Những nhân viên nào liệt vào loại những người mang vi khuẩn mạn tính thì phải chuyển ra khỏi những cơ quan, xí nghiệp kể trên.

Để ngăn ngừa những người mang tác nhân gây bệnh vào làm tại nơi sản xuất thực phẩm, tất cả mọi người mới vào làm đều phải qua khám tuyển. Nếu trong tiền sử có bị thương hàn, viêm ruột non, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận, viêm bàng quang thì cần phải tiến hành xét nghiệm phân và nước tiểu ba lần (cách nhau 1-2 ngày) và xét nghiệm mật một lần. Nếu trong tiền sử không có vấn đề nghi ngờ thì có thể chỉ xét nghiệm phân, nước tiểu một lần.

Hàng năm phải kiểm tra lại như vậy tất cả các nhân viên 2 lần. Để xét nghiệm chỉ nên lấy phân lỏng.

Một vài tác giả hiện nay đang thử một phương pháp mới để phát hiện người mang vi khuẩn thương hàn đó là phản ứng ngưng kết với kháng nguyên Vi.

Từ những điều nói trên, chúng ta thấy rằng tất cả những biện pháp áp dụng đối với người mang vi khuẩn mạn tính đều là những biện pháp hạn chế. Hiện nay vẫn chưa đề ra được cách điều trị người mang vi khuẩn mạn tính.

Một số tác giả đã áp dụng việc tiêm vacxin TAB cho những người mang vi khuẩn mạn tính và cả cho những người mới khỏi bệnh để chấm dứt và ngăn ngừa hiện tượng mang vi khuẩn bằng cách tạo ra một miễn dịch đặc hiệu có hiệu lực.

  1. Các biện pháp để trung hoà các yếu tố truyền nhiễm:
  • Cần phải cung cấp nước có chất lượng tốt. Dân chúng phải dùng nước này trực tiếp ngay từ vòi nước, vì các vật đựng (thùng, vại) thường làm nước bị nhiễm bẩn. Cần tránh dùng nước kỹ thuật ở các nhà máy và nước sông hồ để tắm.
  • Cần phải loại trừ và xử lý phân rác, phải chống ruồi
  • Phải giáo dục những thói quen vệ sinh cho dân chúng, bắt đầu từ ở vườn trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh. Việc giáo dục vệ sinh cho người mang vi khuẩn mạn tính và những người xung quanh cũng có một ý nghĩa quan trọng.

Từ những điều kể trên, chúng ta thấy rằng chính các biện pháp vệ sinh chung có tính chất quyết định trong việc phòng bệnh. Tất cả những biện pháp đó là do các tổ chức khác thực hiện. Trạm vệ sinh phòng dịch có nhiệm vụ kiểm tra các cơ quan này. Chịu trách nhiệm thường xuyên xét nghiệm nước và các thực phẩm (đặc biệt là sữa), kiểm tra vệ sinh phân rác, kiểm tra việc thực hiện các điều lệ vệ sinh ở các cơ sở thực phẩm và phát hiện những người mang vi khuẩn trong số nhân viên các xí nghiệp thực phẩm, nhà máy nước, nhà trẻ.

  1. Các biện pháp bảo vệ khối cảm nhiễm:

а.  Vacxin TAB là một vacxin đa giá.: dó là một hỗn hợp trong dung dịch muối của vi khuẩn thương hàn, phó thương hàn A và B đã bị giết chết bằng nhiệt dộ 56oC hoặc bằng íocmalin, trong đó có một tỷ s.typhi + 250 triệu Para A + 250 triệu Para B.

Theo các nguyên tắc hiện hành thì trong nhân dân, các lớp người dễ bị lây bệnh nhất phải tiêm chủng hàng loạt, cụ thể là dân ở các nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao, dân ở các địa phương không có điều kiện vệ sinh thoả đáng, dân ở những công trường mới chưa có các tiện nghi công cộng. Số người được tiêm phải đạt tới mức tối đa (80-90%) và không được dưới 50%. Việc tiêm chủng theo kế hoạch phải tiến hành vào tháng 3-tháng 5 trong ba năm liền.

Nếu sơ chủng thì tiêm dưđi da 3 lần 0,7+0,5+0,3ml, hoặc trong da 0,1+0,1+0,lml, cách nhau 7-15 ngày. Tái chủng năm thứ hai và thứ ba, mỗi năm một lần, hay 6 tháng một lần (ở các ổ dịch).

Trẻ em từ 7 đến 15 tuổi tiêm 1/2 hoặc 2/3 liều người lớn. Khi có dịch, cần phải tiêm phòng cả trẻ em từ 2 đến 7 tuổi 1/3 liều người lớn.

Người ta còn tiêm vacxin dầu một lần lml. Vacxin này tan chậm nên ít gây phản ứng.

Người ta còn chế vacxin liên hiệp TABD và TABDT, trong đó có thêm giải độc tố bạch hầu hoặc uốn ván. Người lớn chỉ cần tiêm một lần lml hoặc hai lần 0,3+lml cách nhau 2-3 tuần.

b.  Sau 3-4 tuần, kể từ khi kết thúc tiêm chủng sẽ có miễn dịch. Miễn dịch này còn duy trì được khoảng 8-12 tháng, nếu tiêm chủng đúng quy cách. Vacxin TAB có tác dụng chắc chắn, chỉ có 8% số người được tiêm đủ có thể bị bệnh nhẹ. Những người này tuy có miễn dịch nhưng bị nhiễm vi khuẩn độc quá hoặc nhiều quá.

  1. Vacxin TAB tiêm dưới da, dôi khi gây phản ứng ở nơi tiêm như sưng đỏ, hơi nổi hạch.

Phản ứng toàn thân thường nhẹ, chiều ngày tiêm hơi sốt. Đôi khi phản ứng mạnh hơn, người được tiêm thấy nhức đầu, đau mình, đắng miệng, nôn mửa và sốt 40° trong 1-2 ngày; có lẽ những phản ứng mạnh là do tình trạng quá mẫn dôi với vi khuẩn thương hàn gây nên.

Để tránh những biến cố trên, cần phải khám sức khoẻ trước khi tiêm. Không được tiêm vacxin cho những người có bệnh gan, thận, tim, người mắc những bệnh có tính quá mẫn (như hen xuyễn, hắt hơi, nổi ban), mắc bệnh lao. Trẻ nhỏ từ 18 đến 24 tháng chịu dược vacxin; những người có tuổi (trên 50 tuổi) thường không chịu đựng được vacxin.

Phương pháp tiêm trong da ít gặp phản ứng và đối tượng tiêm rộng rãi hơn nhiều.

Các biện pháp phòng chống dịch dùng phối hợp và đúng cách có thể bảo đảm hạ thấp mức độ mắc bệnh thương hàn và phó thương hàn.

Với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, người ta nhận định về hiệu lực của các loại vacxin như sau:

  • Vacxin chết
  • Vacxin thương hàn bất hoạt bằng nhiệt, phenol:
  • Dạng tiêm: có khả năng bảo vệ khoảng 70% nhưng phản ứng tại chỗ nghiêm trọng; tiêm trong da phản ứng nhẹ hơn nhưng hiệu quả bảo vệ giảm đi nhiều.
  • Dạng uống: hiệu quả bảo vệ thấp, khoảng 40% không gây rối loạn tiêu hóa đáng kể.
  • Vacxin tứ liên Tả-TAB, tiêm, hiệu quả bảo vệ thấp, không có hiệu quả phòng bệnh tại thực địa
  • Vacxin sống

Chế tạo từ chủng đột biến Typ 2la, giảm độc lực. Là vacxin uống, có hiệu quả bảo vệ đến 65%. Nhưng còn e ngại khả năng hồi biến độc tính.

  • Vacxin Vi polysaccharid

Là một vacxin thế hệ mới, được tinh chế từ lớp kháng nguyên Vi polysaccharid của chủng Salm. Typhi Ty 2

Là vacxin dạng tiêm, một liều duy nhất, tính an toàn cao, phản ứng tại chỗ không đáng kể, không có phản ứng phụ đáng kể. Hiệu quả bảo vệ khá cao và duy trì khá lâu, có thể bảo vệ đến 65% trong 3 năm sau.

Hiện nay, Việt Nam đã chế tạo được vacxin Vi và đang được sử dụng trong toàn quốc.

0/50 ratings
Bình luận đóng