HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY
TRINH NỮ HOÀNG CUNG
Tên khoa học : Crinum latifolium L.
Thuộc họ: Thủy tiên Amaryllidaceae
Tên việt nam : Trinh nữ hoàng cung, tỏi lơi
Cây thuốc Trinh Nữ Hoàng Cung
1. Giới thiệu cây thuốc.
1.1. Mô tả
Trinh nữ hoàng cung là một lại cây cỏ lớn, thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 10-15 cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài  khoảng 10-15 cm. Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dải dài từ 80-100cm, rộng 7-10cm, mép nguyên, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lõm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống  nổi rất rõ, gốc bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.
Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30- 60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ. Bao hoa gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quăn lại. Quả gần hình cầu ít gặp.
Mïa hoa qu¶: Th¸ng 8 – 9.
1.2. Đặc tính sinh thái
Trinh nữ hoàng cung là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể chịu bóng một phần, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình từ 22 – 27o C, lượng mưa trên 1500 mm/năm.
2. Trồng  trọt
2.1. Chọn vùng trồng và quản lý đất trồng
Trinh nữ hoàng cung là cây có nguồn gốc nhiệt đới nóng và ẩm phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, nên chọn vùng trồng khá dễ dàng kể cả vùng núi cao không quá 800m. Trinh nữ hoàng cung  là cây thảo, phàm ăn ưa đất có tầng canh tác dày, dầu mùn và thành phần cơ giới nhẹ . Cây ưa ẩm nhưng không chịu úng ngập nên Trinh nữ hoàng cung sinh trưởng phát triển tốt trên đất thịt nhẹ, nhiều mùn và thoát nước tốt.
Quản lý đất trồng: Vùng trồng xa khu dân cư, cách xa các khu công nghiệp lân cận, không có khả năng rủi ro về lây chuyền ô nhiễm đất. Quản lý và theo dõi được các cây trồng trước đó không có nguy cơ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và các yếu tố gây hại khác. Thành phần đất đã được đánh giá đạt yêu cầu cho trồng cây dược liệu theo tiêu chí GAP.
2.2. Nguồn nước và quản lý nước tưới
Để đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng, nước sử dụng cho vùng trồng: nước tưới, sử dụng cho sau thu hoạch và chế biến đều dùng nước giếng khoan. Chất lượng nước giếng khoan đã được đánh giá đạt yêu cầu cho sử dụng, không có nguy cơ rủi ro gây ô nhiễm đất. Định kỳ có kiểm tra nguồn nước sử dụng. Nước tiêu khu trồng trọt và nước thải khu chế biến không được sử dụng lại vào vùng sản xuất dược liệu. Phòng ngừa triệt để nguy cơ gây ô nhiễm của nguồn nước không qua sử lý, chỉ sử dụng nguồn nước từ giếng khoan đưa lên bể chứa.
2.3. Gièng
Nguồn giống ban đầu được cung cấp từ trung tâm trồng cây thuốc của ngành y tế, đảm bảo đúng giống và đạt các chỉ tiêu chất lượng cây giống. Từ nguồn giống ban đầu tiến hành nhân giống vô tính bằng cách tách chồi con khỏi cây mẹ
Cây được tách ra khỏi cây mẹ và đã sinh trưởng độc lập gồm đầy đủ các bộ phận của một cây hoàn thiện đó là có rễ, thân, lá.
Cây giống đạt chiều cao 20 cm trở lên, sạch bệnh (không có bệnh, sâu, nấm, mồng mống của sâu bệnh).
2.4. Kỹ thuật trồng trọt
2.4.1. Kỹ thuật làm ®Êt 
Ruộng trồng được phát bờ cuốc góc, vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại. Cày sâu 20-25cm, bừa nhỏ, nhặt sạch cỏ dại (theo kỹ thuật làm đất thong thường). Cắt luống theo chiều thoát nước của thửa đất, mặt luống rộng 120-200cm, rãnh luống 20-30cm, vun luống cao 15-20cm. Bổ hốc so le kiểu nanh sấu cây cách cây 20cm và hang cách hang 40 cm (20 x 40cm)
2.4.2.Thời vụ, mật độ (khoảng cách) trồng
Trinh nữ hoàng cung là cây lâu năm, dễ tính nên thời vụ không khắt khe, cần cung cấp đủ ẩm. Chon thời vụ tốt nhất của miền bắc Việt Nam là vụ xuân: từ tháng 2 đến tháng 5.
Khoảng cách trồng: 20 x 40 cm. Mật độ 64.800 cây/ha.
Lượng cây giống: 64.800 cây/ ha theo lý thuyết, thực tế trừ diện tích rãnh số cây giống trồng 70%  là 45.360 cây/ha.
2.4.3. Phân bón và kỹ thuật bón phân
Khi trồng phân chuồng bón lót 27 tấn/ha tức 1000kg/sào bắc bộ (360m2) dùng cho bón lót. Phân chuồng phải được ủ đúng kỹ thuật không ít hơn 24 tháng. Phân vô cơ gồm 160kg đạm urê, 150kg kali sulphat và 560kg lân /ha/năm dùng để bón thúc.
Phân chuồng bón lót theo hốc hay rãnh trồng. Phân vô cơ chia đều 5 phần bón thúc, lần thứ nhất sau trồng 45 ngày, các lần sau bón sau khi thu hoạch dược liệu (cách nhau 1,5 đến 2 tháng). Bón phân kết hợp với sới cỏ vun luống và nếu trời nắng dùng ô roa tưới đều một lượt.
Cuối năm (tháng 12- tháng 1) dùng lượng phân chuồng 13,5 tấn/ha (500kg/sào bắc bộ) bón quanh gốc phủ ấm gốc, giữ ẩm tạo điều kiện cho mùa xuân năm sau cây sinh trưởng phát triển tốt. Lượng phân vô cơ  gồm 120kg đạm urê, 150kg kali sulphat và 360kg lân /ha/năm bón thúc sau mỗi đợt thu dược liệu.
2.4.4. Kü thuËt trång 
Cây trồng theo hốc đã được bón phân chuồng, trồng 2 hàng lệch nhau. Đảo đều phân và đất theo từng hốc, đặt thẳng cây giống vào chính giữa hốc đã được đào sẵn, lấp đất đều xung quanh cho kín bề mặt của thân giả khoảng 1 cm, ém đất xung quanh củ cây giống để cây khỏi bị lay gốc và để đế củ tiếp giáp với đất sẽ chóng đâm rễ hơn.Sau đó lấp đất cho bằng mặt luống tránh đọng nước tại gốc cây sau mưa.
Trước khi trồng, cắt bỏ hết phần rễ của cây giống để kích thích việc ra rễ mới và cắt bỏ hết phần lá của cây giống chỉ chừa lại 1-2 cm, nhằm tránh sự mất nước tạo cho cây nhanh ra lá mới.
2.4.5. Ch¨m sãc vµ qu¶n lý ®ång ruéng
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để cung cấp đủ ẩm cho cây và phát hiện sâu bệnh sớm để kịp thời xử lý. Định kỳ làm cỏ sạch ruộng, kết hợp xới xáo và bón phân thúc cho cây sau mỗi lần thu hái. Sau 15 ngày kể từ khi trồng cây con, độ ẩm đất trồng phải luôn luôn đảm bảo từ 75 – 80%. Sau thời gian trên, độ ẩm đất có thể thấp hơn (khoảng 60 – 65%). Thường xuyên thăm kiểm tra ruộng trồng, nếu phát hiện có cây con bị chết cần giặm lại cây mới để đảm bảo mật độ, khoảng cách trồng.
Cuối năm thứ hai nếu có nhu cầu lấy cây giống thì bới gốc cây mẹ ra để tách lấy cây con đem làm giống.
Quản lý đồng ruộng : Kiểm tra thường xuyên tình trạng đồng ruộng, dụng cụ phun thuốc và các bao gói, vệ sinh dụng cụ và sử lý nước thải khi vệ sinh dụng cụ phun thuốc, phòng ngừa khả năng gây ô nhiễm đất trồng và môi trường vùng sản xuất.
2.4.6.  Phßng trõ s©u bÖnh
Thường xuyên kiểm tra ruộng trồng Trinh nữ hoàng cung, luôn đảm bảo sạch cỏ dại và thoát nước kịp thời. Nếu thấy có sâu non xuất hiện, mật độ sâu cao do sâu có thể gối vụ ta phải tiến hành phun thuốc. Thuốc sử dụng là Tạp kỳ, Thần tốc (có nguồn gốc thảo mộc) phun vào buổi chiều, ngày nắng, phun ướt cả 2 mặt lá và mặt luống. Nồng độ phun theo chỉ dẫn trên nhón thuốc. Khi phát hiện có bệnh đốm đen, đốm cháy lá mốc phấn trắng mức độ gây hại lớn cần phun thuốc.Thuốc sử dụng là TP-ZEP 18 EC (có nguồn gốc thảo mộc) phun theo hướng dẫn trên nhón bao bỡ của nhà sản xuất.
Dược liệu Trinh nữ hoàng cung là lá nên phải tuân thủ nghiêm ngặt thười gian cách ly theo khuyến cáo của nhà sản xuất với từng loại thuốc, nhưng cũng không được ít hơn 15 ngày mới được thu hoạch dược liệu.
3. Thu hái, chế biến, bảo quản
3.1. Thu ho¹ch và chế biến sau thu hoạch.
Thu hoạch đợt đầu tiên sau khi trồng được 100 ngày, cây đạt 6- 8 lá thật, kích thước lá dài 50- 70 cm, rộng 10 – 12 cm, lá dày. Khi thu, để lại 2 – 3 lá ngọn. Khi cây được 1 năm tuổi trở lên tuỳ thuộc điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh có thể thu hoạch lá 1,5 – 2 tháng/1lần.
Chọn ngày nắng ráo, thu hoạch lá Trinh nữ hoàng cung, sau khi thu về dược liệu nhặt sạch cỏ dại, các cây tạp, loại bỏ cây bị bệnh, thối mốc để không làm ảnh hưởng đến chất

lượng và giá trị thương phẩm của dược liệu. Rửa sạch và sơ chế bằng cách phơi trên sân sạch, bạt dứa hoặc sấy ở  nhiệt độ 35- 400C đến khô. Dược liệu sau khi khô có mầu vàng nhạt hoặc xanh nhạt, lá có mùi thơm nhẹ và không bị đen, ẩm. mốc. Độ ẩm tối đa 13%.

3.2. Bảo quản và vận chuyển
Bao bì đóng gói: Đóng gói dược liệu bằng túi polyetylen dày khó rách, sau đó buộc chặt đầu tránh không khí sâm nhật làm ẩm, mất mùi thơm, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu. Đóng ngoài là bao gai bền có gi đầu đủ ký hiệu lô, ngày và nơi sản xuất.
Kho bảo quản: ở nơi cao ráo, thoáng mát có cửa thông thoáng, trang bị lệ sắt để đặt sản phẩm, kệ cách tường kho và cách sàn kho 20- 30 cm để tránh ẩm và mối mọt.
Thời gian bảo quản dược liệu: Dược liệu khô đóng gói kỹ trong điều kiện kho bình thường có thể bảo quản được 2 năm.
Vận chuyển: Bao hàng đưa lên xe vận chuyển được đóng thêm một lớp bao tải để khi vận chuyển trên đường tránh rách nát, làm hỏng dược liệu. Dùng xe chuyên biệt để chuyên chở dược liệu.
4. Hồ sơ sản xuất.
–  Hồ sơ vùng đất trồng.
–  Hồ sơ nguồn nước tưới.
–  Quy trình kỹ thuật trồng và thu hoạch, chế biến sau thu hoạch.
–  Nhật ký đồng ruộng
–  Hồ sơ đánh giá chất lượng dược liệu và đóng bao gói.
–  Hồ sơ khai báo xuất sứ.

0/50 ratings
Bình luận đóng