Cây óc chó – Juglans regia L., họ Óc chó – Juglandaceae

Cây óc chó – Juglans regia L., họ Óc chó – Juglandaceae.              Cây to cao có thể hơn 20m. Lá kép lông chim, 5 – 7 lá chét, cuống phình to. Hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa đuôi sóc. Quả hạch, đường kính chừng 3 – 4cm. Hạt chia thành 4 thùy, có nhiều rãnh nhăn nheo trông giống như  óc do đó có tên là quả óc chó. Quả chín vào tháng 9 – 10. Ở miền Bắc nước ta có ở các tỉnh Cao Bằng, Hà … Xem tiếp

HỒ TIÊU-Piper nigrum L., họ Hồ tiêu – Piperaceae

HỒ TIÊU Tên khoa học của cây hồ tiêu: Piper nigrum L., họ Hồ tiêu – Piperaceae Cây hồ tiêu còn gọi là hạt tiêu, cổ nguyệt. Đặc điểm thực vật Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn, bám vào cây tựa bằng những rễ. Thân mọc cuốn mang lá mọc cách. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Cụm hoa: hình đuôi sóc, mọc đối với lá, khi … Xem tiếp

HOÀNG LIÊN- Coptis chinensis Franch-Họ Hoàng liên – Ranunculaceae

HOÀNG LIÊN Có nhiều loài hoàng liên chân gà như Coptis chinensis Franch,. Coptis teeta Wall., Coptis teetoides C.Y. Cheng, Coptis deltoidea C.Y. Cheng et Hsiao. Họ Hoàng liên – Ranunculaceae. Đặc điểm thực vật Hoàng liên là cây thảo, sống nhiều năm, cao chừng 15 -35 cm, thân mọc thẳng, phía trên phân nhánh, có nhiều rễ nhỏ. Lá mọc từ thân rễ lên, có cuống dài 6 -12 cm. Phiến lá gồm 3 – 5 lá chét, mỗi lá chét  lại chia thành nhiều thùy có mép răng … Xem tiếp

CÀ PHÊ

CÀ PHÊ Có 3 loài chính:  Cà phê chè (Coffea arabica L). Cà phê mít (Coffea exselea Chev.). Cà phê vối (Coffea robusta Chev.). Họ Cà phê – Rubiaceae Đặc điểm thực vật Câycà phê sống lâu năm. Thân gỗ, cao 3-5m (cà phê chè) hoặc 10 – 15m (cà phê vối, mít. Vỏ thân thường mốc trắng. Cành chia 2 loại: các chồi vượt và các cành ngang mọc từ các mắt của chồi vượt. Các cành tạo thành tầng quanh thân chính và cành vượt. Lá đơn, mọc … Xem tiếp

THẠCH XƯƠNG BỒ LÁ TO-(Thân rễ)-Rhizoma Acori graminei macrospadici-(Acorus gramineus Soland. var. macrospadiceus Yamamoto Contr.), họ Ráy (Araceae)

THẠCH XƯƠNG BỒ LÁ TO (Thân rễ) Rhizoma Acori graminei macrospadici Thân rễ đã phơi khô của cây Thạch xương bồ lá to (Acorus gramineus Soland. var. macrospadiceus Yamamoto Contr.), họ Ráy (Araceae). Mô tả Thân rễ hình trụ dẹt, dài 20 – 35 cm, dầy 5 – 7 mm, đốt dài 7 – 8 mm, hoặc 1 cm về phía ngọn. Phía ngọn đôi khi phân 2 – 3 nhánh phụ, mỗi nhánh dài khoảng 5 cm, ở mỗi đốt có các rễ thưa và cứng. Khi khô vỏ … Xem tiếp

Kiểm nghiệm dược liệu chứa saponin

3.1.2. Kiểm nghiệm dược liệu chứa saponin 3.1.2.1. Định tính saponin trong dược liệu – Quan sát hiện tượng tạo bọt Cho vào ống nghiệm lớn 0,1g bột dược liệu, thêm 5ml nước. Lắc mạnh trong 5 phút. Để yên và quan sát hiện tượng tạo bọt. Nếu bọt còn bền vững sau 15 phút thì sơ bộ kết luận dược liệu có chứa saponin. – Sắc ký lớp mỏng Dược liệu sử dụng: Cát cánh, Viễn chí, Mạch môn, Ngưu tất. Lấy 2g bột dược liệu, thêm 10ml methanol, … Xem tiếp

Các chỉ tiêu đánh giá dược liệu

5. Xác định độ ẩm:   Dược liệu thường được quy định một giới hạn độ ẩm nhất định ví dụ Dược điển II tập 3 quy định độ ẩm của lá thanh cao hoa vàng: không quá 13%, quá độ ẩm đó thì dược liệu dễ bị mốc, hư hỏng. Song song với việc định lượng hoạt chất thì cũng cần phải xác định độ ẩm để qui hàm lượng so với dược liệu khô tuyệt đối. Có thể xác định độ ẩm bằng những cách sau đây: – … Xem tiếp

Phổ khối lượng

3. Phổ khối lượng   Một trong những phổ có ứng dụng nhiều nhất hiện nay trong phân tích và xác định các chất tự nhiên là phổ khối lượng (mass spectrometry, MS, thường được gọi là phổ khối). Phổ khối cung cấp những thông tin về khối lượng của các ion sinh ra từ phân tử. Phổ khối không xác định trực tiếp khối lượng của ion mà xác định tỉ lệ giữa khối lượng (m) và điện tích (z) của ion (m/z). Ở các phân tử nhỏ, điện … Xem tiếp

Kiểm nghiệm vi học Bạch đàn-Eucalyptus camaldulensis

2.3.2. Bạch đàn Folium Eucalypti Dược liệu dùng là lá của cây Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis Dehn.; Eucalyptus exserta F. Muell.) và một số loài Bạch đàn khác, họ Sim (Myrtaceae). Mô tả cây Cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le, phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu. … Xem tiếp

Các phương pháp chiết xuất dược liệu

4. Các phương pháp chiết xuất 4.1. Phân loại Có nhiều cách phân loại, dựa vào những yếu tố khác nhau. • Dựa vào nhiệt độ, có các phương pháp chiết sau: – Chiết nóng. – Chiết nguội (ở nhiệt độ thường). • Dựa vào chế độ làm việc có các phương pháp chiết sau: – Gián đoạn. – Bán liên tục. – Liên tục. • Dựa vào chiều chuyển động tương hỗ giữa hai pha, có các phương pháp: – Ngược dòng. – Xuôi dòng. – Chéo dòng. • … Xem tiếp

Các phương pháp chung chiết alcaloid

3. Các phương pháp chung chiết alcaloid Trong nguyên liệu thực vật ngoài alcaloid còn có vô số các chất khác như protein, nhựa, tanin, terpenoid, glycosid, sáp…. Chiết xuất các alcaloid là tách chúng ra khỏi dược liệu dưới dạng tinh khiết, không lẫn các tạp chất hoá học khác nhau có chứa trong dược liệu. Dựa vào các tính chất chung của alcaloid người ta đưa ra 2 phương pháp chung để chiết tách các alcaloid ra khỏi nguyên liệu thực vật. 3.1. Phương pháp chiết alcaloid dưới … Xem tiếp

Bào chế-ĐẠI PHÚC BÌ (vỏ quả cau)-Areca catechu L.

ĐẠI PHÚC BÌ (vỏ quả cau) Tên khoa học: Areca catechu L.; họ Cau (Arecaceae). Bộ phận dùng: vỏ quả cau nhà. Vỏ quả khô, nhiều xơ xốp vàng, mềm, dai là tốt; cứng, mốc, đen là xấu. Thành phần hóa học: Có các alcaloid như trong hạt cau nhưng tỷ lệ rất thấp như arecolin, guvacolin v.v… Tính vị – quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào hai kinh tỳ và vị. Tác dụng: Hạ khí hành thủy, thông đại tiểu tràng. Làm thuốc trị thủy thũng. Chủ trị: … Xem tiếp

Bào chế HOÀNG KỲ-Astragalus membranaceus Bge.

HOÀNG KỲ Tên khoa học: Vị thuốc là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus Bge.) hoặc Hoàng kỳ Mông cổ (Astragalus mongholicus Bge.), họ Đậu (Fabaceae). Bộ phận dùng: Rễ. Rễ to mập, bằng ngón tay, nhiều thịt ít xơ, dai bền, ruột vàng là tốt. Có thứ vỏ đen (hắc kỳ) thịt vàng. Có thứ còn non (nộn kỳ) thịt trắng nhiều bột không xơ là thứ tốt nhất. Có người làm giả hắc kỳ bằng cách nhuộm đen hoàng kỳ, nhưng rửa … Xem tiếp

Bào chế KIM NGÂN HOA-Lonicera japonica Thunb

KIM NGÂN HOA Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.; Họ cơm cháy (Caprifoliaceae) Bộ phận dùng: Hoa mới chớm nở, lá và dây ít dùng. Hoa chùm trắng vàng xen nhau, mềm, không tạp chất, đài có lông nhỏ là tốt. Thứ hoa đơn sắc vàng thâm, đóa hoa nhỏ, cứng là xấu. Thành phần hóa học: Hoa có inosid 1%, lonicerin, chất sapunosid và chất chát. Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính hàn. Vào bốn kinh phế, vị, tâm và tỳ. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc. … Xem tiếp

Bào chế MẠCH MÔN ĐÔNG (củ tóc tiên)Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker. Gawl.

MẠCH MÔN ĐÔNG (củ tóc tiên) Tên khoa học: Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker. Gawl.; Họ hoàng tinh (Convallariaceae) Bộ phận dùng: Thân rễ (củ) to bằng đầu đũa, mềm, vỏ trắng vàng, thịt ngọt, không mốc, không bị teo là tốt; củ cứng vị đắng không nên dùng. Thành phần hóa học: chất nhầy, chất đường. Tính vị – quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Vào ba kinh tâm, phế và vị. Tác dụng: Thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị, sinh tân. Công dụng: Trị ho, miệng khát, … Xem tiếp