Stress là gì?

Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn luôn phải đương đầu với stress: Bác sĩ Eric Albert, nhà tâm lý học, người sáng lập Viện nghiên cứu stress định nghĩa: Stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay. Stress là một thuật ngữ chỉ sự quá tải về mặt thể chất và tinh thần. Theo tiếng Anh, stress có nghĩa là sức căng, sức ép, sự cố gắng quá mức…

Đây là một vấn đề xảy ra thường xuyên do rất nhiều nguyên nhân, xu hướng ngày càng tăng lên trong cuộc sống hiện đại.

Những tình huống dẫn đến stress

Bạn bị ốm hoặc vừa trải qua một tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động… sự căng thẳng trong cuộc sống gia đình, sự đòi hỏi phải nỗ lực đáp ứng với nhu cầu công tác, quan hệ không thoải mái với đồng nghiệp… thậm chí, tiếng chuông điện thoại giữa đêm khuya, tiếng ồn quá mức… đều là những nguyên nhân dẫn đến stress.

Biểu hiện Stress – báo hiệu nguy hại cho sức khỏe

Cơ thể phản ứng với stress như thế nào?

Thông thường, stress tác động vào cơ thể thông qua 5 giác quan, tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn tự vệ hay còn gọi là giai đoạn thích nghi: Adrenalin và nhiều chất nội sinh làm cho cơ thể có thể phản ứng nhanh nhạy với các kích thích.

Giai đoạn tiếp sau là giai đoạn hưng phấn hay phản ứng đề kháng: Cơ thể huy động khả năng thích ứng một cách tôi đa để vượt qua.

Giai đoạn ức chế: Nếu kích thích với cường độ cao hoặc kích thích cường độ nhỏ nhưng kéo dài sẽ dẫn giai đoạn ức chế quá mức, cơ thể rơi vào tình trạng suy sụp dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, dị ứng…

Stress có thể gây ra những căn bệnh gì?

– Bệnh tâm thần kinh: Mất ngủ, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, rối loạn trí nhớ, trầm cảm…

– Bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực…

– Bệnh tiêu hoá: Viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu tiêu hoá, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng…

– Bệnh tình dục: Giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, giao hợp đau…

– Bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết…

– Bệnh cơ khớp: Co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy…

– Toàn thân: Suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc bệnh dị ứng, bệnh truyền nhiễm.

Căng thẳng thần kinh, stress dễ dàng làm tăng huyết áp

Bạn có bị stress không?

Tạp chí Femme Actuelle số 697 dành cho bạn một trắc nghiệm, bạn có thể tự chẩn bệnh cho chính mình. Hãy chọn và chấm điểm thích hợp.

– Dưới 24 điểm: Bạn có thể bị stress, nhưng biết cách chế ngự.

– Từ 24 – 30 điểm: Bạn bắt đầu quá tải vì stress.

Bạn chưa đủ năng lực để kiểm soát các trở ngại bạn cần vượt qua. Bạn cần có người trợ giúp, nếu không sức khoẻ của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

– Trên 30 điểm: Bạn đã bị stress, cần được khám và điều trị.

Bảng điểm trắc nghiệm bạn có bị stress không?

Không

bao

giờ

Gần

như

không

Đôi

khi

Thường

gặp

Hay

gặp

1. Bạn có bị quấy rối bởi một sự việc không mong đợi không?01234
2. Bạn có thấy khó khăn trong việc kiểm soát những vấn đề quan trọng không?01234
3. Bạn có cảm thấy căng thẳng và bị stress không?01234
4. Mọi việc có diễn biến như bạn mong đợi hay không?43210
5. Bạn có nghĩ là không thực hiện hết những việc cần làm không?01234
6. Bạn có tự kiềm chế được nỗi bực dọc, căng thẳng của bạn không?43210
7. Bạn có nghĩ mình sẽ làm chủ được mọi tình huống không?43210
8. Bạn có bị kích động khi sự kiện vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn không?01234
9. Bạn có tìm ra khó khăn ở nhữhg điểm bạn không thể vượt qua không?01234
10 Bạn có tin tưởng vào trình độ và năng lực của mình không?43210

Bạn làm gì để chiến thắng stress?

Hãy luôn luôn tạo cho mình một niềm vui. Nụ cười luôn luôn là liều thuốc bổ; một sự say mê, hứng thú lành mạnh: Câu cá, đánh tennit… Nếu mệt mỏi nên nghỉ ngơi. Khi cần thiết phải giảm cường độ lao động cả về thể lực và trí lực, hãy tạo cho mình cơ hội nghỉ ngơi tích cực như tham quan, du lịch…

Cần biết hạn chế loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến stress. “Không để một giọt nước làm tràn cốc nước”. Cần phải thích nghi với hoàn cảnh, không nên thụ động trước hoàn cảnh dẫn đến stress. Cố gắng giành thế chủ động trong mọi tình huống, nhưng cần tránh bị kích động.

Stress, lạm dụng rượu hay thuốc dễ mất ngủ

Hãy tập thể dục, chơi thể thao… thể thao sẽ giúp ta quên đi phiền muộn.

Hãy tập thư giãn cả thể xác và tinh thần: Suy tưởng (Thiền) là một hoạt động trí tuệ được tập trung cao độ, độc lập, làm con người cách ly với thế giới xung quanh trong trạng thái thư giãn sâu của thể xác và tinh thần. Đó là một phương pháp cực kỳ hiệu quả đưa đến thư giãn tinh thần, loại trừ mọi cảm xúc thái quá, xoá bỏ nhiều thông tin có năng lượng âm tính.

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để giúp cơ thể chóng bình phục. Nên ăn tăng rau xanh, hoa quả tươi, tăng đạm. Ăn sáng để cung cấp dinh dưỡng cho một ngày làm việc của bạn. Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu. Chè, sochola… sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi, tỉnh táo hơn. Hãy tạo cho mình một giấc ngủ sâu, ngủ đủ, ngủ đúng giồ.

Hãy coi stress là tác nhân để thích nghi, là biện pháp giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh sống.

Tăng cường các quan hệ bạn bè, hãy tạo dịp tiếp xúc với bạn bè thân cận, được tâm sự là một hình thức giải toả stress tích cực. Hãy nhớ rằng bạn sẽ không đơn độc. Nên từ chối những cuộc tiếp xúc có thể gây phiền muộn cho mình. Quan hệ bạn bè, sự tương trợ xã hội là công cụ mạnh mẽ đấu tranh chống stress.

Hãy tập thể dục, chơi thể thao… thể thao sẽ giúp ta quên đi phiền muộn

Bất cứ lúc nào, ngay tại phòng làm việc hay ngay trên giường ngủ, bạn hãy tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng, tập thở bụng hoặc xoa bóp bấm huyệt… sẽ giúp bạn thư giãn.

Hãy sống cho ngày hôm nay và cho tương lai. Xác định mục đích cho ngày hôm nay. Không nên đòi hỏi quá khả năng của chính bản thân mình. Con người luôn có giới hạn nhất định.

Khi có bệnh, bạn cần được khám bệnh, điều trị kịp thời. Thầy thuốc sẽ giúp bạn nâng cao sức khoẻ chống lại stress, khắc phục hậu quả của stress đã gây ra cho bạn. Các loại vitamin, khoáng chất, thuốc an thần sẽ giúp bạn vượt qua và chiến thắng stress.

0/50 ratings
Bình luận đóng