HÀ THỦ Ô ĐỎ-Polygonum multiflorum Thunb., họ Rau răm – Polygonaceae

HÀ THỦ Ô ĐỎ Radix Polygoni multiflori Dược liệu là rễ củ phơi khô của hà thủ ô đỏ – Polygonum multiflorum Thunb., họ Rau răm – Polygonaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố             Dây leo nhỏ, sống dai, có rễ phình thành củ. Thân quấn mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía. Lá mọc so le, hình tim, có mũi nhọn ở  đỉnh, dài 4 – 8cm rộng 2,5 – 5cm. Cuống lá có phủ lông, bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt. Hoa họp thành chùy ở … Xem tiếp

Tính chất – Định tính flavonoid

III. Tính chất – Định tính.             Các dẫn chất flavon có màu vàng rất nhạt có khi không màu (trường hợp các nhóm OH đã methyl hoá), flavonol vàng nhạt đến vàng, chalcon và auron vàng đậm đến đỏ cam. Các chất thuôc nhóm isoflavon, flavanon, isoflavanon, flavanonol, leuco-anthocyanidin, flavan-3-ol do không có nối đôi liên hiệp giữa vòng B với nhóm carbonyl nên không màu.             Các dẫn chất anthocyanidin thì màu thay đổi tuỳ theo pH của môi trường. Tuy nhiên khi các flavonoid ở trong các … Xem tiếp

Các vị thuốc mang tên hoàng liên

Các vị thuốc mang tên hoàng liên – Coptis spp., Thalictrum spp., họ Mao lương – Ranunculaceae; Berberis spp, họ Hoàng liên gai – Berberidaceae.             Thành phần có tác dụng kháng khuẩn: Berberin.             Tác dụng kháng khuẩn: Gupta và Kahali thấy berberin ức chế Leishmania tropica ở nồng độ 1:80.000, có tác dụng hiệu quả trên lâm sàng, ngoài ra berberin còn có tác dụng lên Trypanosoma equiperdum nhiễm trên người. Giliver thấy berberin ức chế hoàn toàn các vi khuẩn: Pseudomonas syringae và Verticillium dahliae ở nồng … Xem tiếp

Morinda root (Bajitian)-Morinda officinalis How

Morinda root (Bajitian) Pharmaceutical Name: Radix Morindae officinalis Botanical Name: Morinda officinalis How Common Name: Morinda root Source of Earliest Record: Shennong Bencao Jing Part Used & Method for Pharmaceutical Preparations: The roots are dug in spring or winter. After the fibrous roots have been removed and the roots are dried in the sun, the dried roots are steamed or soaked. The core of the root is discarded, and the remaining root is cut into slices. Properties & Taste: Pungent, sweet and slightly warm. Meridian: Kidney Functions: 1. To tonify … Xem tiếp

TRÚC ĐÀO– Nerium oleander L. họ Trúc đào – Apocynaceae

TRÚC ĐÀO Dược liệu là lá của cây trúc đào – Nerium oleander L. họ Trúc đào – Apocynaceae. Loài Nerium odorum Soland. cũng được dùng. Đặc điểm thực vật  Trúc Đào là Cây gỗ nhỏ, mọc thành bụi cao 3-5 m. Thân non dẹp, sau đó trở nên tròn, màu xanh, có nhiều lông nhỏ; thân già màu nâu mang thẹo cuống lá. Lá tập trung ở ngọn, đơn, nguyên, mọc vòng 3 hay mọc đối (lá cuối của mỗi cành), lá thon hẹp, có mũi nhọn, dài 7-10 … Xem tiếp

CÀ LÁ XẺ-Solanum laciniatum Ait., thuộc họ Cà – Solanaceae.

CÀ LÁ XẺ Tên khoa học của cây cà lá xẻ: Solanum laciniatum Ait., thuộc họ Cà – Solanaceae. Cây cà lá xẻ còn gọi là cà Úc. Đặc điểm thực vật Cây thuộc thảo, sống nhiều năm, cây cao tới 2 – 2,5 m, thân mọc đứng, phần gốc hóa gỗ.Thân thiết diện tròn, khi cây cao 40 – 60 cm thì phân cành, thân cây bắt đầu ra là màu xanh đậm và chuyển sang màu đen khi có phát triển, cuối cùng tạo thành vỏ thô màu … Xem tiếp

TRẦM HƯƠNG (Gỗ) Lignum Aquilariae resinatum-(Trầm dó) (Aquilaria agallocha Roxb.)

TRẦM HƯƠNG (Gỗ) Lignum Aquilariae resinatum Gỗ có nhựa của cây Trầm hương (Trầm dó) (Aquilaria agallocha Roxb.) hay (Aquilaria crassna Pierre ex Lec.), hoặc của cây Bạch mộc hương (Aquilaria sinensis (Lour.) Gilg), họ Trầm (Thymelaeaceae). Mô tả Gỗ của cây Trầm dó: Dược liệu là những thanh hoặc mảnh, hình dạng không cố định, dài 10 – 20 cm, rộng 3 – 5 cm, có khi như thanh gỗ mục, rải rác có lỗ của sâu đục. Mặt ngoài lồi lõm, màu xám đất. Vết chẻ dọc màu … Xem tiếp

BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC LÀ GÌ ?

I. BÀO CHẾ LÀ GÌ ? Bào có nghĩa là dùng sức nóng để thay đổi lý tính và dược tính của thuốc, tiện cho việc chế biến và điều trị. Chế có nghĩa là dùng công phu thay đổi hình dạng, tính chất của dược liệu. Nói chung, bào chế là công việc biến đổi tính thiên nhiên (thiên tính) của dược liệu thành những vị thuốc để phòng và trị bệnh. Trong tiếng Việt thường dùng danh từ thuốc chín đối nghĩa với danh từ thuốc sống, chữ … Xem tiếp

Sắc ký khí

4. Sắc ký khí   Sắc ký khí là phương pháp sắc ký mà pha động lỏng được thay bằng một dòng khí liên tục chạy qua pha tĩnh. Các chất được tách ra khỏi hỗn hợp bởi tương tác khác nhau của chúng với pha tĩnh. Do khả năng hòa tan rất kém của chất khí, dòng khí này không đóng vai trò của một pha động thực sự trong hệ thống sắc ký. Nó chỉ làm nhiệm vụ lôi cuốn các chất trong pha hơi chạy dọc theo … Xem tiếp

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC HỌC PHƯƠNG TÂY

II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC HỌC PHƯƠNG TÂY   Ngành dược phương Tây phát triển dựa trên nền tảng kiến thức và kinh nghiệm của y dược học Hy Lạp và La Mã. 2.1. Thời Trung cổ Sau thời cổ đại, châu Âu bước vào Thời trung cổ (575 – 1300) với sự ảnh hưởng rất lớn của giáo hội Thiên chúa giáo. Trong suốt thời Trung cổ, Dược liệu học cũng như các môn khoa học nói chung không thể phát triển. Các tài liệu … Xem tiếp

Kiểm nghiệm vi học dược liệu Quế-Cinnamomum cassia

2.3.7. Quế Cortex Cinnamomi Vỏ thân hoặc vỏ cành đã chế biến và phơi khô của cây Quế  (Cinnamomum cassia Presl.) hoặc một số loài Quế khác (Cinnamomum spp.), họ Long não (Lauraceae). Mô tả cây Cây to, cao 10 – 20m. Vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Hoa trắng mọc thành chùm xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu … Xem tiếp

Bào chế dược liệu BẠCH TRUẬT-Atractylodes macrocephata Koidz.

BẠCH TRUẬT Tên khoa học: Atractylodes macrocephata Koidz.; Họ cúc (Asteraceae) Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ cứng nhắc, có dầu thơm nhẹ, giữa trắng ngà là tốt. Ngoài ra còn có thứ ứ truật, cống truật là thứ truật tốt hơn. Bạch truật không phải ủ hay đồ hoặc tẩm sao. Không nên nhầm với nam bạch truật (Gynurasinensis, họ cúc). Thành phần hóa học: Có tinh dầu 1,4% (chủ yếu là atractylola và atractylon), có sinh tố A. Tính vị – quy kinh: Vị … Xem tiếp

Chiết xuất các alcaloid canhkina

5.4. Chiết xuất các alcaloid canhkina 5.4.1. Đại cương Có nhiều loài Canhkina: Cinchona succirubra Pavon (Canhkina đỏ), Cinchona calisaya Wedell (Canhkina vàng), Cinchona officinalis L. (Canhkina xám), Cinchona ledgeriana Moens (Canhkina thơm). Canhkina là cây gỗ cao từ l0-25 m. Người ta thường dùng vỏ để chiết quinin, quinidin. Có thể sử dụng cả vỏ thân, vỏ rễ, vỏ cành nhưng vỏ thân là tốt nhất. 5.4.2. Thành phần hóa học của cây canhkina Vỏ canhkina có hàm lượng alcaloid cao (4-15%). Nguyên liệu được sử dụng chiết quinin, … Xem tiếp