Bệnh bạch hầu là bệnh cấp tính có giả mạc ở họng, lây lan thành dịch nhỏ. Bệnh xuất hiện ở những em chưa tiêm phòng vắcxin bạch hầu hay tiêm không đủ liều vào lứa tuổi trẻ em và thiếu niên. Phát hiện bệnh, chữa muộn dễ tử vong cao do liệt các cơ hô hấp.

Nguyên nhân do trực khuẩn Corynebacterium diphteriae gam dương lây bằng đường hô hấp và đường gián tiếp qua đồ chơi, quần áo mang mầm bệnh.

Biểu hiện lâm sàng: bạch hầu thông thường, bạch hầu ác tính và bạch hầu thanh quản.

Bạch hầu thông thường.

Thời gian ủ bệnh: từ 2-5 ngày kể từ ngày mầm bệnh xâm nhập qua đường hô hấp.

Thời kì khởi phát bệnh: bệnh nhi sốt nhẹ 38-38,5°c, họng đỏ, xuất hiện giả mạc trên amidan, màu trắng ngà, bóng, dai, dính, khó bóc và lan nhanh ở lưỡi gà. Niêm mạc họng xuất huyết. Bệnh nhi chảy nước mũi một bên hay 2 bên. Hạch ở góc hàm to, đau, đỏ và khó nuốt.

Ngoáy họng tìm thấy trực khuẩn bạch hầu

Thời kì toàn phát: toàn trạng nhiễm độc, da xanh, người mệt, quấy khóc, bỏ chơi, bỏ ăn, mạch nhanh, nước tiểu ít, có protein.

Bạch hầu ác tính.

Thời kì khởi phát: dữ dội, sốt cao 39-40°C. Bệnh nhi nôn khan, nôn nhiều lần. Giả mạc ở họng màu xám đen, dày dễ chảy máu. Nếu bóc dễ tái tạo lại nhanh, phủ trên amidan, lưỡi gà, thành sau họng. Niêm mạc dưới lưỡi hơi phù nề, xuất huyết. Hạch 2 góc hàm sưng. Lưỡi bật ra phía trước. Hạch 2 góc hàm sưng to, đau, viêm quanh amidan làm cho cố bành ra. Mũi chảy mủ loãng có lẫn máu. Mũi loét có giả mạc.

Nói giọng mũi, khó nuốt, miệng hôi. Màn hầu bị liệt gây nên ăn uống sặc lên mũi.

Toàn trạng nhiễm độc nặng, sốt cao, da xanh tái nhợt, người mệt mỏi, xuống sức, tim đập nhanh, huyết áp hạ, tiêu chảy, gan to, tiểu ít, nước tiểu có protein. Xuất hiện xuất huyết ở da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Bệnh nhân tử vong sau vài ngày.

Một số trường hợp các dấu hiệu trên lui dần, nhưng nhiễm độc vẫn tồn tại gây liệt màn hầu, vòm họng, viêm cơ tim, toàn thân nặng hơn.

Bạch hầu thanh quản

Bệnh này gặp trẻ 2-5 tuổi sau khi bị bạch hầu thông thường, điều trị không đúng phương pháp hay để quá muộn, giả mạc lan tràn xuống thanh quản, thể hiện 3 giai đoạn:

Giai đoạn khó thở: bệnh nhi khó thở chậm ở thì thở vào, co kéo trên xương ức, trên xương đòn, tiếng rít do hẹp thanh môn, phải đặt nội khí quản.

Giai đoạn ngạt thở: không điều trị đúng phương pháp, không đặt nội khí quản dẫn đến khó thở nhanh nông. Da tái nhợt nhạt. Mạch nhanh nhỏ.Tứ chi lạnh, vã mồ hôi, hôn mê và tử vong.

Phòng ngừa là tiêm phòng văcxin bạch hầu đủ liều, tránh không tiếp xúc với người bệnh bạch hầu, không dùng đồ chơi, quần áo nhiễm trực khuân bạch hầu.

Lớp mẫu giáo không nhận những học sinh mang bệnh bạch hầu.

Điều trị bệnh bạch hầu tại bệnh viện theo phác đồ: Bạch hầu thông thường:

  • Huyết thanh kháng bạch hầu 20000-40000 đơn vị.
  • Giải độc tố bạch hầu 1/10ml tiêm dưới da nơi khác. Ba ngày sau tiêm 1/2ml, 5 ngày sau tiêm 1,2,3ml.
  • Penicilline 1000000-2000000 đơn vị/ngày, dùng 7 ngày.
  • Vitamin C 1gam/ ngày

Bạch hầu nặng, đến muộn: ác tính.

  • Huyết thanh kháng bạch hầu 40000-80000 đơn vị.
  • Giải độc tố bạch hầu ngày đầu tiêm dưới da nơi khác l/10ml. Ba ngày sau l/2ml, 5 ngày sau tiêm 1,2,3
  • Penicilline 2000000 đơn vị/ ngày, dùng 5 ngày, lúc no.
  • Bệnh nhi nằm bất động đến khi hết dấu hiệu nhiễm độc.

Bạch hầu thanh quản.

  • Huyết thanh kháng bạch hầu 40000-80000 đơn vị.
  • Giải độc tố bạch hầu: ngày đầu tiêm dưới da nơi chưa tiêm huyết thanh kháng bạch hầu 1/10ml. Ba ngày sau tiêm l/2ml, 5 ngày sau tiêm 1, 2, 3 ml.
  • Penicilline 2000000 đơn vị/ ngày, dùng 7 ngày.
  • Prednisolon 5mg X 4viên, chia 2 lần/ ngày, dùng 5 ngày lúc no.
  • Đặt nội khí quản hay mở khí quản.
  • Bệnh nhi nằm bắt động khi dấu hiệu nhiễm độc hết.
  • Nâng cao thể lực cho bệnh nhi bằng ăn nhiều chất đạm, uống nhiều sữa, uống vitamin, ăn nhiều quả chín cam, dưa hấu, nhãn, na, chuối, đu đủ..
5/51 rating
Bình luận đóng