Chóng mặt

Chóng mặt là một ảo giác hoàn toàn trái ngược về mặt vận động hoặc về tư thế của người bệnh. Từ chóng mặt dùng để chỉ tất cả những cảm giác mất thăng bằng có nguồn gốc từ cơ quan tiền đình. Chóng mặt có thể biểu hiện dưới dạng những cảm giác quay đảo của chính người bệnh hoặc đồ vật xung quanh hoặc cả hai. Khi không có hiện tượng quay, người bệnh thường dùng từ mất thăng bằng. Cảm giác mất thăng bằng cũng là một … Xem tiếp

Viêm tai giữa cấp tính trẻ em – nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng viêm nhiễm trong khoang tai giữa. Bệnh cảnh của viêm tai giữa cấp tính thay đổi tùy theo tuổi tác của bệnh nhân, tùy theo vi trùng gây bệnh, tùy theo thể địa… thời gian kéo dài dưới 3 tháng. Tình trạng viêm nhiễm này có thể lan đến xương chũm, các tế bào quanh mê đạo và đỉnh xương đá. Mục lục NGUYÊN NHÂN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG PHÒNG BỆNH NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân chính của viêm … Xem tiếp

Áp xe amidan

Định nghĩa: nhiễm khuẩn khu trú ở giữa amidan và cơ thắt trên của họng. Căn nguyên: Nhiễm khuẩn vùng xung quanh amidan thường do liên cầu dung huyết nhóm A, đôi khi do các vi khuẩn kỵ khí. Triệu chứng: hội chứng nhiễm khuẩn cấp tính, có sốt, khó nuốt, thường bị cứng hàm, đau tai, màn hầu mất đối xứng, cột trụ trước amidan bị sưng phồng, lưỡi gà bị phù. Điều trị Nội khoa: penicillin 1 -2 triệu UI; 3 – 4 lần/ngày, có thể kết hợp … Xem tiếp

Khám tai ngoài và màng nhĩ

Chúng ta bắt đầu bằng khám vành tai, cửa tai xem da ở trước tai và sau tai. Chúng ta dùng ngón tay cái ấn vào những điểm kinh điển như : sào bào, mỏm chũm, bờ chũm, nắp tai, để tìm điểm đau. Đối với trẻ nhỏ chúng ta không nên hoàn toàn dựa vào sự trả lời của nó vì sờ vào chỗ nào nó cũng kêu đau hoặc khóc thét lên. Trái lại chúng ta đánh giá cao hiện tượng nhăn mặt vì đau khi chúng ta … Xem tiếp

Biến chứng nội sọ do tai

Đại cương Biến chứng nội sọ do tai (BCNSDT) là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam. Gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người lớn. Biến chứng nội sọ do tai là một cấp cứu, thường gặp, tỷ lệ tử vong còn cao. Do vậy cần gởi đến chuyên khoa điều trị kịp thời. Các biến chứng nội sọ do tai áp xe ngoài màng cứng; 2. áp xe não và tiểu não; 3. viêm màng não; 4. liệt dây thần kinh VII; viêm mê nhĩ; 6. … Xem tiếp

Áp xe não do viêm tai xương chũm

Apxe não, cả đại não và tiểu não, là một biến chứng của viêm tai xương chũm khá phổ biến ở Việt Nam. Trong ba năm 1957, 1958 và 1959, bệnh viện Bạch Mai Hà Nội đã điều trị 38 trường hợp apxe não do tai trong đó có 19 apxe đại não (Lương Sĩ Cần, Nguyễn Văn Bích, Nguyễn Thị Liên). Mục lục BỆNH SINH GIẢI PHẪU BỆNH HỌC TRIỆU CHỨNG CÁC THỂ LÂM SÀNG TIÊN LƯỢNG CHẨN ĐOÁN CHẨN ĐOÁN PHÂN LOẠI ĐIỀU TRỊ PHÒNG BỆNH BỆNH SINH Nguyên … Xem tiếp

Viêm mũi xoang trẻ em – Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, siêu vi, dị ứng… bệnh thường hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi. Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm ba thể: viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán cấp kéo dài từ 4 – 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất từ 8 … Xem tiếp

Bệnh u nhú thanh quản (Papilloma thanh quản)

Bệnh u nhú tái phát ở đường hô hấp (thường được gọi là bệnh u nhú thanh quản) là một thương tổn lành tính ở thanh quản và khí quản. Bệnh u nhú thanh quản có thể gặp ở người lớn và trẻ em với diễn tiến lâm sàng có hơi khác nhau. Mục lục NGUYÊN NHÂN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG PHÒNG BỆNH NGUYÊN NHÂN Có rất nhiều giả thuyết về bệnh sinh của u nhú như: Thuyết về kích thích cơ học: ngày nay … Xem tiếp

Pô lýp mũi

Tên khác: pô lýp mũi – xoang. Căn nguyên : Phản ứng của niêm mạc mũi và niêm mạc xoang đối với các yếu tố khác nhau (dị ứng, vi khuẩn, hoá học); lớp màng đệm của niêm mạc bị thoái hoá lành tính và tạo thành các pô lýp. Triệu chứng: Tắc mũi, giảm hoặc mất khứu giác và vị giác, nước mũi có mủ. Soi mũi và nội soi thấy có nhiều pô lýp màu xám, trong, hình chùm nho, thường nằm ở vùng khe giữa và lỗ thông … Xem tiếp

Nghe kém

Thường kèm theo các chứng ù tai, chóng mặt, nhưng cũng có thể là chứng duy nhất, gặp ở nhiều mức độ khác nhau, từ nghễnh ngãng đến điếc đặc. Mục lục CẦN THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN NHÂN HƯỚNG XỬ TRÍ CẦN NHỚ CẦN THỰC HIỆN Hỏi -Thời gian xuất hiện, từ từ hay đột ngột. -Ở một hay cả hai tai. -Liên tục hay từng lúc và khi xuất hiện. -Có kèm theo ù tai, chóng mặt hay không. -Có bị chảy mủ tai hay không. Cũng cần phát … Xem tiếp

Khám chức năng nghe

Khám chức năng nghe tức là trả lời hai câu hỏi : có điếc hay không, điếc thuộc về loại nào ? Muốn trả lời một cách chính xác hai câu hỏi này cần phải có dụng cụ tinh vi, khám tỉ mỉ, và tốn nhiều thì giờ. Trong thực tế chúng ta không thể để hàng giờ khám chức năng nghe cho tất cả từng người bệnh và cũng không cần phải làm như vậy. Đối với đa số bệnh nhân không có bệnh tai chúng ta chỉ cần … Xem tiếp

Cấp cứu chấn thương tai mũi họng 

Đặc điểm chung của chấn thương Tai Mũi Họng. 1.1. Đặc điểm về giải phẫu. Thành của cơ quan Tai Mũi Họng dễ vỡ, rạn, thủng hay xẹp, bật từng mảnh như: mảnh xương xoang, mảnh sụn, cơ do vết thương rất phức tạp. Niêm mạc: biểu mô trụ đơn có lông chuyển. Rất dễ bị bóc tách, viêm, hoại tử vì vậy khi niêm mạc không sống được nên bóc bỏ đi. Da: dễ bị dập nát, bóc từng mảng và da vùng Tai Mũi Họng dễ bị co … Xem tiếp

Apxe ngoài màng cứng do viêm tai xương chũm

Apxe ngoài màng cứng là một túi mủ ở giữa màng cứng và xương sọ. Nguyên nhân của apxe ngoài màng cứng thường là viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm hoặc viêm xương chũm cấp tính. Viêm nhiễm vào đến màng cứng bằng cách phá vỡ lớp vỏ trong của xương đá hoặc đi theo các mạch máu trong. Chúng ta thường thấy apxe ngoài màng cứng ở những vị trí sau đây : chung quanh tĩnh mạch bên, ở trên trần thượng nhĩ, ở mặt sau xương đá. … Xem tiếp

Sỏi Tuyến Nước Bọt

Các tuyến nước bọt: tuyến mang tai, tuyền dưới lưỡi, tuyến dưới hàm A-Điều Trị không Phẫu Thuật 1- Nội Soi Nội soi các tuyến nước bọt thực hiện bằng các dụng cụ nội soi siêu mỏng có đường kính dưới 1mm. Dùng ống nội soi mềm siêu mỏng “Olympus” đường kính 0,4, 0,8 và 1,1mm , hoặc ống nội soi nửa cứng (semi-rigide) Storz từ 1,2 mm. đường kính. Trước tiên cần xác định vị trí sỏi. Chụp phim Xquang không chuẩn bị, thẳng và nghiêng hoặc tốt nhất … Xem tiếp

U lành tính mũi xoang – Chẩn đoán và điều trị

U vùng mũi và xoang cạnh mũi (ở người lớn và trẻ em) hiếm gặp, chiếm khoảng dưới 3% u của đường hô hấp trên. Việc chẩn đoán u vùng mũi và xoang cạnh mũi thường trễ do triệu chứng chính là những triệu chứng giống như một tình trạng viêm mũi xoang mãn tính, nhưng có đặc điểm khác là thường xảy ra ở một bên đôi khi chảy máu. Chẩn đoán xác định bản chất khối u phải dựa vào giải phẫu bệnh. Do cấu trúc xoang nhỏ … Xem tiếp