BỒ CÔNG ANH (cây mũi mác)

Tên khoa học: Lactuca indica L.; Họ cúc (Asteraceae)
Bồ công anh Trung Quốc có hai loại là:
Taraxacum officinale Wigg và
Taraxacum mongolicum Hand. Mazt cũng họ cúc (Asteraceae).
Bộ phận dùng: Bồ công anh Việt Nam dùng toàn thân bỏ gốc rễ. Bồ công anh Trung Quốc dùng toàn thân và gốc rễ.
Thành phần hóa học: Bồ công anh Việt Nam có chất lactuxerin và chất đắng là acid lacturic, lactucopicrin, lactuxin.
Bồ công anh Trung Quốc có chất đắng taraxaxin và taraxaxerin.
Tính vị – quy kinh: Vị đắng, ngọt, tính hàn. Vào ba kinh vị, tiểu trường và đại trường.
Tác dụng: Giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết.
Chủ trị: Ung nhọt, ghẻ lở, đau vú, tràng nhạc, đinh độc, nhiệt lậu, tỳ vị có hỏa uất.
Liều dùng: Ngày dùng 8 – 16g, có thể đến 30g.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
– Rửa sạch, cắt ngắn 3 – 5 cm, phơi khô dùng.
– Nấu cao: rửa sạch, phơi khô, nấu thành cao đặc, dùng uống kết hợp với dán ngoài trong các trường hợp viêm nhọt (1ml = 10g).
– Dùng tưới: rửa sạch, giã nhỏ cho vào một ít muối đắp vào chỗ bị viêm nhọt, hoặc giã nhỏ hòa một ít nước chín, vắt lấy nước uống.
Bảo quản: Phơi thật khô bỏ vào bao tải, để nơi cao ráo, thường xuyên phơi, bị âm rất mau mục và mốc.

0/50 ratings
Bình luận đóng