LỆ CHI (quả vải)

Tên khoa học: Litchi sinensis Radlk.; Họ bồ hòn (Sapindaceae)
Bộ phận dùng: hột và cùi của quả.
– Hạt: lệ chi hạch (thường dùng).
– Thịt (cùi, quả): lệ chi nhục.
Hạt già, mẩy là thứ tốt; xốp, mọt là xấu.
Thành phần hóa học: Cùi quả có chất đường saccharose, đường glucose chất dạm và sinh tố C. Hạt có chất tanin.
Tính vị – quy kinh:
– Cùi quả: vị ngọt, hơi chua, tính ấm.
– Hạt: vị ngọt, sáp, tính ấm.
Vào hai kinh can và thận.
Tác dụng:
Cùi quả: dưỡng huyết, giải khát.
Hạt: trị đau dạ dày, chỉ đau, ấm trung tiêu, điều khí.
Công dụng:
– Cùi quả: trị nhọc mệt, khát nước, có hạch ở cổ.
– Hạt: trị đau dạ dày, đau ruột non, hòn dái viêm sưng.
Dùng chín: chữa tỳ vị hư yếu, trị lở, ung nhọt, trị thổ huyết.
Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12g (cùi, hạt).
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
– Cùi quả: ăn khi còn tươi, nếu dùng làm thuốc sấy khô như long nhãn để dùng dần.
– Hạt: rửa sạch, giã nát, tẩm nước muối sao dùng (hạt vải 1kg dùng 30g muối) hoặc đốt tồn tính dùng.
Bảo quản:
– Cùi quả: phơi cho thật khô cầm không dính tay, để vào thùng đậy cho thật kín, thường sấy cho khô để tránh ẩm,

mốc, sâu.

– Hạt: phơi cho thật khô, để nơi khô ráo.

0/50 ratings
Bình luận đóng