Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị sốc phản vệ

Tên khác: tai biến phản vệ. Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Triệu chứng Điều trị Phòng ngừa Định nghĩa Phản ứng dị ứng cấp có kháng nguyên vào cơ thể đã được mẫn cảm với kháng nguyên đó từ trước, có suy hô hấp (phù thanh quản, co thắt phế quản), hạ huyết áp và nổi mày đay. Căn nguyên DO THUỐC: phần lớn các thuốc có thể gây ra các tai biến không lường trước được, nhất là: Các kháng sinh: penicillin, cephalosporin, streptomycin, một vài tetracyclin, các sulfamid. … Xem tiếp

Sờ tim trong tim mạch triệu chứng học

Mỏm tim đập Mỏm tim đập là do tim bị nâng lên khi co lại lúc tâm thu, có thể sờ thấy được ở khoảng liên sườn 5 bên trái, phía trong đường giữa đòn 2 cm. Bàn tay đặt lên vùng này nhận thấy có cú dội vào lúc tâm thu. Ớ một số người thì chỉ thấy mỏm tim đập nếu nằm nghiêng sang trái. VỊ TRÍ: hơi vào trong nếu người mảnh; hơi ra ngoài nếu người thấp. Nếu để bệnh nhân nghiêng sang trái thì chỗ … Xem tiếp

Chụp tim qua mạch máu và chụp tâm thất

Chụp tim qua mạch máu bằng ống thông luồn qua tĩnh mạch hoặc động mạch cho phép bơm chất cản quang vào các buồng tim và các mạch máu lớn ở cuống mạch nhằm nghiên cứu về giải phẫu, về thương tổn và về chiều máu chảy CHỤP TÂM THẤT: nghiên cứu các kích thước và động học của tâm thất trái nhờ máy quay hai mặt phang. CHỤP TIM SỐ HOÁ: các kỹ thuật số hoá hình ảnh X quang nhờ máy khuếch đại độ sáng cho phép cải … Xem tiếp

Phẫu thuật và bệnh tim

Phẫu thuật cấp cứu Đương nhiên là phải phẫu thuật cấp cứu cho tất cả bệnh nhân tim, mặc dù tim của bệnh nhân đó ở tình trạng nào, khi bệnh nhân này mắc một bệnh đe doạ đến sinh mạng cần phải giải quyết ngay: ví dụ bệnh nhân tim khi bị tắc ruột, thoát vị nghẹt, viêm ruột thừa cấp tính với biến chứng viêm phúc mạc… Phẫu thuật không cấp cứu, theo chương trình TẬT VAN TIM: hẹp van động mạch chủ và hẹp van hai lá … Xem tiếp

Cơn tăng huyết áp kịch phát

Tên khác: cơn tăng huyết áp động mạch. Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Triệu chứng Tiên lượng Điều trị Định nghĩa Huyết áp tâm trương tăng nhanh và tăng cao (> 120 mm Hg) hoặc tăng đồng thời cả huyết áp tâm thu và tâm trương, gây ra những rối loạn ở não, ở tim, và ở mạch máu, tới mức đe doạ sinh mạng của bệnh nhân. Căn nguyên Tăng huyết áp đột ngột trở nên trầm trọng nhưng không biết, căn nguyên không rõ rệt, thường xảy … Xem tiếp

Cơn nhịp xoang nhanh

Định nghĩa Cơn nhịp tim nhanh với tần số tim từ 100 lần /phút trở lên, có nguồn gốc từ nút xoang. Căn nguyên Nguyên nhân sinh lý: gắng sức thể lực, xúc cảm, thời kỳ sau khi ăn. Sốt và những bệnh nhiễm khuẩn. Cơ thể bị mất nước. Rối loạn tim-mạch: suy tim, viêm cơ tim, tình trạng sốc, suy nhược thần kinh-tuần hoàn. Ưu năng tuyến giáp, thiếu máu, giảm oxy mô. Thuốc: các thuốíc giống thần kinh giao cảm, atropin, thuốc giãn mạch, thuốc an thần … Xem tiếp

Lồi mắt

Định nghĩa: một hoặc hai nhãn cầu lồi ra trước. Căn nguyên LỒI MỘT BÊN: không được nhầm lẫn lồi mắt với cận thị một bên (nhãn cầu to hơn) hoặc với mi trên bị co làm hở giác mạc. Tăng thể tích của một nhãn cầu: cận thị nặng, glô côm bẩm sinh. Viêm: nhọt hốc mắt, áp xe dưới màng xương, viêm bao Tenon, viêm xoang bướm, viêm xương sàng ở trẻ em, áp xe răng, u giả hoặc chấn thương bị nhiễm khuẩn ở hốc mắt. Ư … Xem tiếp

Xốp xơ tai (xơ nhĩ)

Tên khác: xơ nhĩ. Căn nguyên Bệnh do loạn dưỡng ở cực trước của cửa sổ bầu dục dẫn đến cứng khớp bàn đạp – tiền đình và xương bàn đạp bị cố định. Màng nhĩ vẫn bình thường. Bệnh thường có tính gia đình. Triệu chứng Bệnh chủ yếu gặp ở phụ nữ trẻ, có thể bắt đầu từ lúc dậy thì và nặng lên khi có mang. Bị điếc dẫn truyền hai bên từ từ, thường bị nặng hơn ở một bên, có ù tai, đôi khi có … Xem tiếp

Siêu âm bụng

Siêu âm bụng có thể phát hiện cổ chướng (báng nước), ngay khi cả thể tích dịch còn rất nhỏ. Tìm những apxe trong ổ bụng. Siêu âm bụng cho phép phát hiện được những khối u trong ổ bụng có kích thước từ 2 cm trở lên. Bằng siêu âm cũng có thể phân biệt được một khối u đặc với một u nang chứa dịch. Những chỉ định của siêu âm bụng bao gồm: Khám gan: tìm các u nang (hoặc kén), khối máu tụ, hoặc u trong … Xem tiếp

Bệnh túi thừa thực quản và dạ dày

Mục lục Định nghĩa: Giải phẫu bệnh Triệu chứng: Điều trị: Bệnh túi thừa dạ dày Định nghĩa: Lớp niêm mạc của thực quản lồi qua lớp áo cơ ra phía ngoài. Giải phẫu bệnh Túi thừa do co kéo: là những túi thừa nhỏ ở phần giữa ngực của thực quản, nằm ngang mức với chỗ chia đôi của khí quản và là một chỗ lồi hình nón của thành thực quản, kết quả của sự co kéo bởi một hạch bạch huyết gian (liên) khí-phế quản bị bệnh. … Xem tiếp

Suy động mạch mạc treo ruột dưới (thiểu năng động mạch)

Tên khác: viêm đại tràng thiếu cấp máu, viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ. Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Triệu chứng Tiên lượng Chẩn đoán Điều trị Định nghĩa Rối loạn ở đại tràng do thiếu máu cục bộ ở những vùng mà động mạch mạc treo ruột dưới bình thường vẫn cung cấp máu, tức là phần đại tràng trái, đại tràng sigma và trực tràng. Căn nguyên Bệnh xơ vữa động mạch, huyết khối (dễ phát sinh trong những điều kiện sau: lưu lượng tim … Xem tiếp

Chứng ngứa hậu môn

Định nghĩa: cảm giác ngứa ở hậu môn và vùng quanh hậu môn. Căn nguyên Giữ vệ sinh kém, sử dụng những sản phẩm vệ sinh gây kích thích (giấy vệ sinh, xà phòng), bệnh ký sinh trùng đường ruột (bệnh giun kim), bềnh nấm Candida, nhiễm vi khuẩn, các bệnh ở hậu môn-trực tràng, eczema (chàm) ở quanh hậu môn, bệnh đái tháo đường, dùng kháng sinh uống nhất là tetracyclin. Có những thể bệnh do nguồn gốc tâm thần. Điều trị Điều trị nguyên nhân (bệnh gốc). Trong … Xem tiếp

Apxe gan không do amip (apxe gan có vi khuẩn sinh mủ)

Tên khác: apxe gan có vi khuẩn sinh mủ. Mục lục Căn nguyên Triệu chứng Biến chứng Tiên lượng Chẩn đoán Điều trị Căn nguyên Các mầm bệnh (Escherichia coli, Enterobacter aerogenes, nhiều loại liên cầu và vi khuẩn kỵ khí) tối gan theo một trong các đường sau: Đường mật: apxe thứ phát sau viêm đường mật, tắc mật làm dễ nhiễm khuẩn (sỏi, ung thư). Tĩnh mạch cửa: vi khuẩn từ một ổ mủ trong ổ bụng (viêm ruột thừa, viêm tắc tĩnh mạch, viêm túi thừa, nhiễm … Xem tiếp

Viêm gan mạn tính hoạt động

Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Triệu chứng Xét nghiệm cận lâm sàng Biến chứng Chẩn đoán phân biệt Điều trị Phòng bệnh Định nghĩa Bệnh gan nặng, có viêm, hoại tử và nhiễm xơ tăng dần. Căn nguyên Viêm gan virus mạn tính:viêm gan B (đơn thuần hoặc có thêm yếu tố S) hoặc viêm gan c nhất là ở người bị nghiện ma tuý theo đường tĩnh mạch, người nghiện rượu và người bị suy giảm miễn dịch . Viêm gan tự miễn:gặp ở người có rối loạn di … Xem tiếp

Không có beta lipoprotein huyết ( hội chứng Bassen- Kornzweig)

Tên khác: hội chứng Bassen- Kornzweig, betalipoprotein huyết thấp. Căn nguyên: bệnh di truyền lặn theo nhiễm sắc thể thân khiến cơ thể không tổng hợp được apoprotein B. Triệu chứng: Bắt đầu từ năm trẻ 5 tuổi xuất hiện các rối loạn thần kinh ngoại biên, nhất là mất cảm giác sâu, rối loạn điều hoà động tác, mất phản xạ, bại (ít khi bị liệt) và viêm võng mạc sắc tố) Xét nghiệm cận lâm sàng Trong máu không có các betalipoprotein (lipoprotein phân tử lượng thấp – LDL), … Xem tiếp