Sữa là loại thức ăn toàn diện và cân đối về các chất: đạm, đường, béo, sinh tố, muối khoáng (trừ vitamin c và sắt). Trong sữa có nhiều axít – amin quý như lvsua, methiomin và canxi nên hỗ trợ tốt cho ngũ cốc.

Sữa mẹ:

Trong các loại sữa, sữa mẹ là quý nhất và phù hợp với cơ thể của trẻ. Mặc dù sữa động vật có nhiều protein hơn sữa mẹ nhưng lại không phù hợp với cơ thể của đứa trẻ. Trẻ uống nhiều sữa động vật có thể gây khó tiêu. Vì vậy, cần pha sữa gần giống với sữa mẹ.Bé bị dị ứng sữa

Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì sữa mẹ là tốt nhất. Trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu đủ sữa mẹ là trẻ phát triển bình thường. Vì trong sữa mẹ có đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể của trẻ.

Trong sữa mẹ có:

  • 20 axít – amin.
  • 25 loại muối khoáng.
  • 12 sinh tố.
  • 4 loại đường.
  • Một số loại muối khoáng…

Cho nên, chỉ cho trẻ uống sữa khác khi sữa mẹ bị thiếu hoặc không có.

Sữa bột:

Là sữa bò tươi được sấy khô thành sữa ở dạng bột. Một lít sữa bò tươi thì cho 120 – 130g sữa bột. Có hai loại sữa bột: Sữa bột tách một phần bơ hoặc lấy hết chất béo và sữa bột toàn phần.

* Sữa bột tách bơ một phần hoặc lấy hết chất béo:

Chỉ nên dùng cho trẻ dưới 5 – 6 tháng với trường hợp thiếu sữa mẹ hoặc không có sữa mẹ.

Có thể trộn sữa bột tách bơ vào bột để cung cấp cho trẻ protein động vật. Mỗi bát bột dù có đủ rau, cá, tôm, thịt, trứng… cũng nên cho thêm 1 thìa cà phê sữa bột tách bơ.

Dùng sữa bột tách bơ, trẻ không bị tiêu chảy. Nên cho trẻ ăn với mức tăng dần, mỗi lần tăng thêm từ nửa thìa đến thìa rưỡi. Đối với trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày cho trẻ ăn khoảng 30 – 50gam sữa.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, khi ăn sữa cần cho thêm dầu.

Trong sữa bột tách bơ có nhiều lactoza, rất nhuận tràng. Nếu trẻ chưa ăn bao giờ, khi ăn vào rất dễ bị tiêu chảy. Trong trường hợp này không phải do sữa bị nhiễm khuẩn.

* Sữa bột toàn phần:

Pha theo tỷ lệ như đã nêu sẽ thành sữa tươi. Chỉ nên dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi.

Sữa đậu nành:

Sữa đậu nành có ít chất béo, đường bột nhưng lại có lượng protein gần bằng sữa bò.

Trong protein ở sữa đậu nành có tỷ lệ axít – amin khá cao.

Trong sữa đậu nành có:

  • 3,1% protein
  • 1,6% lipit
  • 0,1% gluxit.

Trong sữa bò tươi có:

  • 3,9% protein
  • 4,4% lipit
  • 4,8% gluxit.

Qua đó chứng tỏ sữa đậu nành có hàm lượng protein không kém sữa bò tươi. Hơn nữa, sữa đậu nành còn có axít béo rất cần cho sự phát triển của trẻ (nhiều hơn hẳn sữa bò tươi).

Nên cho trẻ 2 – 3 tháng tuổi ăn sữa đậu nành cùng với sữa mẹ. Hoặc dùng sữa đậu nành quấy bột cho trẻ (đối với trẻ trên 4 tháng tuổi), cho thêm đường và chất béo.

  • Cách làm sữa đậu nành:

Chọn đậu nành hạt tròn, mỏng vỏ, còn mới, xay vỡ mảnh, ngâm vào nước lạnh từ 2 – 3 giờ, sau đó đãi sạch vỏ, xay thành bột nước thật mịn. Xay với tỷ lệ: 100g đậu tương cho 1,7lít nước. Lọc bỏ bã rồi đem nước sữa đậu nành đun sôi để nguội và cho trẻ uống.

Sữa chua:

Sữa chua rất tốt cho tiêu hoá của trẻ. Vì cazêin của sữa được axít lactic kết tủa thành những hạt rất nhỏ giống như sữa mẹ nên rất dễ tiêu hoá.

  • Tác dụng của sữa chua:
  • Có tác dụng tốt đối với trẻ gầy còm.
  • Chống rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
  • Giúp trẻ chóng lên cân.

* Cách làm sữa chua:

  • Pha sữa bột với tỷ lệ: 3 thìa cà phê sữa bột (25g) với 200ml.
  • Sữa đặc có đường thì pha với tỷ lệ: 5 thìa cà phê sữa với 200ml.

Để sữa đã pha ở nhiệt độ 40 – 45°c. ủ sữa ở nhiệt độ đó trong khoảng 3 – 4 giờ. Khi sữa đã kết tủa thì để ở nhiệt độ: 4 – 7°c trong 12 – 24 giờ là ăn được.

Sữa đặc có đường:

Là sữa bò tươi có thêm 40% đường và được cô đặc còn khoảng 1/4 so với ban đầu.

Sữa đặc có đường có tỷ lệ đường cao nên cho trẻ ăn dễ gây táo bón. Nếu pha giống sữa mẹ thì phải pha loãng nên không bảo đảm được lượng protein cần thiết. Cho nên, tỷ lệ protein, lipit, vitamin A đều thấp. Nếu kéo dài, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.

Sữa đặc có đường khó bảo quản vi khuẩn dễ xâm nhập nên trẻ nhỏ ăn sữa đặc có đường rất dễ bị tiêu chảy.

0/50 ratings
Bình luận đóng