Nhiễm virus dengue biểu hiện rất đa dạng: từ dengue cổ điển đến Sốt xuất huyết với các mức độ khác nhau. Đã có nhiều bảng phân loại được đề cập: S.B. Halstead (1966) chia 5 hội chứng do virus dengue và virus Chikungunya:

  1. Bệnh đường hô hấp cấp diễn do dengue hoặc virus Chikungunya
  2. Sốt chưa rõ nguyên nhân do dengue hoặc virus Chikungunya
  3. Hội chứng dengue cổ điển do dengue hoặc virus Chikungunya
  4. Sốt xuất huyết không có sốc do dengue (chủ yếu) hoặc Chikungunya (thứ yếu).
  5. Sốt xuất huyết có sốc do dengue.

Tài liệu tham khảo của HĐKHKT Bộ Y tế Việt Nam (1969), nhân vụ dịch Sốt xuất huyết năm 1969 đã gợi ý phân loại làm 3:

  1. Sốt không đặc thù:
  • Không rõ căn nguyên
  • Đã rõ căn nguyên dengue hoặc Chikungunya
  1. Hội chứng sốt dengue cổ điển:
  • Không rõ căn nguyên
  • Đã rõ căn nguyên (dengue hoặc Chikungunya).
  1. Sốt xuất huyết:
  • Không có sốc.
  • Có sốc.

Phạm Ngọc Thanh và Nguyễn Thể Hùng (1974) đề nghị 1 bảng phân loại Sốt xuất huyết lâm sàng và tiên lượng với 4 thể:

  1. Dengue xuất huyết thể nhẹ: sốt, dấu hiệu dây thắt (+).
  2. Dengue xuất huyết thể vừa: sốt cao, xuất huyết (dưới da, niêm mạc, phủ tạng); gan to, đau và chướng bụng.
  3. Dengue xuất huyết thể nặng: có truỵ tim mạch ngoại vi
  4. Dengue xuất huyết thể rất nặng: có co giật, hôn mê.

hướng dẫn kỹ thuật của TCYTTG (1980) chia ra:

  1. Dengue cổ điển.
  2. Dengue xuất huyết với 4 mức độ:

Độ 1: Sốt, triệu chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc không đặc hiệu. Dây thắt ( + ).

Độ 2: Có thêm xuất huyết dưới da, hoặc niêm mạc phủ tạng.

Độ 3: Có “sốc”: mạch nhanh yếu, huyết áp kẹp hoặc thấp, da lạnh dính nhớp, mệt.

Độ 4: Có “sốc” sâu: mạch và huyết áp không đếm, đo được.

Căn cứ vào kinh nghiệm qua những vụ dịch lớn 1960, 1969, 1975 và nhiều vụ dịch nhỏ khác, dựa vào bảng phân loại của TCYTTG (1980), chúng tôi đề nghị một bảng phân loại kết hợp lâm sàng và tiên lượng như sau:

PHÂN LOẠI LÂM SÀNG VÀ TIÊN LƯỢNG D/Dengue xuất huyết (dựa theo WHO 1980, 1997 có bổ sung)

1) Dengue cổ điểnNhẹ
2) Sốt xuất huyết độ 1

•  Sốt 2 -7 ngày (hoặc hơn)

•    Xung huyết da, niêm mạc

•     Dây thắt/véo da (+)

•      Hematocrit tăng trên trung bình 20% và / hoặc tràn dịch thanh mạc (phế mạc, phúc mạc,.)

•   Tiểu cầu < 100.000/^1

•   Gan to

•      Không có xuất huyết; chĩ bàm tím nơi va đập hoặc ở mũi tiêm có đốm máu.

•    bạch cầu bình thường/thấp

Dengue xuất huyết thể không điển hìnhNhẹ
3) Sốt xuất huyết độ 2

Như Sốt xuất huyết độ 1

•     Có xuất huyết (da, niêm mạc, phủ tạng)

Dengue xuất huyết 2A:

•     Xuất huyết đa, niêm mạc Sốt xuất huyết 2B:

•  Xuất huyết phủ tạng

Dengue xuất huyết thể điển hìnhTrung bình Nặng
4) Sốt xuất huyết độ 3

•  HA <90 ( >5 tuổi) <80 (<5 tuổi)

•  Hoặc HA kẹt < 20 mmHg

Dengue xuất huyết thể sốc nôngNặng
5) Sốt xuất huyết độ 4 • HA = 0; M = 0Dengue xuất huyết thể sốc sâuRất nặng

Chú thích:

  • Bảng phân loại trên kết hợp cả lâm sàng và tiên lượng, tiện cho thu dung điều trị.
  • Có 2 điểm bổ sung vào bảng phân loại, của WHO 1980- 1998:

Dengue xuất huyết độ 2 của WHO có hội chứng xuất huyết, nhưng xuất huyết dưới da và niêm mạc khác hẳn xuất huyết phủ tạng về tiên lượng và nhu cầu biện pháp điều trị, do đó chúng tôi phân ra Sốt xuất huyết 2A và Sốt xuất huyết 2B.

  • Trong những thể nặng và rất nặng của Sốt xuất huyết, ngoài những trường hợp có xuất huyết phủ tạng hoặc có sốc, còn có 2 thể nữa rất nặng đáng lưu ý là: Thể não và Thể suy gan cấp; ngoài ra còn có 1 số trường hợp Sốt xuất huyết có biến chứng đái ra huyết cầu tố.

Trong thực tế theo dõi vụ dịch Sốt xuất huyết năm 1975 trong quân đội, mỗi nơi phân loại khác nhau.

Bệnh viện 58 chia 123 bệnh nhân Sốt xuất huyết ra: nhẹ (32,5%), vừa (64,2%) và nặng (3,2%); 412 bệnh nhân của Bệnh viện K43 đã được phân chia như sau: thể nhẹ và vừa: 257 (62%), thể nặng: 155 (38%) bao gồm có sốc 45 (11%), có xuất huyết phủ tạng 79 (19%), có rối loạn tâm thần 21 (5%), có đái ra huyết cầu tố 10 (3%) (Bs Phi, K43, 1975).

QĐx gặp thể nhẹ ở 41,2%, thể vừa 43,7%, và thể nặng 15% trong đó sốc chiếm 7,5% và xuất huyết phủ tạng chiếm 7,5% (Bs Thiêm, 1975).

QĐy trong 13143 bệnh nhân, đã ghi nhận có 1317 trường hợp nặng (10%). Tại 1 bệnh viện dã chiến QĐ, 200 bệnh nhân Sốt xuất huyết đã được phân loại như sau: thể điển hình 64%; thể không điển hình 36% bao gồm thể não – màng não dễ nhầm với sốt rét ác tính, và cả thể có đái ra huyết cầu tố (Phan Chúc Lầm, 1975). Trong thực tế lâm sàng, những thể nặng của Sốt xuất huyết rất đa dạng ngoài thể sốc ra (do cô máu) còn phải kể tới thể xuất huyết phủ tạng nặng dễ gây sốc, thể não (do xuất huyết đốm ở não, phù nề não) và thể suy gan cấp.

Xem tiếp:

  1. Chẩn đoán, điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue
  2. Sốt xuất huyết thể không điển hình và điển hình
  3. Phân loại thể bệnh sốt xuất huyết
  4. Sốt xuất huyết thể sốc ( Dengue độ 3 và 4 )
  5. Sốt xuất huyết thể xuất huyết phủ tạng (độ 2b)
  6. Sốt xuất huyết thể não
  7. Sốt xuất huyết thể suy gan cấp
  8. Sốt xuất huyết có đái ra huyết cầu tố (hct)
  9. Những biến chứng của Sốt xuất huyết xuất
  10. Tiên lượng bệnh sốt xuất huyết
  11. Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
  12. Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết
  13. Điều trị sốt xuất huyết độ 1 -2 (không có sốc)
  14. Điều trị sốt xuất huyết độ 1-2 bằng thuốc nam y học cổ truyền
  15. Triệu chứng hô hấp trong bệnh sốt xuất huyết
  16. Những biến đổi thể dịch của bệnh sốt xuất huyết
  17. Biện pháp phòng dịch sốt xuất huyết
  18. Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết dengue
  19. Cơ chế lây truyền bệnh sốt xuất huyết
  20. Triệu chứng dengue xuất huyết thể điển hình (độ II)
  21. Triệu chứng thần kinh trong sốt xuất huyết
  22. Hội chứng tim mạch trong sốt xuất huyết
  23. Triệu chứng tiêu hoá trong sốt xuất huyết
0/50 ratings
Bình luận đóng