TẠO GIÁC (quả bồ kết)


Tên khoa học: Gleditschia australisHemsl; Họ vang (Caesalpiniaceae)
Bộ phận dùng: Quả (bỏ hột). Quả chín khô, chắc cứng, thịt dày, không sâu mọt là tốt.
Thành phần hóa học: Saponin khoảng 10% (boketosid, australosid).
Tính vị – quy kinh: vị cay, mặn, tính ôn. Vào hai kinh phế và đại trường.
Tác dụng: Thông khiếu, tiêu đờm, trừ phong, tan chất cứng.
Công dụng: Trúng phong, cấm khẩu, trị đờm suyễn, đau tắc cổ.
Liều dùng: Ngày dùng 3 – 6g.
Kiêng kỵ: Không phải thực tà nguy cấp thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Ngâm nước một đêm, cạo sạch vỏ ngoài, tẩm mỡ sửa nướng đi nướng lại cho thấu, bỏ hột (cứ một lạng tạo giác dùng 5 đồng cân mỡ) (Lôi Công).
Tẩm mật nướng: có khi tam mỡ sữa vắt lấy nước, có khi đốt cháy tùy từng trường hợp.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Tẩm nước cho mềm, bỏ vỏ đen ở ngoài, tước bỏ hai sông, bỏ hột, sấy khô.
Sau đó có thể sao qua hoặc lùi trong tro nóng cho giòn rồi tán bột làm hoàn tán, hay làm viên đạn để làm cho trung tiện.
Có thể ngâm rượu trắng (1/4) để ngậm trị răng.
Bẻ ra, cho vào lò than đốt, lấy khói để tẩy uế, chông lạnh.
Bảo quản: Dễ bị mọt,

nếu chưa bào chế thì chống mọt, năng phơi, tránh ẩm, Bào chế rồi đậy kín.

0/50 ratings
Bình luận đóng