BỆNH LOẠN TÂM THẦN HƯNG – TRẦM CẢM

Tên khác: bệnh loạn tâm thần chu kỳ, bệnh loạn tâm thần vòng tròn

Định nghĩa: rối loạn tính khí theo chu kỳ, với đặc điểm là có những cơn kích động tâm thần (cơn hưng cảm) xen lẫn với những cơn trầm cảm (cơn âu sầu). Bệnh nhân thường trở lại tình trạng bình thường vấo thời kỳ giữa các cơn.

Các thể lâm sàng

  • Bệnh loạn tâm thần lưỡng cực (hai cực): các cơn hưng cảm với các cơn âu sầu xen kẽ nhau.
  • Bệnh loạn tâm thần đơn cực (một cực): liên tiếp có những cơn cùng một typ (kiểu), thường là kiểu trầm cảm.
  • Bệnh tâm thần chu kỳ (bệnh tính khí chu kỳ): có các đợt xen kẽ với cường độ kém hơn, giữa cơn hưng cảm nhẹ và trầm cảm nhẹ chỉ kéo dài trong một vài ngày, với những đợt xen kẽ giữa mất ngủ với ngủ nhiều

CƠN HƯNG CẢM

TRIỆU CHỨNG

  • Phấn khích: đi từ những ý nghĩ quá phong phú và quá cấp tập (cơn xả ý nghĩ), còn gắn bó với nhau, tới những ý nghĩ buông thả xáo trộn và rời rạc. Cơn hưng cảm, vì hoàn toàn không được kìm hãm, có thể dẫn tới tình trạng quá đà, và phóng đãng (bệnh nhân có thể chỉ ra đối tượng về ham muốn tình dục của mình một cách cực kỳ lỗ mãng), tới lộ liễu về quan hệ xã hội và tới sự tàn lụi. Trong cơn hưng phấn của mình, bệnh nhân thường từ chối mọi yêu cầu điều trị.
  • Trong cơn hưng cảm cấp tính, bệnh nhân cảm thấy mình ở trong một trạng thái phấn khích tột độ, có những hành động tự xé rách quần áo, kêu khóc, gào hú, hò hát hết sức, và cười phá. Bệnh nhân thể hiện chứng nói nhiều không bao giờ cạn, đặc biệt là có những trò chơi chữ và những lời tục tĩu.
  • Trong những thể nhẹ hoặc gọi là cơn hưng cảm nhẹ, bệnh nhân thường bị mất ngủ và dễ bị kích thích.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: với cơn tâm thần phân liệt, trạng thái kích động và bồn chồn lo lắng do nhiễm độc (rượu, amphetamin, cocain, corticoid) hoặc do tổn thương thực thể (hội chứng não cấp).

ĐIỀU TRỊ: yêu cầu phải cho bệnh nhân nhập viện trong những cơn nặng.

  • Cho các thuốc an thần kinh tiêm (phenothiazin hoặc butyrophenon) để trấn tĩnh bệnh nhân và để điều trị duy trì trong thời kỳ nội trú.
  • Muối lithi (lithium) thường phải kết hợp với giám sát hàm lượng lithi trong máu, nhưng hiệu quả của muối này chỉ thể hiện sau 2 tuần, lúc đó có thể giảm liều những thuốc an thần kinh.
  • Phòng ngừa cơn tái phát bằng muối lithi được chỉ định trong trường hợp xen kẽ hưng-trầm cảm (theo dõi creatin huyết, hàm lượng lithi trong máu, nhất là ở những bệnh nhân cơ thể bị mất nước). Kết quả thường tốt hơn đối với cơn hưng cảm tái phát, so với cơn trầm cảm tái phát. Những thuốc khác có tác dụng bình ổn tính khí: Carbamazepin,
  • Trong trường hợp có cơn hưng cảm nhẹ, cho thuốc an thần kinh dưới sự giám sát chặt chẽ thì bệnh nhân có thể không phải nhập viện.
  • Sốc điện (liệu pháp chấn động) sau khi cho thuốc ngủ và thuốc giãn cơ (gây liệt cơ) dành cho những đợt hưng cảm kháng lại những biện pháp điều trị bằng thuốc.

CƠN ÂU SẦU VÀ TRẦM CẢM NỘI SINH

TRIỆU CHỨNG

  • Trầm cảm sâu sắc: đặc điểm nổi bật là trạng thái buồn bã thường xuyên và không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài (nên gọi là trầm cảm nội sinh), có những rối loạn cảm giác bản thể (nhận thức được những cảm giác khó chịu ở bên trong cơ thể mình), và các cơn hoảng sợ nói chung dữ dội. Thường bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ. Thay đổi thói quen ăn uống đôi khi chán ăn, đôi khi lại ăn vô độ.
  • Cơn tự sát (tự vẫn): mối nguy hiểm nhất đôl với bệnh nhân là tự sát. MỐI nguy hiểm này có thể hình thành ngay từ khi bệnh mới khởi phát, và tồn tại suốt thời kỳ của cơn bệnh, do đó cần phải chú ý giám sát bệnh nhân.

Không được quên rằng cả trẻ em cũng có thể mắc trầm cảm như người lớn, tuy nhiên nguy cơ tự sát cao nhất là ở người già, ở những người cô đơn, những người nghiện rượu hoặc những bệnh nhân bị bệnh nặng.

  • Biểu hiện loạn tâm thần: là những ý nghĩ hoặc hoang tưởng về tội lỗi (không tương xứng với những lỗi được viện dẫn ra), về tàn lụi hoặc không xứng đáng. Đôi khi bệnh nhân có ảo giác thính giác, hiếm khi có tính gây hấn. Bệnh nhân bị ức chế về trí tuệ (thiếu tập trung tư tưởng, suy nghĩ chậm chạp) và ức chế tâm thần vận động (hành động chậm chạp). Không quyết đoán, tình cảm bất lực, mất nghị lực (thiếu ý chí), và mệt mỏi.
  • Trong những thể nhẹ (gọi là rối loạn tính khí), thì trầm cảm không đi kèm với những dấu hiệu loạn tâm thần, nhưng có những rối loạn về nhân cách, với: bi quan, khó tính, hay tự phê bình (tự chỉ trích mình), mất hứng (mất khoái cảm bình thường).
  • Tiến triển: những đợt trầm cảm thường kéo dài từ 5 đến 12 tháng.
  • Những thể hỗn hợp: phối hợp những triệu chứng hưng cảm và trầm cảm.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: với hội chứng cai nghiện (rượu, ma tuý), bệnh Addison, bệnh Cushing, liệu pháp hoá chất, bệnh toàn thân.

ĐIỀU TRỊ: yêu cầu phải nhập viện đổì với những thể nặng, nhất là trong trường hợp có nguy cơ tự sát mặc dù bệnh nhân thường hay ngoan cố không chịu vào viện. Những thuốc chống trầm cảm ba nhân vòng (amitriptylin, imipramin, và những dẫn xuất của thuốc này) thường có hiệu quả, cũng như những thuốc ức chế enzym mono-amino- oxydase (IMAO), nhưng sử dụng IMAO thì phải khéo léo. Những thuốc chống trầm cảm mới có nhiều tính chất dược lý khác nhau, do đó yêu cầu thày thuốc phải hiểu biết sâu về hiệu quả lâm sàng của chúng để sử dụng cho có hiệu quả. Sốc điện (liệu pháp chấn động) sau khi cho thuốc ngủ và thuốc giãn cơ giành cho những thể lo âu, sững sờ và hoang tưởng, có nguy cơ tự sát lớn, hoặc cho những trường hợp sử dụng thuốc không kết quả (trầm cảm “kháng thuốc”).

TRẦM CẢM PHẢN ỨNG

TRIỆU CHỨNG: trầm cảm loạn thần kinh hoặc loạn tâm thần là hậu quả của một phản ứng của đôi tượng trước một sự kiện đau đớn, mà mức độ trầm trọng được mọi người xung quanh công nhận, nhưng những biểu hiện lại vượt ra ngoài mức độ đau đớn tâm lý bình thường một cách rõ rệt. Bệnh nhân có xu hướng tự sát kém rõ rệt hơn. Tuy nhiên, nguy cơ tự sát vẫn tồn tại và phản ứng trầm cảm tạo nên một “lời kêu gọi giúp đỡ” hoặc một cố gắng tạo áp lực tối những người xung quanh,

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: biến đổi về tính khí kém sâu sắc hơn, so với thể âu sầu trầm cảm, và không có sự tách rời với những hoàn cảnh của cuộc sống như trong trường hợp trầm cảm “nội sinh”.

ĐIỀU TRỊ: những thể nặng có thể phải yêu cầu bệnh nhân nhập viện. Đối với những thể khác thì điều trị ngoại trú bằng các thuốc chống trầm cảm (xem từ này) và liệu pháp tâm thần “nâng đỡ”.

TRẦM CẢM THỨ PHÁT

Trầm cảm có thể liên kết với những tổn thương khu trú hoặc thoái hoá của não, với những rối loạn chuyển hoá, với nhiễm độc thuốc hoặc với hội chứng cai nghiện. Do đó, khi trầm cảm mới xuất hiện, thì phải tìm xem có một bệnh nội khoa hoặc thần kinh nào tiềm ẩn ở bên dưới hay không.

0/50 ratings
Bình luận đóng