Viêm não phát dịch còn gọi là viêm não mủ, viêm não A, hay viêm não Economo, là một bệnh nhiễm virut cấp tính, và truyền theo đường không khí giọt nhỏ.

Từ thế kỷ XVIII, người ta đã biết bệnh này, nhưng chỉ đến năm 1917, Economo mới tách bệnh viêm não lưu hành thành một bệnh riêng biệt. Levaditi cho rằng tác nhân gây bệnh này là virut hecpet, nhưng giả định này đã không được các xét nghiệm chứng minh. Đến nay, vẫn còn nhiều vấn đề về bệnh căn học và dịch tễ học của viêm màng não lưu hành chưa được sáng tỏ.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

Tác nhân gây bệnh

Cho tới nay vẫn chưa tìm ra tác nhân gây bệnh viêm não lưu hành, nhưng có thế hoàn toàn loại trừ bản chất vi khuẩn của tác nhân gây bệnh. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho là tác nhân gây bệnh này là một virut.

Trước đây, dựa vào công trình nghiên-cứu của Levaditi (1920-1929), người ta cho là tác nhân gây bệnh của viêm não lưu hành là virut hecpet. Người ta tiêm truyền hỗn dịch não người chết về viêm não vào não hay giác mạc thỏ. Thỏ có những triệu chứng điển hình của bệnh viêm não và chết. Sau đó, khi tiêm truyền mủ của nốt hecpet, người ta cũng gây được cho thỏ những triệu chứng giống như trên. Những nghiên cứu về miễn dịch học (miễn dịch chéo) cũng chứng tỏ rằng 2 loại virut đó giông nhau.

Căn cứ vào những sự kiện trên, một số tác giả thời đó cho rằng 2 bệnh viêm não lưu hành và hecpet simplex đều có cùng một tác nhân gây bệnh là virut hecpet.

Một số tác giả khác cho rằng tác nhân gây bệnh của hecpet và viêm não khác nhau, mặc dù có tính miễn dịch và sinh học (cùng ưa những tổ chức giống nhau) giông nhau. Những nghiên cứu sau đó cho thây rằng quan điểm của Levaditi là sai : Levaditi đã dùng trong thực nghiệm của mình không phải tác nhân gây bệnh thật sự của viêm não lưu hành mà là tác nhân gây bệnh của hecpet, thường tìm thấy ở người.

Nhiễm virut hecpet ở lứa tuổi nhỏ thường hay gây những mụn rộp mọc quanh mồm, quanh lỗ mũi (herpes labialis) và chóng khỏi. Sau khi khỏi bệnh, nhiều người trở thành người khỏi mang virut trong một thời gian dài, có khi suốt đời. Nếu sức đề kháng của cơ thể bị giảm do những nguyên nhân khác nhau thì virut hecpet có thể gây ra dịch mụn rộp quanh mép, đôi khi phát triển thành viêm não. Rõ ràng là Levaditi khi nghiên cứu những người bị viêm não này, đã không tách ra được tác nhân thật sự của bệnh mà chỉ là tách ra được virut hecpet kèm theo.

Sau này Chumakov (1942-1944) đã cố gắng phân lập viêm não lưu hành, nhưng không thành công. Cho nên, đến nay vẫn chưa tìm ra virut viêm não này và các tính chất của nó ; chỉ có thể suy đoán gián tiếp trên cơ sở các số liệu dịch tễ học. Phải giả thiết là virut gây bệnh viêm não lưu hành đã thích ứng cao độ với cuộc sống ký sinh trên cơ thể người, cho nên các động vật phòng thí nghiệm (kể cả khỉ) đều không tiếp thu virut này.

Các nhân xét dịch tễ học đã chỉ ra rằng virut viêm não kém bền vững chết nhanh ở ngoài cơ thể, vì chỉ thấy bệnh lây truyền khi tiếp xúc với người mang virut.

Bệnh sinh : các quan sát dịch tễ học, các xét nghiệm bệnh lý giải phẫu và tố chức học cho phép kết luận rằng tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thẻ qua đường hô hấp trên (mũi, họng) ; từ đó lên não theo các dây thần kinh. Mũi họng hình như cũng là nơi virut được giải phóng ra khỏi cơ thể.

Biểu hiện lâm sàng : thời gian ủ bệnh là 3-4 tuần. Bên cạnh các thể bệnh rõ rệt (bán cấp, cấp diễn, dẫn đến hội chứng liệt rung parkison) còn có các thể kín đáo (chỉ có triệu chứng thần kinh nhẹ và các triệu chứng viêm mũi họng không đặc hiệu) và thể nhiễm virut không có triệu chứng lâm sàng.

Chẩn đoán

Chưa có phương pháp chẩn đoán bệnh viêm não lưu hành bằng xét nghiệm. Chẩn đoán chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng.

QUÁ TRÌNH DỊCH

  1. Nguồn truyền nhiễm :

Người là ổ chứa duy nhất của virut viêm não lưu hành.

Người bệnh mắc thể rõ rệt hoặc thể nhẹ và người lành mang virut đều có thể là nguồn truyền nhiễm và đều có ý nghĩa dịch tễ.

Chưa biết rõ thời gian truyền nhiễm kéo dài bao lâu, nhưng căn cứ vào những biểu hiện của bệnh bán cấp, đôi khi mạn tính, người ta giả định là virut viêm não có thể sống lâu ở cơ thể người bệnh. Những người khỏi từ lâu (6 tháng-1 năm) còn có thể truyền bệnh, chứng tỏ rằng có những người khỏi mang virut. Còn có người lành mang virut, đó là những người mắc thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng.

Gromashebsky đã chỉ ra sự hoàn toàn giống nhau về nguồn truyền nhiễm giữa viêm não lưu hành và viêm màng não lưu hành.

Ở cả hai bệnh, cùng với người bệnh mắc thể rõ rệt, thì thể kín dáo (viêm mũi họng) và những người mang virut cũng có ý nghĩa dịch tễ học lớn.

  1. Đường truyền nhiễm :

Bệnh viêm não lan truyền chủ yếu bằng dường không khí-giọt nhỏ. Những đồ dùng hàng ngày không có vai trò đáng kể trong việc truyền bệnh.

  1. Tính cảm thụ và tính miễn dịch :

Bàn về tính cảm thụ của dân chúng đôi với viêm não lưu hành. Gromaskevsky (1947) đã chỉ ra rằng : chỉ có 1% số người bị nhiễm khuẩn là mắc thể bệnh rõ rệt, số còn lại mắc thể làm sẩy thai, thể kín đáo và thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng.

Do những tình tiết ấy, bệnh viêm não lưu hành thường có tính chất đơn phát, không có liên quan rõ rệt với nhau.

Thường không bị mắc bệnh lại, cho nên cần phải giả định là nhiễm khuẩn có hay không có triệu chứng đều tạo miễn dịch lâu bền.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Bệnh viêm não lưu hành được mô tả ở nhiều nước, dưới hình thức những trường hợp đơn phát hoặc dịch nhỏ. Thường thì tỷ lệ mắc bệnh chưa đến 1/10.000 dân. Trong vụ dịch lớn năm 1919-1920, tỷ lệ mắc bệnh không lâu quá 2/10.000 dân. Tỷ lệ chết rất cao (20-30%).

Bệnh viêm não lưu hành thấy ở tất cả các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất từ 10 đến 30 tuổi. Điều này không cho phép thừa nhận viêm não là một bệnh nhiễm khuẩn phổ biến rộng rãi, thường mắc phải ngay khi còn nhỏ tuổi (như bệnh viêm màng não lưu hành).

Bệnh thường xảy ra ở thành thị nhiều hơn là ở nông thôn, ở Anh 86,8% các trường hợp mắc bệnh xảy ra ở thành thị, và 13,2% ở nông thôn.

Bệnh có tính theo mùa rõ rệt, tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất về mùa đông.

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH

  1. Biện pháp chống bệnh :

Viêm não là một bệnh cần phải khai báo

Phải cách ly người bệnh ở bệnh viện, cần cách ly lâu vì thời gian truyền bệnh có thể kéo dài.

Phải tẩy uế mũi họng, quần áo và mùi xoa người bệnh. Không cần tẩy uế buồng bệnh.

Nếu bệnh xảy ra ở một tập thể, thì cần phải theo dõi những người tiếp xúc (như do thân nhiệt, phát hiện những triệu chứng đầu tiên) trong 3-4 tuần ở thời gian ủ bệnh. Nên thường xuyên sát khuẩn mũi họng bằng thuốc êm dịu (để niêm mạc mũi khỏi bị viêm và dễ cảm nhiễm).

  1. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu :

Chưa chế được huyết thanh và vacxin nên người ta chỉ dựa vào các biện pháp phòng chống dịch chung.

0/50 ratings
Bình luận đóng