Chụp động mạch vành

Chụp động mạch vành cho phép quan sát các động mạch vành phải và trái cùng các nhánh. Hai ống thông được luồn qua động mạch đùi và được đẩy vào động mạch chủ, tới tận các lỗ động mạch vành, vào động mạch vành phải và một vào động mạch vành trái. Sau đó tiêm một chất cản quang qua ống thông vào từng động mạch vành. Một máy quay sẽ ghi hình động của tuần hoàn vành ở các thời điểm. Trong nhiều trường hợp, chụp động mạch … Xem tiếp

Các bệnh tim bẩm sinh trong bệnh tim mạch

Phân loại: xem bảng 14.7 Căn nguyên Trong 90% số trường hợp bệnh tim bẩm sinh, căn nguyên không biết được chính xác. Trong 5% số trường hợp người ta tìm thấy có sai lệch nhiễm sắc thể, trong 3% số trường hợp thấy có hội chứng đa dị tật di truyền kiểu Mendel, và trong 2% số trường hợp thấy có bệnh ở phôi thai liên quan tới tác nhân bên ngoài. Bệnh tim bẩm sinh xuất hiện ngay từ lúc mới sinh và do một bất thường trong … Xem tiếp

Chứng tăng huyết áp động mạch do bệnh thận-mạch máu

Tên khác: hẹp động mạch thận, thiếu máu thận cục bộ, tăng huyết áp động mạch kiểu Goldblatt. Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Triệu chứng Xét nghiệm cận lâm sàng Ghi hình y học Tiên lượng Điều trị Định nghĩa Tăng huyết áp động mạch mạn tính do hẹp một động mạch thận, mà nếu được phẫu thuật hiệu chỉnh thì tăng huyết áp sẽ khỏi hoặc được cải thiện. Căn nguyên Khi một hoặc cả hai động mạch thận hoặc nhánh của các động mạch này bị hẹp … Xem tiếp

Nhịp bộ nối (Nhịp nút) và điều trị

Mục lục Thoát nút Nhịp nhanh bộ nối (nhịp nhanh nút) không kịch phát Nhịp nhanh bộ nối (nhịp nhanh nút) kịch phát Điện tâm đồ trong những trường hợp nhịp bộ nối (nhịp nút) Thoát nút Khi tần số nhịp xoang thấp hơn so với tần số của nhịp nút Tawara, thì nút này tự phóng xung điện và kích hoạt các tâm nhĩ ngược chiều (sóng p trở nên âm). Khi tần số của nút xoang và tần số của nút Tawara gần bằng nhau, thì có thể … Xem tiếp

Bong võng mạc – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh

Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Triệu chứng Chẩn đoán phân biệt Tiên lượng Điều trị Phòng bệnh Định nghĩa Lớp thần kinh và lớp biểu mô sắc tố của võng mạc bị tách rời nhau, lớp biểu mô sắc tố vẫn dính vào lá kính của màng mạch. Căn nguyên Thể nguyên phát: chủ yếu xuất hiện từ sau 50 tuổi, thường ở người bị cận thị nặng. Thể thứ phát: + Chấn thương, mổ (nhất là mổ đục thuỷ tinh thể) + Viêm giác mạc hoặc viêm màng … Xem tiếp

Viêm tai thanh dịch (viêm tai thanh – niêm mạc)

Tên khác: viêm tai thanh – niêm mạc. Mục lục Soi tai Triệu chứng Căn nguyên Điều trị Soi tai Màng nhĩ bị co, độ di động của màng nhĩ giảm. Có thể nhìn thấy chất tiết qua màng nhĩ (mức nước hoặc bọt khí). Triệu chứng Có tràn dịch trong tai giữa, đằng sau màng nhĩ kín. Dịch này là do viêm tai giữa cấp không được điều trị khỏi hoàn toàn hoặc do ống tai bị tắc và gây ra điếc dẫn truyền. Bệnh nhân có cảm giác … Xem tiếp

Nội soi ống tiêu hoá

Nói chung, trong kỹ thuật nội soi ống tiêu hoá người ta thường sử dụng loại Ống nội soi mềm có sợi quang học để chiếu sáng và quan sát, ống nội soi mềm còn có một kênh hoạt động (đường ống nhỏ qua đó có thể điều khiển dụng cụ gắn ở đầu ống nội soi) để dành cho những thủ thuật có dụng cụ (ví dụ làm sinh thiết) và một kênh nhỏ hơn để bơm phồng dạ dày và rửa thấu kính ở đầu og soi. Trong … Xem tiếp

Bệnh giãn dạ dày cấp tính

Định nghĩa: tích tụ hơi (khí) và dịch với thể tích lớn ở trong dạ dày. Căn nguyên: giãn dạ dày cấp tính thường gặp trong trường hợp sau phẫu thuật (nhất là phẫu thuật bụng), sau đẻ, hoặc sau chấn thương. Triệu chứng: những triệu chứng đầu tiên xuất hiện một vài ngày sau phẫu thuật, bao gồm: suy nhược, buồn nôn, nôn nhiều, đau bụng đôi khi rất dữ dội. Tầng trên bụng (thượng vị) phình to gõ thấy tiếng vang, và có tiếng óc ách dạ dày. … Xem tiếp

Điều trị thoát vị hoành

Thoát vị bẩm sinh hoặc mắc phải (do chấn thương) trong đó một tạng trong ổ bụng (thường là dạ dày hoặc đại tràng) chui qua cơ hoành lên ngực. Thoát vị hoành là do một vùng nào đó của cơ này bị yếu hoặc thiếu, thường là một vùng ở phía bên trái. Thường thoát vị hoành được phát hiện ngẫu nhiên nhân khám X quang. Khi khối thoát vị rất lớn, thì có thể gây ra những rối loạn hô hấp và nôn, nhất là ở trẻ em. … Xem tiếp

Sa trực tràng

SA TRỰC TRÀNG KHÔNG HOÀN TOÀN Chỉ một phần trực tràng bị sa xuống thấp và chỉ riêng lớp niêm mạc bị lồi ra khỏi hậu môn. Ở trẻ em, sa trực tràng không hoàn toàn thu lại tự nhiên hoặc bằng những biện pháp đơn giản là vệ sinh và chế độ ăn. ở người lớn, phải sửa chữa lại tư thế ngồi, tăng cường hoạt động thể lực và chống táo bón. Trong trường hợp bị nặng có thể cắt bỏ lớp niêm mạc bị sa. SA TRỰC … Xem tiếp

Đo áp suất tĩnh mạch gan và tĩnh mạch cửa

Tĩnh mạch gan: luồn ống thông tới các tĩnh mạch trên gan qua tĩnh mạch cửa. Tại đó áp suất là 2 Đẩy thông xa hơn nữa thì đo được áp suất trên gan bị chẹn (4-10 mmHg). Tĩnh mạch cửa: áp suất tĩnh mạch cửa có thể được đo qua đường lách, qua rôn hoặc trong lúc mở ổ bụng. Bình thường áp suất này là 5 – 10 Chênh lệch giữa áp suất trên gan bị chẹn và áp suất tĩnh mạch cửa là 5 mmHg. Chỉ định … Xem tiếp

Viêm Gan Virus – Triệu chứng, điều trị

Mục lục Tên khác Định nghĩa Căn nguyên và dịch tễ học Giải phẫu bệnh Triệu chứng của viêm gan cấp Xét nghiệm cận lâm sàng Biến chứng Chẩn đoán phân biệt Điều trị viêm gan cấp tính Điều trị viêm gan mạn tính >>> Phòng bệnh Tên khác Viêm gan A: bệnh viêm gan lưu hành hay truyền nhiễm, vàng da lưu hành, vàng da viêm long. Viêm gan B: viêm gan huyết thanh, vàng da do huyết thanh Viêm gan không A-không B: viêm gan Định nghĩa Thuật … Xem tiếp

Giãn tĩnh mạch thực quản

Mục lục Căn nguyên Sinh lý bệnh Triệu chứng Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị chảy máu Phòng về sau Căn nguyên Tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan. Tại các nước đang phát triển, gan nhiễm xơ do sán máng là nguyên nhân chính, về chi tiết xem tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Sinh lý bệnh Nếu bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa, áp lực trong các tĩnh mạch nhánh ở quanh chỗ tiếp giáp thực quản-dạ dày tăng lên, máu trong ống tiêu hoá … Xem tiếp

Hôn mê do tăng đường huyết có tăng áp suất thẩm thấu

Tên khác: hôn mê đường huyết cao không có ceton. Mục lục Triệu chứng Sinh lý bệnh Triệu chứng Xét nghiệm cận lâm sàng Biến chứng Tiên lượng Điều trị Triệu chứng Thể hôn mê đường huyết cao này có kèm theo mất nước và tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương. Gặp ở bệnh nhân cao tuổi bị tiểu đường vừa phải hoặc chưa được biết là bị tiểu đường, không uống đủ nước để bù lượng nước bị mất. Bị viêm phổi, dùng một số thuốc (corticoid, … Xem tiếp

Bệnh Kwashiorkor (hội chứng thiếu đa dinh dưỡng ở trẻ nhỏ)

Tên khác: Hội chứng thiếu đa dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Kwashiorkor là từ của bộ tộc Accra ở Ghana, có nghĩa là “bệnh ở trẻ cai sữa khi có đứa trẻ khác ra đời”. Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Giải phẫu bệnh Triệu chứng Tiên lượng Điều trị Định nghĩa Hội chứng thiếu dinh dưỡng đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ châu Phi sau khi cai sữa, trẻ bị chậm lớn, có rối loạn ở da, phù, rối loạn tiêu hoá và tổn thương ở gan. Căn … Xem tiếp