Bệnh Sởi là bệnh nhiễm virus, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, đặc điểm là viêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp và tiêu hoá, sau đó phát ban đặc hiệu ngoài da.

Bệnh thường lưu lại những biến chứng nặng ở trẻ em.

MẦM BỆNH

Mầm bệnh thuộc nhóm ARN Paramyxovirus, người là ký chủ tự nhiên. Virus được tìm thấy trong dịch ở họng và máu bệnh nhân ở cuối thời kỳ ủ bệnh và một thời gian ngắn sau khi phát ban. Nó có thể sống ít nhất 34 giờ trong không khí, không chịu được sự khô ráo. Có thể cấy virus trên tế bào thận người và nhau người.

DỊCH TỄ

  • Nguồn bệnh

Trẻ bị bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn đầu trước khi phát ban.

  • Đường lây truyền

Khi bệnh nhân hắt hơi, ho, nói chuyện, các hạt dịch nhầy trong chứa đầy virus bắn ra ngoài, lơ lửng trong không khí và bám vào đường hô hấp trên của người khác.

  • Khối cảm thụ

Tất cả trẻ em chưa có miễn dịch đều có thể nhiễm virus, lứa tuổi bị nhiều nhất là 2-6 tuổi.

Bệnh dễ phát thành dịch theo chu kỳ 2-4 năm một lần. Tuy nhiên, người ta vẫn gặp bệnh ở khắp nơi và quanh năm, mùa mưa nhiều hơn mùa nắng.

BỆNH SINH

Virus xâm nhập tế bào niêm mạc của đường hô hấp trên, sau đó thoát vào máu và tăng sinh trong tê bào hệ lưới mô bào. Virus lan truyền qua đường máu đến da, ban đỏ chính là viêm vách huyết quản, nơi có sự lắng đọng kháng nguyên – kháng thể. Sự hoại tử tế bào thượng bì và sự có mặt các tế bào khổng lồ có nhiều nhân là đặc trưng của các thương tổn.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Thời kỳ ủ bệnh: 10-12 ngày.

Thời kỳ khởi phát: (Thời kỳ viêm long) 4-5 ngày.

Hội chứng nhiễm khuẩn:

Xuất hiện sốt 38,5-40°C, kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp.

Xuất tiết niêm mạc:

Triệu chứng luôn có ở mắt: Đỏ kết mạc, chảy rntóc mắt, phù mi mắt, sợ ánh sáng.

ở mũi: Sổ mũi, hắt hơi, hiếm khi chảy máu cam.

ở thanh, phế quản: Khàn tiếng, ho khan, hay có đồm, khò khè.

ở hệ tiêu hoá: Tiêu chảy, đôi khi đau bụng nhẹ.

Dấu Koplik:

Rất đặc thù cho bệnh sởi: ở niêm mạc má ngang với răng hàm 1, niêm mạc màu đỏ hồng, trên có những chấm trắng nhỏ. Dấu koplik tồn tại 24-48 giờ và mất đi 1 ngày sau khi phát ban ở da.

Dấu hiệu Koplik trong bệnh sởi
Dấu hiệu Koplik trong bệnh sởi

Thời kỳ toàn phát: (Thời kỳ phát ban). Từ 5-7 ngày.

Trước khi nổi ban, nhiệt độ tăng vọt lên cao.

Ban có đặc điểm:

Ban hồng, tròn, 3-6 mm, rải rác hay từng đám.

Bắt đầu ở chân tóc, sau tai, rồi lan dần đến nơi khác theo thứ tự: mặt, cổ, lưng, bụng và các chi, sau khi lan khắp cơ thể, ban có thể tồn tại 2-3 ngày rồi lặn đi theo thứ tự như khi lên ban, để lại các vết thâm như các vết da hổ.

Khi ban xuất hiện, các dấu hiệu lâm sàng khác giảm dần.

Hình ảnh trẻ bị sởi
Hình ảnh trẻ bị sởi

Hồi phục

Bệnh nhân ăn uống khá hơn, tổng trạng hồi phục lại dần.

Về lâm sàng có thể có:

  • Sởi lành tính.
  • Sởi ác tính: Phát ban ít, có hội chứng ác tính (sốt cao, mê sảng, xuất huyết, tiểu ít…), dễ đi đến tử vong.

BIẾN CHỨNG

  • Viêm phổi

Hoặc do chính virus sởi, hoặc do bội nhiễm phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng, Haemophilus Influenzae…

Bệnh nhân vẫn tiếp tục sốt sau khi phát ban, ho, phổi có ran.

  • Viêm tai giữa

Xảy ra trong thời kỳ phát ban hay hồi phục. Bệnh nhân sốt cao, tai chảy mủ vàng, nếu can thiệp trễ màng nhĩ có thể bị thủng.

  • Viêm thanh quản

Có thể xuất hiện sớm trong thời kỳ viêm long hoặc trễ trong thời kỳ hồi phục. Bệnh nhân bị phù nề thanh quản, khàn tiếng, khó thở.

  • Viêm não tuỷ

Hiếm gặp nhưng biến chứng trầm trọng vì có thể dẫn đến tử vong.

  • Một số biến chứng khác

Cam tẩu mã.

Hoại tử môi, miệng, má.

Loét giác mạc do thiếu vitamin A.

Suy dinh dưỡng do kiêng ăn không đúng cách.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào các yếu tố.

Dịch tễ học: Tiếp xúc (+), không tiêm chủng ngừa.

Lâm sàng

Sốt.

Xuất tiết.

Dấu Koplik.

Tính chất ban.

Xét nghiệm

Tìm tế bào Warthin • Pinkeldey (tế bào khổng lồ đa nhân) ở dịch xuất tiêt.

Phản ứng huyết thanh học: Gia tăng hiệu giá 4 lần ở 2 lần thử có ý nghĩa chẩn đoán.

Phân lập virus trong chất tiết.

ĐIỀU TRỊ

Chưa có thuốc đặc trị.

Điều trị ở đây chủ yếu là chữa triệu chứng, săn sóc, ngăn ngừa và điều trị biến chứng.

  • Dinh dưỡng: Thức ăn đầy đủ, dễ tiêu, chú ý cung cấp vitamin A.
  • Vệ sinh răng miệng, da, mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét
  • Điều trị triệu chứng

Hạ sốt: Acetaminophen.

Cho uống nhiều nước.

Giảm ho: Dextromethophan, Codein…

Không dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định.

  • Điều trị các biến chứng

Bội nhiễm: Kháng sinh.

Viêm thanh quản: cho thở oxy.

DỰ PHÒNG

Vệ sinh cá nhân và vệ sinh hoàn cảnh sống.

Cách ly trẻ bệnh.

Chủng ngừa theo lịch.

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH SỞI

Nhận định

  • Tình trạng hô hấp:

Quan sát da, móng tay, chân, kiểu thở, tình trạng tăng tiết.

Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần thông khí cho thở o xy.

Bệnh sởi có biến chứng viêm  phổi, viêm não tuỷ

  • Tình trạng tuần hoàn:

Mạch.

Huyết áp.

Cần theo dõi mạch, huyết áp 30 phút/1 lần, 1 giờ/1 lần, 3 giò/1 lần.

  • Tình trạng phát ban:

Đặc biệt là thời kỳ toàn phát.

Trước khi phát ban có dấu hiệu Koplik.

Đầu tiên ban mọc sau tai, sau lan dần ra hai bên má, cổ, ngực, bụng và ở phần chi trên.

24 giờ sau ban lan ra sau lưng, hông và chi dưới.

Sau 2 — 3 ngày ban lan toàn thân.

Ban màu hồng nhạt, ấn vào mất đi.

Xen kẽ là những chỗ da lành.

  • Tình trạng chung:

Đo nhiệt độ.

Viêm long:

+ ở mắt.

+ ở mũi.

+ ở đường hô hấp.

Khám họng: Tìm dấu Koplik.

Theo dõi ý thức, vận động.

Đo nước tiểu 24 giờ.

Có kế hoạch chăm sóc thích hợp, để thực hiện kịp thời chính xác đầy đủ các xét nghiệm cơ bản.

Nếu bệnh nhân hôn mê phải cho ăn qua ống thông dạ dày.

Xem bệnh án để biết:

+ Chẩn đoán.

+ Chỉ định thuốc.

+ Xét nghiệm.

+ Các yêu cầu theo dõi khác.

+ Yêu cầu dinh dưỡng: Có thể cho bệnh nhân ăn đường miệng không.

Lập kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn.

Theo dõi các biến chứng.

Thực hiện các y lệnh:

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn. Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời. –

Chầm sóc hệ thống cơ quan, nuôi dưỡng.

Giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí:

Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng một bên.

– Đề phòng hít phải chất nôn, chất xuất tiết.

Cho thở oxy.

Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón.

Hút đờm nhớt. Tuỳ tình trạng bệnh nhân.

Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, báo cáo ngay bác sĩ. Chỉ dùng thuốc nâng huyết áp khi bệnh nhân có tụt huyết áp mặc dù đã truyền dịch đủ.

Tuỳ tình trạng bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ.

Chuẩn bị ngay dịch truyền qua đường tĩnh mạch, thuốc nâng huyết áp, dụng cụ truyền dịch để thực hiện theo y lệnh của bác sĩ.

Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhiệt độ 30 phút/ 1 lần, 1 giờ/ llần, 3 giờ/ 1 lần.

  • Theo dõi, ngừa biến chứng:

Viêm phổi.

Viêm tai giữa.

Viêm thanh quản.

Viêm não tuỷ.

Cam tẩu mã.

Viêm ruột kéo dài.

Loét giác mạc mắt.

Suy dinh dưỡng nặng.

Để phát hiện kịp thòi và báo cáo bác sĩ điều trị các biến chứng

  • Thực hiện các y lệnh của bác sĩ chính xác, kịp thời:

Thuốc.

Các xét nghiệm.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.

  • Chăm sóc hệ thống cơ quan, nuôi dưỡng:

Lau mát nếu có sốt cao.

Co giật: Giữ an toàn bệnh nhân, cho thuốc chống co giật theo chỉ định.

Giữ ấm cho bệnh nhân.

Biết được diễn tiến của bệnh.

Sốt cao là có bội nhiễm và cần lau mát.

Cho bệnh nhân nghỉ ngơi: Trẻ thường quấy khóc, bứt rứt.

Vệ sinh răng, miệng, da, mắt: Súc miệng chà răng, rửa tay sạch, dùng kháng sinh nhỏ mắt, tắm rửa sạch sẽ để tránh những trường hợp nhiễm khuẩn lở loét như nhọt ở da, loét ép. Đặc biệt là vi khuẩn yếm khí tấn công gây cam tẩu mã.

Theo dõi đau nhức vùng tai, vùng xương chũm, có chảy nước mủ hôi không ? Chăm sóc tai nếu có viêm tai giữa.

Theo dõi phân và dấu hiệu mất nước nếu tiêu chảy kéo dài. Bù nước, điện giải.

Tẩy uế phân, nước tiểu.

Nuôi dưỡng:

+ Không nên kiêng cữ thái quá, dùng thức ăn có nhiều đạm, dễ tiêu để tăng mức độ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A nên cho uống vitamin A để tránh cho trẻ bị mù mắt.

+ Không cho ăn được phải nuôi bằng truyền dịch hoặc cho ăn qua thông dạ dày để bệnh nhân có đủ chất dinh dưỡng.

Giáo dục sức khoẻ:

Ngay từ khi bệnh nhân mới vào, phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân.

Bằng thái độ dịu dàng để bệnh nhân an tâm điều trị.

Tránh tiếp xúc với trẻ lên Sởi.

Cách ly trẻ bệnh tại bệnh viện.

Chủng ngừa Sởi: khi 9 tháng tuổi. Thuốc chủng là virus Sởi sống giảm độc lực. Cần chú ý đối với trẻ có bệnh cấp tính hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch. Hiện nay, thuốc chủng Sởi có thể phối hợp vổi các loại thuốc chủng ngừa khác như sốt bại liệt, ho gà, uốn ván, bạch hầu; Hiệu lực các loại thuốc này không bị giảm đi.

Đánh giá

Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:

Thông thường Sởi bay theo trình tự như khi xuất hiện, để lại những vết thâm trên mặt da.

Bệnh nhân ăn uống khá hơn, tổng trạng hồi phục lại dần.

0/50 ratings
Bình luận đóng