Ổn định dược liệu

Ổn định dược liệu                                       Dược liệu nguồn gốc thảo mộc thường chứa nhiều enzym như: enzym thủy phân cắt các dây nối osid, enzym cắt dây nối ester, enzym đồng phân hóa, enzym oxy hóa, enzym trùng hợp hóa… Người ta đã phân lập được hàng trăm enzym khác nhau. Bản chất enzym là protein hoặc có phần cơ bản là protein, tuy nhiên cấu trúc của chúng chưa được biết một cách đầy đủ. Có thể nói enzym là những chất xúc tác hữu cơ của các phản … Xem tiếp

BÀO CHẾ BÁCH BỘ-Stemona tuberosa

BÁCH BỘ Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour.; Họ bách bộ (Stemonaceae) Bộ phận dùng: Rễ. Rễ béo chắc, ít ngọt, đắng nhiều, mùi thơm mát, vỏ ngoài đỏ hay nâu sẫm là tốt. Thành phần hóa học: Có các alcaloid như stemomin, stemonidin v.v… cồn có chất đường 2,3%, chất béo 0,8%, chất đạm 9%, các acid hữu cơ. Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính hơi ôn. Vào kinh phế. Tác dụng: ôn phế, sát trùng. Công dụng: –   Dùng sống: trị lở ghẻ, giun sán. … Xem tiếp

Kiểm nghiệm vi học Hoàng kỳ-Astragalus membranaceus

2.2.6. Hoàng kỳ Radix Astragali membranacei Rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng Kỳ Mông Cổ (Astragalus membranaceus(Fisch.) Bge. var. mongholicus (Bge.) Hsiao, hoặc cây Hoàng kỳ Mạc Giáp (Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge.), họ Đậu (Fabaceae). Đặc điểm dược liệu Rễ hình trụ tròn, trên to, phần dưới nhỏ dần. Đầu nhỏ phân làm nhiều nhánh nhỏ. Rễ dài 40 – 50cm, đường kính 1 – 3,5cm. Mặt ngoài màu nâu sáng có vân dọc nhỏ. Chất rắn, dẻo chắc, có bột, bẻ ra có nhiều xơ nhỏ. Mặt … Xem tiếp

Bào chế dược liệu BẠCH MAO CĂN (rễ cỏ tranh)- Imperata cylindrica Beauv.

BẠCH MAO CĂN (rễ cỏ tranh) Tên khoa học: Imperata cylindricaBeauv.; Họ lúa (Poaceae) Bộ phận dùng: Rễ của cây cỏ tranh. Rễ hình trụ tròn nhỏ, hơi cong queo, sắc vàng ngà, chất nhẹ mà dai. Thứ mập, đốt dài, khô, không ẩm mốc, sạch bẹ, không lẫn tạp chất (rễ cỏ may) là tốt. Thứ gầy, đốt ngắn, mốc ẩm là xấu. Thành phần hóa học: Rễ chứa các chất đường glucose, fructose, acid hữu cơ v.v… Tính vị – quy kinh: vị ngọt, tính hàn. Vào ba … Xem tiếp

Khái niệm cao thuốc

1. Khái niệm cao thuốc Những chế phẩm điều chế bằng cách chiết xuất dược liệu ở một kích thước tiểu phân nhất định với dung môi chiết thích hợp được gọi chung là cao thuốc. Đó là những chế phẩm có thể chất lỏng (cao lỏng, cồn thuốc), bán rắn (cao mềm) hay rắn (cao khô). Nếu dung môi chiết xuất là ethanol và dịch chiết thu được không qua giai đoạn bốc hơi dung môi, chế phẩm thu được gọi là cồn thuốc. Cao thuốc có thể là … Xem tiếp

Bào chế CỐT TOÁI BỔ (cây tổ rồng, tổ phượng)-Polypodium fortunei O.Kuntze

CỐT TOÁI BỔ (cây tổ rồng, tổ phượng) Tên khoa học: Polypodium fortunei O.Kuntze; Họ dương xỉ (Polypodiaceae) Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Cây tổ rồng mọc bám chắc vào các cây cổ thụ hoặc ở hốc đá. Thứ củ già, khô, da màu nâu, thịt hồng hồng, không mốc mọt, không lẫn tạp chất hay rễ khác là tốt. Thành phần hóa học: Có tinh bột, hesperidin. Tính vị – quy kinh: Vị đắng, chát, tính ấm. Vào hai kinh can và thận. Tác dụng: … Xem tiếp

Bào chế HẠNH NHÂN MƠ-Prunus armeniaca L.

HẠNH NHÂN MƠ Tên khoa học: Prunus armeniaca L.; Họ hoa hồng (Rosaceae) Bộ phận dùng: Nhân của hạt quả hạnh. Hạt cứng có nhân nguyên vẹn, chắc, nhiều dầu, màng nhân mỏng, nhân màu vàng đất, không mốc mọt là tốt. Có hai thứ nhân: nhân đắng (khổ hạnh nhân Prunus armeniaca L. var ansu Maxim) Tây y hay dùng; nhân ngọt (điềm hạnh nhân) Đông y hay dùng. Thành phần hóa học: Chất dầu 50 – 60%, amygdalin, albuminoid và các men (emunsin). Sau khi thủy giải thành … Xem tiếp

Bào chế KHA TỬ-Terminalia chebula Retz

KHA TỬ Tên khoa học: Terminalia chebula Retz. Họ bàng (Combretaceae) Bộ phận dùng: Quả. Quả ngoài vỏ vàng ngà, rắn, chắc là tốt. Thành phần hóa học: Acid chebulinic, chất mỡ, chất chát và acid enlagic. Tính vị – quy kinh: Vị đắng, chua, sáp, tính ấm. Vào hai kinh phế và đại trường. Tác dụng: Liễm phế, sáp trường. Công dụng: Ho hen cấp tính, ho khản tiếng, ỉa chảy, kiết lỵ, ra huyết, lòi tròn trê, di tinh, bạch đái, đau bụng lãi. Liều dùng: Ngày dùng … Xem tiếp

KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC CAO DÁN

KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC CAO DÁN 1 – Định nghĩa Hiện nay có một số khái niệm khác nhau về cáo dán. * Định nghĩa 1 Thuốc cao dán là dạng thuốc ở nhiệt độ thường có thể chất dẻo, trở thành mềm và dính vào da ở nhiệt độ cơ thể và trở thành chất lỏng sánh ở nhiệt độ cao hơn nữa. * Định nghĩa 2 Thuốc cao dán là dạng thuốc có thể chất mềm ở nhiệt độ thường, có khả năng tan chảy giải phóng … Xem tiếp

Bào chế NGŨ LINH CHI Faeces trogopterum

NGŨ LINH CHI Tên khoa học: Faeces trogopterum Bộ phận dùng: Phân của giống dơi (Pteropus psetaphon Lay, họ dơi Pteropodidae) rất lớn. Thứ màu nâu đen, đóng thành cục, bóng nhuận, không lẫn đất cát, không lẫn tạp chất là tốt; thứ thành hạt rồi là kém. Thành phần hóa học: Chất nhựa, urê, acid uric. Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính ôn. Vào kinh can. Tác dụng: thông lợi huyết mạch, hành ứ, giảm đau; dùng sống để hành huyết chỉ thống, sao đen chỉ huyết. … Xem tiếp

Bào chế SA NHÂN Amomum xanthioides Wall.; Họ gừng (Zingiberaceae)

SA NHÂN Tên khoa học: Amomum xanthioides Wall.; Họ gừng (Zingiberaceae) Bộ phận dùng: Hạt của quả. Quả khô, có nhiều hạt, nâu sẫm mùi thơm nồng. – Sa nhân hạt cau, hạt to mẩy, không nhăn nheo, cay nhiều nồng là loại tốt nhất. – Sa nhân non (do hái sớm quá, chưa già), hạt không mẩy, có vết nhăn, ít cay là hạng vừa. – Sa nhân vụn, kém cay là hạng xấu. – Sa nhân đường (do hái muộn nên quả chín quá), hạt ẩm hơi dính, … Xem tiếp

Bào chế THẢO QUẢ (đò ho) Amomum tsao-ko Crew et Lem.; Họ gừng (Zingiberaceae)

THẢO QUẢ (đò ho) Tên khoa học: Amomum tsao-ko Crew et Lem.; Họ gừng (Zingiberaceae) Bộ phận dùng: Quả (cả vỏ và hạt). Quả già, khô, nguyên vỏ màu nâu, nhân có nhiều hạt chắc, nhiều tinh dầu thơm, vị cay gắt, không mốc mọt là tốt. Thành phần hóa học: Có tinh dầu. Tính vị – quy kinh: Vị cay, ngọt, tính ấm. Vào hai kinh tỳ và vị. Tác dụng: Táo thấp, trừ hàn, trục đờm; làm thuốc giải độc, mạnh dạ dày, ấm trung tiêu. Công dụng: … Xem tiếp

Bào chế UY LINH TIÊN Clematis sinensis Osbeck.; Họ mao lương (Ranunculaceae)

UY LINH TIÊN Tên khoa học: Clematis sinensis Osbeck.; Họ mao lương (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: Rễ. Mỗi năm mọc nhiều rễ, lâu năm mọc thành một khóm rậm rạp, có hàng trăm sợi, dài đến 60cm. Dùng thứ rễ nhiễu, rậm dài, đen sẫm, nhục trắng, chất chắc là tốt nhất, còn thứ khác nữa nhưng không dùng làm thuốc được. Ở Việt Nam có hai cây thường dùng thay uy linh tiên Trung Quốc là cây kiến cò hay bạch lạc (Rhiracan communic Nees, họ Acanthaceae). Ở liên … Xem tiếp

BẰNG LĂNG NƯỚC

BẰNG LĂNG NƯỚC Tên khoa học: Lagerstroemia speciosa(L.) Pers.; thuộc họ Tử vi – Lythraceae. Mô tả: Cây gỗ lớn có kích thước trung bình. Lá bầu dục, tròn ở gốc, nhọn ngắn ở chóp, dài 10-20cm, rộng 5-9cm, dai, rất nhẵn, cả 2 mặt lá đều có màu nhạt. Chuỳ hoa đứng ở ngọn, nhánh có lông, nụ tròn đo đỏ. Hoa to, rộng 3cm hay hơn, màu đỏ tím; đài có lông sát; 6 cánh hoa có cuống 5mm; nhị nhiều. Quả nang tròn dài dạng trứng (20x18mm) … Xem tiếp

BÔNG XANH-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

BÔNG XANH Tên khoa học: Petrea volubilisL.; thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Mô tả: Dây leo to có nhánh và lá ráp, có lông cứng. Lá dài, hoa có cuống rất ngắn, hình trái xoan, bầu dục hay thuôn, tròn và hơi dạng tim ở gốc, nguyên, bóng, hơi ráp ở mặt trên, nhạt màu hơn ở mặt dưới, dài 8-11cm. Hoa xanh lam hay trắng, thành chùm ở ngọn, kéo dài; lá đài nhỏ và đài hoa tồn tại; cánh hoa dễ rụng. Quả nang dai bao bởi … Xem tiếp