Nội dung

Là tình trạng rối loạn tiêu hóa cấp tính biểu hiện viêm dạ dày – ruột cấp từ nhẹ đến nặng, cấp tính. Bệnh có thể xảy ra ở cá nhân hay tập thể sau khi ăn cùng thức ăn có vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn.

    • Phổ biến ở nước đang phát triển: vệ sinh môi trường, thực phẩm
    • Tản phát quanh năm, tăng vào mùa hè.
    • Diễn biến thường nhẹ, khỏi nhanh, có thể tự khỏi trong 3 ngày, có thể nặng dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.

Căn nguyên thường gặp

Độc tố vi khuẩn:

  • Tụ cầu vàng S.aureus
  • Vi khuẩn E.coli
  • Vi khuẩn kỵ khí Clostridium perfringens
  • Trực khuẩn ngộ độc thịt Clostridium botudinum
  • Vi khuẩn Bacillus cereus
  • Bản thân vi khuẩn:
  • Salmonella không gây thương hàn: S.enteritidis, S.typhymudium, S.cholerasuis, S.heidelberg
  • Vi khuẩn Campylobacterjejuni
  • Vi khuẩn E.coli loại EHEC (Enterohemorrhagic E.coli)
  • Vi khuẩn Vibrio parahaemolytics

Cơ chế:

Là sự đáp ứng của cơ thể đối với tác nhân, phụ thuộc:

    • Liều nhiễm bệnh (số Vi khuẩn nuốt vào)
    • Khả năng bám dính của Vi khuẩn vào niêm mạc dạ dày ruột
    • Sản sinh độc tố (độc tố ruột- enterotoxin) (độc tố tế bào- cytotoxin)
    • Khả năng xâm nhập và phá hủy tế bào niêm mạc ruột
    • Sức đề kháng của vật chủ (VK chí,pHdạ dày, nhu động ruột, miễn dịch)

Tiêu chảy do 2 cơ chế:

  • Rối loạn tiết dịch (E.coli, ngô độc thịt…):

Không rối loạn cấu trúc (tế bào,nhung mao), không có tế bào máu theo phân

Không sốt

Mất nước điện giải nhanh, trầm trọng—> sốc

  • Rối loạn chức năng hấp thu (tiêu chảy xâm nhập) (Shigella, salmonella, CJẹjuni, E.coli xâm nhập ruột, Yersinia)

Tổn thương nhung mao ruột (ruột kết)(Chắc là đại tràng)

Xung huyết vị mao mạch ruột

Phá hủy tế bào

Có sốt

Phân nhầy, nhiều bạch cầu, đôi khi có máu.

Chẩn đoán:

Chẩn đoán xác định:

    • Lâm sàng:

+ Đau bụng, nôn, ỉa chảy cấp tính (< 3 ngày).

+ Sốt hoặc không.

    • Xét nghiệm:

+ Máu: BC, hematocrit.

+ Soi cấy phân tìm tác nhân.

    • Dịch tễ: Nhiều người cùng ăn cùng mắc.

Chẩn đoán phân biệt với

Nhiễm trùng:

  1. Tả
  2. Lỵ trực khuẩn
  3. Lỵ amíp
  4. Thương hàn
  5. Lao ruột
  6. ỉa chảy virus
  7. Viêm ruột thừa, viêm ruột hoại tử
  8. Đơn bào

Không nhiễm trùng:

  1. Ngộ độc thuốc (thuốc trừ sâu, chì, thủy ngân…).
  2. Viêm đại tràng, viêm tụy mạn, rối loạn hấp thu, loạn khuẩn đường ruột [phân sống, chua vì thiếu Vi khuẩn gr(-)], rối loạn nhu động đại tràng.
  3. Polyp đại tràng.
  4. U đường tiêu hóa.
  5. Dị ứng thức ăn.

Điều trị:

Bồi phụ nước nếu mất nước:

    • Đường uống nếu:

+ Còn uống được

+ Không nôn

+ Lượng nước mất <10% trọng lượng

+ Dùng: ORESOL (20g đường; 3,5g muối; 2,5g NaHCO3; 1,5g KCl); Soda, nước đường.

    • Truyền tĩnh mạch nếu:

+ Uống không kết quả

+ Mất > 10% trọng lượng cơ thể

    • Tổng số dịch truyền trong 24h gồm: Trọng lượng hao hụt + nhu cầu bình thường mỗi ngày

Công thức: V (ml)= P (kg) x (d – 1,025) x K

V: lượng dịch cần truyền

P:Trọng lượng

d: Tỷ trọng huyết tương bệnh nhân

K: Hằng số, người lớn: K = 4; trẻ em K = 6

  • Bù Kali theo chức năng thận và lượng nước tiểu bài tiết
  • Thuốc chống co thắt: nếu đau bụng và nôn nhiều (rất hạn chế tránh vi khuẩn nhân lên)
  • Kháng sinh: chỉ cho một số trường hợp
  • Người già, nhũ nhi, phụ nữ có thai, suy giảm miễn dịch
  • ỉa chảy xâm nhập ảnh hưởng toàn thân và nguy cơ nhiễm trùng máu

Dự phòng:

  • Vệ sinh chung
  • Vệ sinh cá nhân
  • Điều trị người lành mang bệnh
  • Nguồn nước
  • Kiểm soát dây chuyền sản xuất thức ăn
  • Chú ý bữa ăn tập thể
  • Tập quán ăn uống ở các nước nhiệt đới.
0/50 ratings
Bình luận đóng