BÁCH BỘ

Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour.; Họ bách bộ (Stemonaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ béo chắc, ít ngọt, đắng nhiều, mùi thơm mát, vỏ ngoài đỏ hay nâu sẫm là tốt.
Thành phần hóa học: Có các alcaloid như stemomin, stemonidin v.v… cồn có chất đường 2,3%, chất béo 0,8%, chất đạm 9%, các acid hữu cơ.
Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính hơi ôn. Vào kinh phế.
Tác dụng: ôn phế, sát trùng.
Công dụng:
–   Dùng sống: trị lở ghẻ, giun sán.
–   Dùng chín: trị ho hàn, ho lao.
Liều dùng: Ngày dùng 4 – 12g, có thể đến 30 – 40g
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư nhược không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy rễ bách bộ rửa sạch bỏ vỏ, tước nhỏ, bỏ lõi, phơi âm can cho khô (Lôi Công).
Tẩm rượu một đêm, sấy khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, ủ mềm rút lõi, thái mỏng, phơi khô (dùng sống). Tẩm mật một đêm rồi sao vàng (dùng chín).
Rễ nấu thành cao lỏng (1ml = 5 hay 10g dược liệu).
Bảo quản: đậy kín để nơi khô

ráo, thoáng gió vì dễ bị mốc. Nếu bị mốc, rửa sạch bằng nước lã, phơi hoặc sấy cho khô.

0/50 ratings
Bình luận đóng