Bào chế ĐẢNG SÂM (phòng đảng sâm)-Codonopsis sp

ĐẢNG SÂM (phòng đảng sâm) Tên khoa học: Codonopsis sp.; Họ hoa chuông (Campanulaceae) Bộ phận dùng: Rễ (vẫn gọi là củ). Thứ to (đường kính trên lem), khô nhuận, thịt trắng ngà, vị dịu ngọt, không sâu, không mốc mọt là tốt. Mọt, xốp xơ, nhăn nheo là xấu. Thành phần hóa học: Có saponin, chất đường, chất béo v.v… Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh phế và tỳ. Tác dụng: Bổ phế tỳ, ích khí, sinh tân dịch, chỉ khát. Chủ trị: … Xem tiếp

Bào chế LÔ CĂN (rễ lau, rễ sậy)- Saccharum arundinaceum

LÔ CĂN (rễ lau, rễ sậy) Tên khoa học: Saccharum arundinaceum Retz (Phragmilies Karka Trin); Họ lúa (Poaceae) Bộ phận dùng: Rễ. Dùng rễ mọc về phía nước ngược, béo mập, sắc trắng, hơi ngọt, phơi khô thì sắc vàng nhạt; rễ nát, nhẹ thì không dùng. Thành phần hóa học: Đường bồ đào (levulose) và đường chuyển hóa. Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính hàn. Vào ba kinh phế, vị và thận. Tác dụng: Giải nhiệt, trừ đờm. Công dụng: trị cảm sốt, tiêu khát, trị ho. … Xem tiếp

Bào chế MẬT ONG-Mel

MẬT ONG Tên khoa học: Mel Nguồn gốc: Mật ong là một chất lỏng, hơi sền sệt, vị ngọt do nhiều giống ong hút mật của nhiều loại hoa đem về tổ chế biến cô đặc mà thành. Có nhiều giống ong cho mật ong: giống Apis (A. mellifica, A. chinensis…), giống Maligona… Tại Lao Cai (Sa Pa) có loại ong ruồi (ong nhỏ) cho thứ mật ong trắng và ong khoái (to hơn) cho thứ mật ong màu vàng. Ong thuộc họ ong (Apidae), bộ cánh mỏng (Hymonopterao). Phẩm … Xem tiếp

Bào chế nhung hươu nai Coruu cervi parvum

NHUNG Tên khoa học: Coruu cervi parvum Bộ phận dùng: Hươu và nai đực mới có sừng. Vào cuồi mùa hạ, sừng nó rụng đi; đầu mùa xuân sang năm, sừng non mọc lên. Sừng non khi mới mọc chừng 5 – 20cm rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt, trong có rất nhiều mạch máu và phát triển rất mau lẹ để thành sừng(gạc) không còn lông da nữa. Nhung tốt nhất là thứ chưa phân yên, khổ mềm, thái được toàn bộ, không có … Xem tiếp

Bào chế TẦN GIAO Gentiana dakuriea Fisch; Họ long đởm (Genlianaceae)

TẦN GIAO Tên khoa học: Gentiana dakuriea Fisch; Họ long đởm (Genlianaceae) Bộ phận dùng: Rễ. Rễ sắc vàng, thơm, dẻo, dài độ 10 – 20cm là tốt, thứ mục không thơm là xấu, Thành phần hóa học: Có tinh dầu và alcaloid, Tính vị – quy kinh: Vị đắng, tính bình. Vào bốn kinh vị, đại trường, can và đởm. Tác dụng: Tán phong thấp, thanh nhiệt, lợi tiểu, hòa huyết. Công dụng: Trị nóng rét, phong tê, gân xương co quắp, hoàng đản, đại tiện ra huyết, lao … Xem tiếp

Bào chế THẢO Ô Aconitum kusnezoffii Riechb

THẢO Ô Tên khoa học: Aconitum kusnezoffii Riechb.; Họ mao lương (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: Dùng củ con của cây thảo ô (ô đầu hoang dại) có nguồn gốc ở Trung Quốc, cây này chưa được công bố đã có ở Việt Nam. Thành phần hóa học: Trong rễ có 3 alcaloid độc là aconitin, aconin và benzylaconin. Tính vị – quy kinh: Vị cay, ngọt, tính nóng (đại nhiệt); có độc. Vào kinh tâm, tỳ, thận. Tác dụng: Trừ thấp, trợ dương, giảm đau; dùng để chữa thấp khớp, … Xem tiếp

Bào chế XUYÊN TIÊU Zanthoxylum simulans Hance; Họ cam quýt (Rulanceae)

XUYÊN TIÊU Tên khoa học: Zanthoxylum simulans Hance; Họ cam quýt (Rulanceae) Bộ phận dùng: Vỏ quả. Quả nhỏ đã mỏ mắt, trong có một hột đen; vỏ ngoài sắc nâu hồng, khô, thơm; vỏ trong trắng ít thơm. Chưa mở mắt thì không nên dùng. Ta thường dùng quả cây sưng (hoàng lực, đắng cay) để thay xuyên tiêu, tương ứng với tên Trung Quốc là hoa tiêu (Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC., cùng họ). Công dụng giống nhau. Thành phần hóa học: Tinh dầu, mùi thơm và chất đắng. … Xem tiếp

BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC LÀ GÌ ?

I. BÀO CHẾ LÀ GÌ ? Bào có nghĩa là dùng sức nóng để thay đổi lý tính và dược tính của thuốc, tiện cho việc chế biến và điều trị. Chế có nghĩa là dùng công phu thay đổi hình dạng, tính chất của dược liệu. Nói chung, bào chế là công việc biến đổi tính thiên nhiên (thiên tính) của dược liệu thành những vị thuốc để phòng và trị bệnh. Trong tiếng Việt thường dùng danh từ thuốc chín đối nghĩa với danh từ thuốc sống, chữ … Xem tiếp

Bào chế dược liệu BẠCH TRUẬT-Atractylodes macrocephata Koidz.

BẠCH TRUẬT Tên khoa học: Atractylodes macrocephata Koidz.; Họ cúc (Asteraceae) Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ cứng nhắc, có dầu thơm nhẹ, giữa trắng ngà là tốt. Ngoài ra còn có thứ ứ truật, cống truật là thứ truật tốt hơn. Bạch truật không phải ủ hay đồ hoặc tẩm sao. Không nên nhầm với nam bạch truật (Gynurasinensis, họ cúc). Thành phần hóa học: Có tinh dầu 1,4% (chủ yếu là atractylola và atractylon), có sinh tố A. Tính vị – quy kinh: Vị … Xem tiếp

Bào chế ĐÀO NHÂN-Prunus persica (L.) Batsch.

ĐÀO NHÂN Tên khoa học vị thuốc: Semen perricae Tên khoa học cây Đào: (Prunus persica (L.) Batsch.), họ Hoa hồng (Rosaceae). Bộ phận dùng: Nhân hạt đào. Nhân hạt đào cũng giống hạnh nhân nhưng rộng và đẹp hơn, thứ nhân vỏ mỏng sắc vàng nâu, nhân trong sắc trắng, có nhiều dầu là tốt. Thứ vỡ nát, mọt, đen là kém, không dùng. Trung Quốc dùng cây Prunus persica Batsch, cùng họ. Thành phần hóa học: Nhân chứa tinh dầu, amygdalin, colin và acetylcolin… Tính vị – quy … Xem tiếp

Bào chế HOÀNG LIÊN-Coptis sinensis Franch

HOÀNG LIÊN Tên khoa học: Coptis sinensis Franch.; Họ hoàng liên (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: Thân rễ. Rễ to bằng đầu đũa, khúc khuỷu, ít rễ con, nhiều nhánh như bàn chân gà, ngoài vàng sẫm, trong vàng tươi, cứng, chắc, khô, không vụn nát là tốt. Việt Nam còn dùng thứ rễ gọi là thổ hoàng liên (Thalietrum petalaideum L., cùng họ), rễ to hơn, ít khuỷu, ít vàng. Thành phần hóa học: có 5 – 8% alcaloid toàn phần, trong này chủ yếu là berberin, đến coptisin, panmatin, … Xem tiếp

Bào chế LÔ HỘI-Aloe sp

LÔ HỘI Tên khoa học: Aloe sp.; Họ hành tỏi (Liliaceae) Bộ phận dùng: Nhựa cây đã chế biến. Khối nhựa khó, sắc đen vàng, hơi có ánh bóng, dễ nát không lẫn tạp chất là tốt. Thành phần hóa học: Có chất aloin, aloeemodin. Tính vị – quy kinh: vị đắng, tính hàn. Vào bốn kinh can, tỷ, vị, đại trường. Tác dụng: Thông đại tiện, thanh nhiệt, mát gan, sát trùng, thường dùng làm thuốc xổ, có đôi khi dùng làm thuốc mạnh dạ dày, thông kinh nguyệt. … Xem tiếp

Bào chế MẪU ĐƠN BÌ-Paeonia suffruticosa Andr.

MẪU ĐƠN BÌ Tên khoa học: Paeonia suffruticosa Andr.; Họ mao lương (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: Vỏ, rễ. Vỏ sắc đen nâu, thịt trắng, nhiều bột, vỏ dày rộng, không dính lõi, mùi thơm là tốt. Thành phần hóa học: Vỏ rễ chứa một loại glucosid, sau khi vào cơ thể phân giải thành paenola và glucose. Ngoài ra còn, acid benzoic, tanin v.v… Tính vị – quy kinh: Vị cay, đắng, tính hơi hàn. Vào bốn kinh tâm, can, thận và tâm bào. Tác dụng: Thanh huyết nhiệt, tán … Xem tiếp

Bào chế vị thuốc Ô DƯỢC Lindera myrrha (Lour) Merr.; Họ long não (Lauraceae)

Ô DƯỢC Tên khoa học: Lindera myrrha (Lour) Merr.; Họ long não (Lauraceae) Bộ phận dùng: Rễ. Rễ như đùi gà (ô dược đùi gà) khô mập chỗ to nhỏ không đều, rắn chắc, vỏ nâu, thịt vàng ngà, sạch rễ, không mọt, trơn nhẵn, có hương thơm là tốt. Ở miền Nam có cây cũng được gọi là ô dược, cây rất to, gỗ làm bàn ghế, nhựa làm nhang, rễ dùng làm thuốc cần nghiên cứu thêm. Thành phần hóa học: (của cây ô dược Trung Quốc, Lindera … Xem tiếp

Bào chế TANG BẠCH BÌ (vỏ rễ dâu tằm) Morus alba L.; Họ dâu tằm (Moraceae)

TANG BẠCH BÌ (vỏ rễ dâu tằm) Tên khoa học: Morus alba L.; Họ dâu tằm (Moraceae) Bộ phận dùng: vỏ rễ (cây dâu non), vỏ khô tẩy trắng, dày, dài trên 15cm đã bỏ hết lõi, không mốc, không vụn nát là tốt. Thành phần hóa học: Có pectin, ßamyrin, acid hữu cơ và một ít tinh dầu, tanin. Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính hàn. Vào kinh phế. Tác dụng: Tả phế, hành thủy, tiêu đờm. Công dụng: – Dùng sống: trị thấp. – Tẩm sao: … Xem tiếp