Cây óc chóJuglans regia L., họ Óc chó – Juglandaceae. 
            Cây to cao có thể hơn 20m. Lá kép lông chim, 5 – 7 lá chét, cuống phình to. Hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa đuôi sóc. Quả hạch, đường kính chừng 3 – 4cm. Hạt chia thành 4 thùy, có nhiều rãnh nhăn nheo trông giống như  óc do đó có tên là quả óc chó. Quả chín vào tháng 9 – 10. Ở miền Bắc nước ta có ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang.
            Thành phần kháng khuẩn: Chất juglon (= 5 – hydroxy 1, 4 – naphtoquinon) có trong quả xanh, kết tinh màu đỏ cam trong dung môi chloroform hoặc benzen, đ.c. 153 – 154°C, rất tan trong chloroform, acid acetic nóng, ethanol, ether, không tan trong nước, tan trong dung dịch NaOH cho màu tía, với H2SO4 đậm đặc cho màu đỏ. Bên cạnh juglon còn tồn tại dạng khử: a -hydrojuglon – 4 – b- O – glucosid. Quả còn chứa một flavonoid là juglanin.
            Tác dụng kháng khuẩn: Candida mycoderma, Corynebacterium diphteriae, Bacillus antracoides, B. anthracis, B. Subtilis, Hansenula anomala, Botrys cinerea và nhiều loài nấm mốc.
            Công dụng.
            Vỏ quả đã biết dùng từ thời cổ Hy Lạp và La Mã để chữa bệnh herpes. Juglon đã được bào chế dưới dạng thuốc mỡ với vaselin hoặc lanolin để chữa eczema, vẩy nến và các bệnh chốc lở khác. Thuốc mỡ 1 – 4% thêm vào 5 -10% anesthesin, cồn nước 1:5:000 – 1:10:000 và dung dịch ether 1 – 4% để bôi tại chổ.
            Trong y học cổ truyền dùng hạt để trị ho, viêm phế quản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ và cs. (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

5/52 ratings
Bình luận đóng