HOÀNG KỲ

Tên khoa học: Vị thuốc là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus Bge.) hoặc Hoàng kỳ Mông cổ (Astragalus mongholicus Bge.), họ Đậu (Fabaceae).
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ to mập, bằng ngón tay, nhiều thịt ít xơ, dai bền, ruột vàng là tốt. Có thứ vỏ đen (hắc kỳ) thịt vàng. Có thứ còn non (nộn kỳ) thịt trắng nhiều bột không xơ là thứ tốt nhất.
Có người làm giả hắc kỳ bằng cách nhuộm đen hoàng kỳ, nhưng rửa đi thì mát đen.
Thành phần hóa học: Chất đường, chất keo, glucose, chất bột, chất xơ.
Tính vị – quy kinh: Vị hơi ngọt, tính ấm. Vào kinh phế và tỳ.
Tác dụng: Kiện tỳ, ích khí, cố vệ.
Công dụng: Dùng sống: cố biểu, lợi tiểu, trị bệnh đái đường, đái đục, giải nhiệt, giải độc, rút mủ, trị lở loét.
Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12g, có khi đến 40g.
Kiêng kỵ: ngoại cảm, tích trệ thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
– Cắt bỏ đầu, đồ lên nửa ngày, tước ra sợi nhỏ để lên mặt đá, đập nát dùng (Lôi Công).
– Đánh bẹp nát, tẩm mật rồi nướng (3 lần) cùng có khi tẩm muối đồ chín (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
– Rửa sạch, ủ hơi mềm, thái hoặc bào mỏng 1 – 2 ly. Sấy nhẹ hoặc phơi khô (dùng sống).
– Tẩm mật sao: sau khi làm khô đập nát, tước nhỏ, tẩm mật sao vàng (cách này thường dùng).
– Có thể ngâm mật ong

2 – 3 ngày cho thấu rồi quấn giấy bản lùi tro (nếu làm ít) hoặc sao vàng.

Bảo quản: Để nơi cao ráo, tẩm mật rồi không nên để lâu.

0/50 ratings
Bình luận đóng