Tả là một bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá cấp tính đại lưu hành, trước kia đã nhiều lần lan tràn khắp thế giới. Hiện nay bệnh tả vẫn còn lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, nên chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, nếu sao lãng những biện pháp phòng bệnh, thì những vụ dịch lớn có thể xảy ra, nhất là ngày nay có nhiều phương tiện vận chuyển hàng hải và hàng không nhanh chóng.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

  1. Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh tả là Vibrio cholerae nhóm huyết thanh 01, gồm hai típ sinh học cổ điển và El Tor ; mỗi típ sinh học gồm có các típ huyết thanh: Ogawa, Inaba và Hikojima. Típ sinh học cổ điển và El Ter gây bệnh có hình ảnh lâm sàng tương tự nhau vì chúng cùng tạo ra độc té ruột như nhau.

Trong một vụ dịch sẽ có một típ huyết thanh đặc biệt trội hơn. Hiện nay típ sinh học El Tor thường gây nên hầu hết các vụ dịch tả trên thế giới, tuy nhiên ở Băng La Đét vẫn còn các trường hợp tả do típ sinh học cổ điển gây ra.

Những phẩy khuẩn có tính chất sinh vật hoá học giống như v.cholerae 01 nhưng không ngưng kết với kháng huyết thanh nhóm 01, những chủng ngoài nhóm 01, trước kia đã biết đến là những phẩy khuẩn không ngưng kết hoặc những phẩy khuẩn không gây bệnh tả thì bây giờ được gộp vào một loài v.cholerae. Một vài chủng có thể sinh độc tố ruột, nhưng phần lớn là không sinh độc tố.

Trước năm 1992, những chủng ngoài nhóm 01 chỉ gây ỉa chảy giông tả, các trường hợp ỉa chảy tản phát nhẹ không gây dịch lớn. Tuy nhiên cuối năm 1992 có một vụ dịch ỉa chảy mất nước nặng với qui mô lớn điển hĩnh của tả đã được báo cáo ở ấn Độ và Băng La Đét mà nguyên nhân gây bệnh là một nhóm huyết thanh mới của Vibrio cholerae 0139, nó cũng sản sinh cùng một loại độc tố ruột nhưng khác với chủng 01 về cấu trúc lipopolysacharid (LPS) và về kháng nguyên vỏ.

Hình ảnh lâm sàng và phương thức lây truyền của v.cholerae 0139 là giống như v.cholera 01 ; nên việc phòng và chống dịch tả gây nên do 2 tác nhân này là giống nhau.

Phẩy khuẩn tả do Koch tìm thấy trong vụ dịch 1883 ở Ai Cập có hình dáng một dấu phẩy, rất hoạt động, dài l,5p, rộng 0,2-0,5p, Gram âm. Phẩy khuẩn tả là một vi khuẩn hiểu khí, rất dễ sống trong bất cứ môi trường dinh dưỡng

nào, đặc biệt phát triển nhanh trong các môi trường nghèo, có phản ứng kiềm (nước pép tôn mặn). Những tính chất này trong thực tế được sử dụng để phân lập những phẩy khuẩn thuần tuý. Có thể gây bệnh thực nghiệm ở thỏ bằng cách cho uống vi khuẩn cấy trong canh thang.

Phẩy khuẩn tả dung giải hồng cầu cừu, lên men đường mannoza và saccaroza, không lên men đường arabinoza.

Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại được trong phân, đất ẩm, nước, thực phẩm. Trong đất, phẩy khuẩn có thể sống 60 ngày, trong phân 150 ngày, trên bề mặt thân thể 30 ngày, trong sữa 6-10 ngày, trên rau quả 7-8 ngày, trong nưổc 20 ngày. Phẩy khuẩn tả bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 80° sau 5 phút, ở 100° chúng chết tức khắc.

Tất cả các chất tẩy uế ở đậm độ quy định (clorua vôi, phenol, cresol) đều có tác dụng rất tốt. Phẩy khuẩn tả rất nhậy cảm với axit, axit clohydric giết chúng tức khắc, dù pha loãng đến 1/10.000.

  1. Bệnh sinh

Cơ thể bị nhiễm khuẩn qua đường miệng, khi nuốt phải tác nhân gây bệnh cùng với nước và thức ăn. Phản ứng axit của dạ dày không phải là một hàng rào không thể vượt qua được tuy phẩy khuẩn tả rất nhạy cảm với axit. Một vài yếu tố có thể giúp phẩy khuẩn tả vượt qua dạ dày như: nước lạnh làm giảm mức độ acid của dịch vị và có tác dụng kìm hãm sự tiết dịch vị. Những thức ăn rắn không bị nhai nhỏ ở miệng và không bị xử lý thích đáng về mặt hoá học và cơ học ở trong dạ dày. Nhờ các yếu tố đó phẩy khuẩn tả vượt qua được dạ dày dễ dàng và vào ruột non, là nơi có những điều kiện thuận lợi để sinh sản nhanh chóng.

  1. Biểu hiện lâm sàng

Phẩy khuẩn tả gây viêm và hoại tử ở niêm mạc, làm tổn thương hệ thần kinh dinh dưỡng của đường tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột, gây ỉa chảy và nôn với hậu quả là cơ thể mất rất nhiều nước. Trong nhiều trường hợp, sau giai đoạn lạnh, tiếp liền là giai đoạn ly bì là hậu quả của dung giải phẩy khuẩn và sự xâm nhập của các loại vi khuẩn đường ruột khác vào máu. Quá trình tiến triển của bệnh rất nhanh. Thể cấp tính trầm trọng làm chết người nhanh chóng, nhưng cũng có những thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng thường xảy ra nhiều hơn thể lâm sàng, đặc biệt đối với bệnh tả do típ sinh học EI Tor. Các thể nhẹ thường chỉ có ỉa chảy và hay gặp ở trẻ em. Các thể nặng không được diều trị sẽ bị tử vong nhanh trong vài giờ, tỷ lệ chết/mắc có thể trên 50% ; nếu được điều trị đúng thì tỷ lệ dưới 1%.

Thời kỳ ủ bệnh từ vài giờ tới 5 ngày, thường từ 2 tới 3 ngày.

QUÁ TRÌNH DỊCH

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Nguồn truyền nhiễm duy nhất là người (người bệnh, người khỏi mang vi khuẩn và người lành mang vi khuẩn).

Người bệnh là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm nhất vì giải phóng ra một lượng rất lớn phẩy khuẩn. Nguy hiểm nhất là người bệnh ở thời kỳ kịch phát.

Phẩy khuẩn tả thấy nhiều ở trong phân người ốm, rất ít ở trong chất nôn. Khác với thương hàn, ở bệnh tả không thấy vi khuẩn trong máu cho nên ít khi vi khuẩn được giải phóng ra nước tiểu.

Đặc biệt nguy hiểm là người bệnh thể nhẹ thường khó phân biệt với ỉa chảy thông thường nên không được sự kiểm soát của y tế tha hồ gieo rắc phẩy khuẩn sang những người xung quanh. Hơn 90% trường hợp bệnh nhân tả là thể nhẹ vì vậy việc phân biệt vứi những thể khác của những bệnh ỉa chảy cấp tính là một vấn đề khó khăn.

Người khỏi còn giải phóng ra phẩy khuẩn trong một thời gian ngắn thường là từ 10 ngày đến 1 tháng.

Trong những trường hợp cá biệt, tình trạng mang vi khuẩn có thể kéo dài 2 đến 5 tháng và thậm chí 1 năm. Theo những quan sát hiện đại, tình trạng mang Vibrio EI Tor thường lâu hơn.

Trong thời gian có dịch tả, tại những ổ dịch người ta đã thấy những người lành mang khuẩn trong số những người tiếp xúc với người bệnh. Thời gian mang vi khuẩn là 7 ngày, chỉ một số ít người tiếp xúc giải phóng ra phẩy khuẩn đến 2-3 tuần lễ sau.

Khi điều tra các ổ dịch, người ta đã phát hiện 11-12% người lành mang vi khuẩn.

  1. Đường truyền nhiễm:

Bệnh lây truyền theo đường: Phân – Miệng. Phân có thể làm nhiễm khuẩn nước, thực phẩm, các vật dụng hàng ngày. Thường những thứ kể trên bị ô nhiễm bởi ruồi hay tay bẩn của những người mang vi khuẩn làm việc ở nhà máy nước và các cơ sở thực phẩm.

Những người chăm sóc giặt giũ quần áp người bệnh, khâm liệm tử thi đều có thể bị nhiễm khuẩn bằng tay bẩn. Thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn bởi ruồi nhặng từ phòng bệnh nhân hay nhà xí bay đến.

Các điều kiện nhà ở sinh hoạt không thoả đáng và việc vi phạm các quy tắc vệ sinh giúp cho bệnh tả phát triển.

  1. Tính cảm thụ

Tả là bệnh của loài người. Những trường hợp thiếu acid dịch vị sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, những trẻ bú sữa mẹ thì được bảo vệ. Những nghiên cứu thực địa cho biết rằng sau khi nhiễm khuẩn với Vibrio cholerae 01 típ sinh học cổ điển sẽ bảo vệ được với típ sinh học cổ điển và cả típ El Tor. ngược lại, sau khi nhiễm khuẩn lâm sàng ban đầu do típ sinh học El Tor thì chỉ được bảo vệ với típ El Tor mà thôi. Nhiễm khuẩn do V.Cholerae 01 không có khả năng bảo vệ 0139 và ngược lại.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

  1. Bệnh tả phổ biến không phải là ở khắp mọi nơi, cho nên đối vứi nhiều địa phương, dịch tả thường là bệnh ngoại xâm từ ngoài đưa đến, nghĩa là dịch chỉ phát sinh khi có mặt của người bệnh hoặc người mang phẩy khuẩn tả từ nơi xa tới. Ổ bệnh tả là tiểu lục dịa ấn Độ, hay nói một cách chính xác hơn là vùng hạ lưu hai con sông lớn Gange và Bhramapoutre. Một thời kỳ dài bệnh tả không vượt qua được khỏi giới hạn ổ bệnh nguyên thuỷ và chỉ có một vài tài liệu lịch sử nói đến việc xuất hiện của tả ở Hoa Nam, ở Iran (1564-1577).

Trong thế kỷ thứ 19, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, của mậu dịch . quốc tế và giao thông vận tải đường biển, bệnh tả đã nhiều lần lan tràn từ ấn Độ đến các lục địa gây nên các vụ dịch đại lưu hành. Người ta thường nói đến 6 vụ dịch lớn sau đây:

Vụ dịch lớnThời gianKéo dài (năm)Lục địa có dịch
Thứ nhất1817-18237 nămÁ, Phi, Au, Úc
Thứ hai1826-183612 nămÁ, Phi, Âu, Úc, Mỹ
Thứ ba1846-186917 nămÁ, Phi, Âu, Mỹ
Thứ tư1864-187512 nămÁ, Phi, Âu, Mỹ
Thứ năm1883-189314 nămÁ, Phi, Âu
Thứ sáu1902-195524 nămÁ, Phi, âu

Trong nửa đầu thế kỷ thứ 20 bệnh chỉ lưu hành rộng rãi ở châu á. Từ năm 1961, vụ dịch tả lớn được coi là vụ dịch thứ bảy bắt đầu xảy ra do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae với típ sinh học El Tor đã lây truyền từ Indonesia đến hầu hết châu á vào Đông âu, châu Phi và từ Bắc Phi tới bán đảo Ibêri và vào ý năm 1973. Năm 1977 và 1978 đã có những vụ dịch nhỏ ở Nhật Bản và lần đầu tiên đại dịch tả xảy ra ở Nam Thái Bình Dương. Bệnh tả liên tiếp xảy ra năm 1993, 16 nước châu Phi, 25 nước châu á, 21 nước châu Mỹ và 3 nước châu âu đã báo cáo có bệnh tả. Năm 1993 có tổng số 376.845 người mắc bệnh, trong đó chết 6781 người đã được báo cáo từ 78 nước. Vibrio cholerae 0139 đã được phân lập ở 7 nước châu á là: Băng La Đét, Trung Quốc, ấn Độ, Ma Lai Xia, Nê Pan, Pakixtan và Xrilanka, cho đến hiện nay dịch vẫn còn liên tiếp xảy ra ở nhiều nước.

  1. Dịch tả phát sinh ở một địa phương là do bệnh mang đến từ địa phương khác. Rồi sau này, tham gia vào việc truyền bệnh có thể có tất cả các yếu tố truyền bệnh đặc trưng cho các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.

Nước là yếu tố truyền bệnh nguy hiểm. Cơ chế truyền bệnh do nước có thể diễn ra trong bất cứ mùa nào và tuỳ thuộc vào tính chất của nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Các vụ dịch do nước có đặc trưng là bệnh phát sinh chủ yếu ở những người cùng dùng một nguồn nước nhất định. Số người bị lây bệnh do dùng nước giếng bị nhiễm khuẩn không lớn lắm, nhưng nếu nước máy bị nhiễm khuẩn thì số người bị lây bệnh có thể rất lớn.

Những đặc điểm lâm sàng của bệnh tả có ý nghĩa lớn về mặt dịch tễ học. Giai đoạn ủ bệnh ngắn (1-2 ngày), bệnh bắt đầu cấp tính có ỉa chảy nhiều. Những đặc điểm này giúp cho việc lan truyền bệnh nhanh chóng và làm cho số người mắc bệnh tăng lên rất nhanh.

Ớ bệnh thương hàn, người mang vi khuẩn là nguồn lây chủ yếu trong các vụ dịch do thực phẩm, ở bệnh tả, thường là người bệnh ở thể nhẹ lại làm nhiễm khuẩn các thực phẩm. Trong mùa hè lại cộng thêm một yếu tố truyền bệnh tích cực nữa là ruồi.

Các biện pháp phòng chống dịch

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG DỊCH

  1. Giáo dục cho cộng đồng về tầm quan trọng rửa tay sạch. Có những phương tiện thích hợp để rửa tay. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với tay của người chế biến thực phẩm, người phục vụ bệnh nhân và trẻ em.
  2. Giải quyết phân người đảm bảo vệ sinh, giữ gìn nhà xí không có ruồi. Trên thực địa, phân người phải dược chôn ở nơi xa và ở phía dưới dòng nước chảy của nguồn nước dùng cho sinh hoạt.
  3. Phòng chống ruồi bằng màn che phun hoá chất diệt ruồi, dùng bả ruồi, bẫy ruồi. Phòng chống ruồi sinh sản bằng cách thường xuyên thu dọn, xử lý rác, xây dựng và duy trì nhà xí hợp vệ sinh.
  4. Giữ gìn thật sạch sẽ trong chế biến, quản lý và bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh thích hợp. Nấu kỹ thức ăn, ăn nóng và gọt vỏ quả trước khi ăn.
  5. Tuân thủ các thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
  6. Gây miễn dịch chủ động bằng vacxin toàn bộ vi khuẩn tả chết có ít giá trị chống dịch và phòng bệnh cho người tiếp xúc. Những vacxin này chỉ có hiệu lực bảo vệ 50% trong thời gian ngắn (3-6 tháng) ở những vùng bệnh lưu hành địa phương cao và không ngăn ngừa dược nhiễm khuẩn không triệu chứng, những vacxin này không nên sử dụng.
  • Có hai loại vacxin tả uống dạt mức độ miễn dịch cao trong một vài tháng đối với chủng 01 đã được dùng ở một vài nước. Một loại là vacxin sống chỉ dùng một liều ; một loại khác là vacxin chết bao gồm vi khuẩn tả bất hoạt và một phần đơn vị B của dộc tố tả theo lịch sử dụng là 2 liều.
  • Những biện pháp hạn chế sự di chuyển của người, thực phẩm và các loại hàng hoá khác là không đúng và không cần thiết.

* Trong các biện pháp phòng dịch có ý nghĩa quan trọng nhất là các biện pháp bảo vệ, vệ sinh biên giới nhằm ngăn ngừa dịch tả xâm nhập vào lãnh thổ bằng các đường giao thông vận tải quốc tế (đường biển, đường không, đường sắt). Quy ước vệ sinh quốc tế đã quy định rằng thời kỳ ủ bệnh tả không quá 5 ngày.

Tàu bị coi là “có dịch” nếu hiện có một trường hợp tả ở trên tàu, hoặc đã xảy ra một trường hợp bệnh trong vòng 5 ngày trước khi cập bến.

Tàu bị coi là “khả nghi” nếu đã có những trường hợp tả, nhưng trong vòng 5 ngày trước khi cập bến, không còn trường hợp bệnh nào nữa.

Tàu được coi là “không có dịch”, nếu trong 5 ngày qua không xảy ra một trường hợp nào, tuy là từ một nơi có dịch đến.

Những biện pháp áp dụng đối với tàu có dịch là cách ly người bệnh, theo dõi thuỷ thủ và hành khách trong 5 ngày tại chỗ, tẩy uế quần áo, ca bin, nước ngọt và cả nước giàn tàu, cấm thải nước bẩn nếu chưa được tẩy uế. Đối với tàu khả nghi, cũng áp dụng những biện pháp trên, nhưng có thể theo dõi hành khách tại trạm vệ sinh phòng bệnh ở nơi họ tới.

Đối với máy bay cũng áp dụng những biện pháp trên. Ngoài ra theo dõi hành khách tại trạm vệ sinh phòng dịch ở nơi họ tới trong vòng 5 ngày kể từ khi máy bay cất cánh từ nơi có dịch.

Những người đi du lịch quốc tế: Tổ chức y tế thế giới không khuyên nghị gây miễn dịch bằng tiêm vacxin toàn bộ vi khuẩn cho những người di du dịch từ nước này tới nước khác ở bất cứ nơi nào trên thế giới và cũng không có yêu cầu chính thức của bất kỳ nước nào. Điều lệ Kiểm dịch Quốc tế quy định rằng: “Những người đi du lịch quốc tế từ vùng có bệnh tả trong thời kỳ ủ bệnh và những người có triệu chứng lâm sàng của bệnh tả cần phải lấy phân để xét nghiệm”.

CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH

  1. Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm
    • Chẩn đoán phát hiện sớm

Chẩn đoán bằng lâm sàng các thể bệnh điển hình (thể tả: phân lỏng có lẫn hạt gạo, lạnh, chuột rút) không khó khăn lắm, nhưng phát hiện những thể bệnh nhẹ (ỉa chảy, người bệnh đi lại được) hoặc những thể bệnh nặng (người bệnh chết trước khi bị ỉa chảy và nôn) sẽ rất khó khăn.

Chẩn đoán xác định bằng phân lập Vibrio cholerae nhóm huyết thanh OI hoặc 0139 từ phân được nuôi cấy trên môi trường vận chuyển Cary Blair, nếu không có phòng xét nghiệm tại chỗ. Cấy trong nước pepton mặn, phẩy khuẩn tả mọc nhanh chóng (6 giờ) thành một màng nổi trên mặt môi trường, cứ 6 giờ lại cấy và phân lập phẩy khuẩn tả trên thạch máu có thêm KOH.

Điều tra dịch tễ học

  • Khai báo

Tả là một bệnh bắt buộc phải khai báo. Theo quy ước vệ sinh quốc tế mỗi nước phải thông báo ngay cho các nước lân cận và Tổ chức y tế thế giới biết nếu có tả ở nước mình.

  • Cách ly

Bắt buộc phải cách ly người bệnh trong những phòng bệnh dặc biệt của bệnh viện truyền nhiễm. Ớ đó được thực hiện các biện pháp chống dịch chặt chẽ, các nhân viên phục vụ phải được huấn luyện đầy đủ vì tả rất nguy hiểm. Nhưng khỏi bệnh về mặt lâm sàng chỉ được phép ra viện sau khi xét nghiệm phân 3 lần (cách nhau 5 ngày) đều không thấy phẩy khuẩn tả

  • Khử trùng

Bắt buộc phải khử trùng phân, chất nôn, quần áo và đồ dùng của bệnh nhân trong suốt thời kỳ phát bệnh. Sau khi người ốm vào bệnh viện cũng như sau khi khỏi bệnh phải khử trùng buồng bệnh bằng phenol và crezol. Nếu bệnh nhân chết thì phải bỏ vôi bột hay clorua vôi vào quan tài, tốt nhất là hoả táng nếu hợp với phong tục tập quán.

  • Điều trị đặc hiệu

Tình trạng mất nước, toan chuyển hoá, giảm kali huyết ở bệnh nhân tả là vì mất nước và muối do ỉa chảy và nôn. Bệnh nhân phải được bù nước và điện giải sớm nhanh đủ.

Hầu hết bệnh nhân mất nước nhẹ hoặc vừa có thể điều trị bằng uống dung dịch ORS không cần phải tiêm truyền.

Bệnh nhân mất nước nhẹ và vừa phải được điều trị bằng dung dịch uống trong vòng 4-6 giờ với khối lượng dịch tương dương với lượng dịch ước tính bị mất (vào khoảng 5% trọng lượng cơ thể với mất nước nhẹ và khoảng 7% vứi mất nước trung bình).

Bệnh nhân bị tả cần được bù nước bằng đường tiêm truyền hơn là những bệnh nhân bị tiêu chảy do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên đa số bệnh nhân không cần phải tiêm truyền dung dịch điện giải. Những dung dịch điện giải này chỉ cần dùng để bù nước bước đầu cho bệnh nhân mất nước trầm trọng kể cả những bệnh nhân bị choáng. Dung dịch Lactate Ringer là dung dịch tốt hơn cả để bù nước bằng đường tiêm truyền. Thành phần của Lactate Ringer thích hợp để điều trị cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi với mọi thể ỉa chảy.

Dung dịch nước muối dùng để tiêm truyền bù nước đường tĩnh mạch phần nào kém hiệu quả hơn nhưng có thể dùng được nếu không có dung dịch Lactate Ringer. Những dung dịch chỉ có glucose đều không có hiệu quả và không được dùng.

Tetraxyclin và các kháng sinh khác có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy và giảm khối lượng nước mất theo phân và rút ngắn giai đoạn đào thải vi khuẩn tả.

Chỉ bắt đầu cho uống kháng sinh khi bệnh nhân đã được bù dịch điện giải và hết nôn ; thường là 3-4 giờ sau khi bắt dầu bù nước dùng kháng sinh tiêm không thuận lợi mà lại còn tốn kém.

Đối với bệnh nhân là người lớn, doxyxyclin một dạng của tetraxyclin có tác dụng kéo dài là loại kháng sinh hay được dùng vì chỉ cần uống một liều duy nhất 300mg.

Sulfadoxin không có hiệu quả và không được dùng, một liều duy nhất cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng và gây chết người.

Chọn kháng sinh để điều trị phải tính đến những hình thái kháng kháng sinh tại địa phương.

Cần phải nghĩ đến hiện tượng Vibrio cholerae 01 kháng kháng sinh nếu ỉa chảy vẫn tiếp tục sau khi điều trị bằng kháng sinh 48 giờ.

Những thuốc chống ỉa chảy , chống nôn, chống co bóp, trợ tim hay cocticos- teroit không được dùng để điều trị bệnh tả. Truyền máu và truyền huyết tương một cách chậm rãi là không cần thiết.

  1. Các biện pháp đối với đường truyền nhiễm

Tại khu dịch phải thực hiện những biện pháp: xử lý phân, cung cấp nước sạch, vệ sinh ăn uống và diệt ruồi.

  1. Các biện pháp đối với khối cảm nhiễm
    • Giáo dục sức khoẻ

Giáo dục cho nhân dân có nguy cơ mắc bệnh biết sự cần thiết phải điều trị đúng cách cho những người bị mắc bệnh mà không được chậm trễ.

  • Quản lý người tiếp xúc

Tất cả những người tiếp xúc với người bệnh đều phải cách ly trong vòng 5 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối cùng, cần xét nghiệm phân để phát hiện những người mang phẩy khuẩn. Nếu có bằng chứng hoặc có nhiều khả năng lây lan thứ phát trong gia đình thì những thành viên trong gia đình nên được uống thuốc hoá dược dự phòng. Người lớn dùng tetraxyclin (500mg X 4 lần trong ngày) hoặc doxyxyclin ngày dùng một lần 300mg dùng trong 3 ngày ; trẻ em cũng có thể được dùng tetraxyclin (50mg/kg/ngày chia làm 4 lần).

0/50 ratings
Bình luận đóng