Bệnh thiếu máu xuất hiện trong rất nhiều loại bệnh. Bình thường là chỉ thiếu máu do dinh dưỡng không đủ (nhất là thiếu sắt), mất máu mạn tính. Và có thể suy nhược tạo máu không đủ gây nên. Biểu hiện của thiếu máu ngoài việc huyết sắc tố giảm thiểu ra (nam 135 – 175g/l, nữ 120 – 160 g/l) còn kèm theo hàng loạt triệu chứng như nóng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc mặt xanh xao, hoảng sợ, tim đập nhanh, ngủ không yên, mệt mỏi rã rời, móng tay lõm xuống dễ bị nứt nẻ, sức chú ý không thể tập trung được, ăn không ngon, chán ăn, kinh nguyệt thất thường.

Biểu hiện lâm sàng của người bệnh thiếu máu

Triệu chứng lâm sàng của thiếu máu thiếu sắt diễn biến từ từ qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chỉ giảm sắt dự trữ nên người bệnh chưa bị thiếu máu, thường có một số triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt

Giai đoạn 2: Thiếu máu và thể hiện là có cả triệu chứng của thiếu máu và thiếu sắt. Tuy nhiên, ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng.

Giai đoạn 3: Đã cạn sắt dự trữ và giảm sắt vận chuyển, người bệnh chưa có biểu hiện rõ tình trạng thiếu máu, có triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt; bắt đầu có triệu chứng của thiếu sắt như: Mất tập trung, mệt mỏi…

Mệt mỏi do thiếu máu
Mệt mỏi do thiếu máu

Triệu chứng cơ năng:

Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực

Triệu chứng thực thể:

Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy.

Xét nghiệm

  1. Xét nghiệm xác định mức độ và tính chất thiếu máu: Số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố và tỷ lệ hematocrit giảm, hồng cầu nhỏ, nhược sắc.
  2. Xét nghiệm đánh giá mức độ thiếu sắt: Sắt huyết thanh giảm, ferritin giảm, transferrin tăng; khả năng gắn sắt toàn thể tăng; độ bão hòa transferrin giảm.
  3. Một số xét nghiệm tìm nguyên nhân: Soi dạ dày, soi đại tràng, siêu âm ổ bụng, tìm ký sinh trùng đường ruột (trứng giun móc trong phân).

Đông y cho rằng chữa bệnh thiếu máu vừa phải tăng cường dinh dưỡng và bổ máu, cần phải bắt đầu từ bổ thận, vì tinh hoa trong thận được biến thành máu.

Tang thầm - quả dâu là thực phẩm cho người thiếu máu
Tang thầm – quả dâu là thực phẩm cho người thiếu máu

Nên ăn gì bổ máu và cách bổ sung thức ăn bổ máu

Nếu có bệnh xuất huyết mạn tính như xuất huyết nhiều khi hành kinh, bệnh giun móc, xuất huyết vì loét dạ dày.v. V phải kịp thời chữa bệnh.

Trước khi bổi bổ phải chú trọng điều chỉnh khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của dạ dày.

Tăng cường dinh dưỡng không phải chỉ riêng những loại thực phẩm bổ máu như thịt cá. Nếu thiếu vitamin C và các chất diệp lục cũng sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất sắt. Vì vậy không thể thiếu được các loại hoa quả và rau tươi có màu sắc. Những loại thực phẩm có ích cho việc chữa bệnh thiếu máu là: quít, cam, táo chua, đào, cà, táo tàu, nhãn, vừng, đậu vàng, đậu đen, rau cần, hạnh đào, nho, sữa ong chúa, mộc nhĩ đen.v.v.

Dùng nồi kim loại để nấu canh, nấu cháo đối với người thiếu máu vì thiếu sắt rất có lợi.

Nếu bị bệnh dạ dày mà cần uống thuốc chống toan thì không nên uống cùng lúc với thuốc bổ máu và bổ sắt.

Thuốc bổ máu không được uống cùng với thuốc tetracylin chúng sẽ gây cản trở cho việc hấp thụ.

Có một số thuốc có tác dụng gây ức chế cho việc tạo máu như: cloromixin, Cimetidine, pota sone.v.v. trong thời kỳ chữa bệnh thiếu máu, cố gắng không nên dùng.

Vị thuốc Đương quy chữa thiếu máu
Vị thuốc Đương quy chữa thiếu máu

Thực phẩm bổ máu cho người thiếu máu

Phương thuốc hiệu nghiệm

  1. Hoàng kỳ 30 gam, đương quy 10 gam, sắc làm 2 lần, mỗi ngày một thang.
  2. Cỏ mật trồng trên núi 9 gam, cỏ linh chi 9 gam, sâm 6 gam, hoàng kỳ 12 gam, đương quy 9 gam, trần bì 9 gam, cam thảo 3 gam. Tất cả các thứ chia đôi sắc làm 2 lần, ngày 1 thang
  3. Quả dâu 30 gam, một ít đường đỏ sắc uống.

Thực đơn cho người thiếu máu 

  1. Lươn 500 gam, hoàng kỳ 100gam, cho thêm gia vị nấu canh ăn.
  2. Tiết lợn, rau chân vịt mỗi thứ 250 gam, nấu canh ăn.
  3. Mộc nhĩ đen 20 gam, táo tàu 10 quả, một ít đường đỏ, nấu lên ăn.

Những điều nên và không nên với người thiếu máu

Uống nhiều loại thuốc có sắt và ăn nhiều loại thực phẩm có hàm lượng sắt (bánh kẹo tăng cường chất sắt không hợp lý) có thể gây nên hiện tượng tích sắt trúng độc, thậm chí bị sơ gan.

Bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai.

Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò , thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,… Tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.

Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.

Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời, vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột.

Xem tiếp

Đông y chữa Thiếu máu và thiếu máu do thiểu năng tạo máu của tủy xương

3/51 rating
Bình luận đóng