Trong suốt giai đoạn có sốt đặc biệt từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của sốt, cần theo dõi sát người bệnh và phát hiện kịp thời các dấu hiệu nguy cơ bệnh diễn biến nặng như đã đề cập ở phần trên, để đưa người bệnh nhập viện điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Nếu đang có dịch sốt xuất huyết xảy ra, khi người bệnh bắt đầu có biểu hiện sốt cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và được hướng dẫn cách chăm sóc, theo dõi. Trong giai đoạn này về chăm sóc cần lưu ý:

– Khi bệnh nhân sốt cao trên 38º5C:

cần dùng thuốc hạ sốt. Nên dùng thuốc paracetamol, theo chỉ định của thầy thuốc. Cứ mỗi 4-6 giờ cần cặp lại nhiệt độ một lần, nếu còn sốt cao lại tiếp tục cho người bệnh uống thuốc hạ nhiệt, nhưng trong một ngày không uống quá 4 lần vì có thể gây độc với gan. Đặc biệt chú ý không được dùng thuốc hạ nhiệt aspirin, analgin, ibuprofen vì có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết. Ngoài ra, cần cho người bệnh nằm chỗ thoáng mát, không nên mặc quần áo chật gây cản trở cho việc hạ sốt và chườm mát cho người bệnh nhân.

– Cho người bệnh uống đủ nước:

do tình trạng sốt và nôn nhiều thường dẫn đến thiếu nước và chất điện giải. Cần khuyến khích người bệnh uống nhiều nước có chất điện giải như oresol, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,…) hoặc nước cháo loãng với muối. Gói oresol có bán sẵn trên thị trường và cần chú ý đọc kỹ về hướng dẫn cách pha dung dịch trên mỗi gói thuốc. Nếu bệnh nhân có nôn khi uống, cần cho uống lượng nhỏ và nhiều lần.

– Trong suốt giai đoạn có sốt

đặc biệt từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của sốt, cần theo dõi sát người bệnh và phát hiện kịp thời các dấu hiệu nguy cơ bệnh diễn biến nặng như đã đề cập ở phần trên, để đưa người bệnh nhập viện điều trị kịp thời.

– Về chế độ ăn:

Cần cho bệnh nhân ăn thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu và chia thành nhiều bữa nhỏ.

– Nghỉ ngơi:

Trong giai đoạn có sốt người bệnh cần được nghỉ nghơi hoàn toàn, hạn chế đi lại. Tốt nhất nên tạo điều kiện cho người bệnh nghỉ ngơi hoàn toàn cho đến khi hết sốt 1 – 2 ngày.

– Cần cho người bệnh nhập viện để được chăm sóc chặt chẽ những trường hợp có cơ địa đặc biệt

ví dụ như phụ nữ mang thai, trẻ dưới 1 tuổi, người béo phì, người cao tuổi; có các bệnh mạn tính kèm theo như tiểu đường, các bệnh về phổi, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận. Những trường hợp người bệnh không uống được, hoặc nôn quá nhiều trong nhiều giờ liền, cũng cần nhập viện để được sự hỗ trợ của y tế. Những trường hợp sống độc thân, hoặc nhà quá xa cơ sở y tế thì việc nhập viện để được sự hỗ trợ của cán bộ y tế cũng là cần thiết.

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh Sốt xuất huyết tại nhà:

trẻ-sốt-xuất-huyết

Những điều cần làm:

– Hạ sốt cho trẻ: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10-15 mg/kg cân nặng, 4- 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, co giật.

– Cho trẻ uống nhiều nước: Nước lọc, nước cam, chanh, nước oresol.

– Cho ăn thức ăn lỏng, nhẹ, nằm nghỉ ngơi.

– Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ.

Những điều không nên làm:

– Không nên cạo gió, cắt lể làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng trẻ.

– Không tự ý cho uống thuốc Aspirine vì có thể gây chảy máu dạ dày.

– Không cho trẻ bị SXH truyền dịch tại các phòng khám không đủ điều kiện vì đã có nhiều trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh nặng kéo dài, phù nề, suy tim khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu được. Khi bệnh SXH trở nặng, trẻ cần được truyền dịch đúng và được theo dõi sát sao tại bệnh viện bởi các bác sĩ, điều dưỡng có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ phương tiện để theo dõi.

Phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh trở nặng để cho trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời:

Phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh SXH là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) trẻ có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.

Các dấu hiệu trở nặng của bệnh SXH:

– Trẻ ói mửa nhiều; đau bụng.

– Bứt rứt; quấy khóc; tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi.

– Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, đi tiêu ra máu.

Trẻ hết sốt mà có một trong các dấu

hiệu trở nặng trên phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu để được truyền dịch kịp thời.

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

 Vấn đề phòng bệnh sốt xuất huyết

Vì tầm quan trọng của bệnh, như nguy cơ mắc bệnh và tử vong, đặc biệt hiện nay chưa có vaccin tiêm phòng thì việc phòng bị muỗi đốt truyền bệnh là quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc phòng bệnh cần có ý thức chung của mọi cá nhân và các hộ gia đình. Cần lưu ý:

Không tạo điều kiện cho muỗi tồn tại và phát triển: cần huy động mọi nguồn lực để tổ chức phun thuốc diệt muỗi, phát quang các bụi rậm gần nhà, không để nước tù đọng, đặc biệt lưu ý sau cơn mưa, các chum vại chứa nước cần phải đậy kín để muỗi không có chỗ sinh sản. Trong nhà cần để thoáng, không có chỗ cho muỗi cư trú.

Không để muỗi đốt: Ngoài hai biện pháp trên cần tránh để muỗi đốt bằng cách nằm màn, dùng hương muỗi. Cần lưu ý là muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đốt người vào ban ngày.

Xem tiếp:

  1. Chẩn đoán, điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue
  2. Sốt xuất huyết thể không điển hình và điển hình
  3. Phân loại thể bệnh sốt xuất huyết
  4. Sốt xuất huyết thể sốc ( Dengue độ 3 và 4 )
  5. Sốt xuất huyết thể xuất huyết phủ tạng (độ 2b)
  6. Sốt xuất huyết thể não
  7. Sốt xuất huyết thể suy gan cấp
  8. Sốt xuất huyết có đái ra huyết cầu tố (hct)
  9. Những biến chứng của Sốt xuất huyết xuất
  10. Tiên lượng bệnh sốt xuất huyết
  11. Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
  12. Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết
  13. Điều trị sốt xuất huyết độ 1 -2 (không có sốc)
  14. Điều trị sốt xuất huyết độ 1-2 bằng thuốc nam y học cổ truyền
  15. Triệu chứng hô hấp trong bệnh sốt xuất huyết
  16. Những biến đổi thể dịch của bệnh sốt xuất huyết
  17. Biện pháp phòng dịch sốt xuất huyết
  18. Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết dengue
  19. Cơ chế lây truyền bệnh sốt xuất huyết
  20. Triệu chứng dengue xuất huyết thể điển hình (độ II)
  21. Triệu chứng thần kinh trong sốt xuất huyết
  22. Hội chứng tim mạch trong sốt xuất huyết
  23. Triệu chứng tiêu hoá trong sốt xuất huyết

5/51 rating
Bình luận đóng