II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC HỌC PHƯƠNG TÂY

 

Ngành dược phương Tây phát triển dựa trên nền tảng kiến thức và kinh nghiệm của y dược học Hy Lạp và La Mã.

2.1. Thời Trung cổ

Sau thời cổ đại, châu Âu bước vào Thời trung cổ (575 – 1300) với sự ảnh hưởng rất lớn của giáo hội Thiên chúa giáo. Trong suốt thời Trung cổ, Dược liệu học cũng như các môn khoa học nói chung không thể phát triển. Các tài liệu của Hyppocrates, Celus, Dioscorides, Galen trở thành kinh thánh trong y học. Điểm đáng ghi nhận của thời kỳ này là sự xâm nhập của y học  A Rập cào châu Âu. Người Saracen (một tộc ngươi ở Bắc A Rập) đã đưa các hiệu thuốc vào châu Âu ở thế kỷ thứ VII – VIII. Thời kỳ này có Aciven (980 – 1037) thầy thuốc A Rập rất nổi tiếng ở phương Tây. Vào thế kỷ XIII – XIV có sự ra đời về các phường hội Dược ở Pháp.

2.2. Thời Phục hưng

Trong rất nhiều thế kỷ, việc sử dụng cây thuốc chủ yếu là dựa trên sách vở của Dioscorides, Galen v.v… Dược liệu học chỉ dừng lại ở mức độ mô tả các đặc điểm hình thái và sử dụng các dạng chế phẩm đơn giản như cao thuốc, rượu thuốc, dấm thuốc…
Đến thời Phục hưng (1300 – 1650), Paracelsus (1490 – 1541) – một y sĩ người Thụy Sĩ đã đưa ra khái niệm về hoạt chất của dược liệu. Ông cũng là người đẩy mạnh việc sử dụng các khoáng vật làm thuốc tại châu Âu. Ông kêu gọi việc sử dụng các phương thuốc độc vị thay cho các bài thuốc gồm nhiều vị. Paracelsus cũng cho rằng các hoạt chất phải được chế tạo từ đá, các chất tinh túy của cây thuốc phải được chiết xuất. Những ý tưởng đó sau này được áp dụng rộng rãi trong y dược học hiện đại phương Tây.

2.3. Thời cận đại

Sau thời Phục hưng là Kỷ ánh sáng (1650 – 1750) của Thời cận đại, ngành dược bắt đầu chấp nhận các lý thuyết của Paracelsus nhưng không loại bỏ những kinh nghiệm cũ. Các vườn cây thuốc, vườn thực vật xuất hiện và đóng vai trò rất quan trọng.
Những tiến bộ của điều trị được đánh dấu với Dale với cuốn Pharmacologia (1700) nhấn mạnh mục tiêu của y học là phải dựa trên nền tảng trị liệu. Đó được coi là thời điểm dược tách ra khỏi y trong y học phương Tây.
–  C. Linnaeus (1707 – 1778) đặt ra hệ thống danh pháp cho động vật và thực vật.
–  K.W. Scheele đã chiết được các acid thực vật và những chất khác vào cuối thế kỷ 18. Khởi đầu cho việc nghiên cứu thành phần hóa học của cây thuốc.
–   F. Sertürner chiết được morphin từ thuốc phiện. Sự kiện này chứng minh khái niệm chất “tinh túy” của Paracelsus.
–  Chất gây mê đầu tiên được tổng hợp (1842), khởi đầu sự hình thành của hóa dược học, tách dần ra khỏi dược liệu.
–  Schleiden năm 1857 khám phá ra rằng có thể phân biệt được các dược liệu bằng cách quan sát chúng dưới kính hiển vi và tầm quan trọng của khảo sát mô học trong chống nhầm lẫn và giả tạo các vị thuốc.
–  Eijkman đưa ra khái niệm vitamin (1896).
–  J. Abel đã chiết được epinephrin từ động vật (1897), chứng minh rằng có thể sản xuất các chất có tác dụng sinh lý đặc hiệu từ các tuyến nội tiết của động vật…

2.4. Sự phát triển của dược liệu học thế kỷ XX

Thời hiện đại, sự phát triển của các môn khoa học cơ bản, đặc biệt là hóa học và các phương pháp phân tích hóa lý, quang phổ đã tạo ra những công cụ mới hết sức hữu hiệu cho nghiên cứu dược liệu.
Sự ra đời của kỹ thuật sắc ký (Tsvets, 1903) làm cho việc phân tích, phân lập các chất trở lên đơn giản và hiệu quả hơn. Các phương pháp sắc ký điều chế đã giúp cho việc chiết tách các chất có hàm lượng thấp trong hỗn hợp phức tạp.
Các phương pháp phân tích dụng cụ, đặc biệt các thiết bị sắc ký ghép nối với các thiêt bị quang phổ đã giúp cho việc nhận định và xác định hàm lượng các chất trong những hỗn hợp phức tạp với độ nhạy rất cao. Các thiết bị quang phổ đã giúp cho việc xác định cấu trúc các chất trở nên dễ dàng hơn, nhanh và tốn ít mẫu hơn.
Vào cuối thế kỷ 20, việc nghiên cứu các cây thuốc có định hướng bằng sự kết hợp của các thử nghiệm tác dụng sinh học với các nghiên cứu thành phần hóa học đã giúp cho việc tìm ra các chất trong cây cỏ có hoạt tinh trị liệu trở nên nhanh chóng, ít tốn kém hơn và với cơ may thành công lớn hơn.
Sự phát triển của sinh học đặc biệt là sinh học phân tử đã giúp cho việc chọn lọc nhân giống tạo ra nguồn nguyên liệu có chất lượng cao với các kỹ thuật gây đột biến , nuối cấy mô, chuyển gen v.v…
Các manna, ví dụ như T-2-HN (một dẫn chất O-acetyl-1-3-α-D-mannan) trong nấm Dictyophora indusiata; hai glucuronoxylomannan (MEA và MHA) và glucourono-xyloglucomannan (U-3-A) trong loài mộc nhĩ Auricular auricula-jundae (Fr) Quel.

có tác dụng chống khối u trên dòng tế bào Sarcoma 180 [Ukai S. (1983) Chem. Phar. Bull. 31(2), 741-44]. Các poysaccharid phức hợp cũng có các tác dụng chống khối u đáng chú ý. Ví dụ như ba proteoglucan phân lập từ hệ sợi của loại Ganoderma tsuga là FI­o-A, FIo-b-α và FA-1-b-α có tác dụng chống khối u mạnh trên Sarcoma 180. [Zhang J. (1994) Biosci. Biotech. Biochem.59(7):1202-05].

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ môn dược liệu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Bộ môn dược liệu (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội.
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học.
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

0/50 ratings
Bình luận đóng