Bệnh sởi là do vi khuẩn sởi thông qua đường hô hấp dẫn đến, là một trong những bệnh truyền nhiễm thường thấy ở trẻ, thường xảy ra nhiều vào mùa đông, mùa xuân. Biểu hiện lâm sàng của bệnh này là trẻ có triệu chứng bị sốt, viêm đường hô hấp nặng, viêm kết mạc, niêm mạc lợi xuất hiện những nốt sởi, da dẻ toàn thân trẻ xuất hiện những nốt ban màu hồng, đầu tiên từ sau tai, sau đó lan ra cổ rồi đến toàn bộ khu vực mặt, lưng, ngực, tứ chi, tay chân. bệnh kéo dài trong khoảng 10 ngày, dân gian thường có câu: “sốt 3 ngày, phát ban 3 ngày, hồi phục 4 ngày” để nói về căn bệnh này. Sau khi các nốt sởi mất đi, sẽ lưu lại trên da những vết sẹo màu tối sẫm, lấm chấm. Nếu phát bệnh, nhưng ngay sau đó đột ngột mất đi hoặc không theo đúng trình tự mắc bệnh, hoặc kèm theo sốt cao, ho, thở gấp thì đó cũng là dấu hiệu cho thấy bệnh đang phát.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Bệnh sởi do vi khuẩn sởi gây ra, lứa tuổi nào trong thời kỳ trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh, nhưng nhiều nhất là trong khoảng từ 1 đến 4 tuổi. Đông y cho rằng, do ngoại cảm hành khí, trúng độc mà nên, bệnh thâm nhập vào từ đường mũi miệng, hoặc trong bản thân dạ dày, thận của bệnh nhân gây ra, nên phải thấu đáo trong cách điều trị. Uống trà cà rốt có tính cay ngọt, hơi ấm, có tác dụng giải trừ độc tố của sởi, ngoài ra lại có thể bổ phổi, trị ho. Rau thơm là loại rau gia vị có mùi thơm nổi tiếng, tính vị cay ấm, có thể làm toát mồ hôi, làm ấm dạ dày. Dân gian thường dùng rau thơm cùng với cà rốt, móng ngựa (…) đun lên để uống, có thể giúp nhanh đẩy lùi bệnh sởi, đồng thời cũng có thể thanh nhiệt giải độc, tiêu trừ bệnh sởi.

Bệnh sởi ở trẻ
Bệnh sởi ở trẻ

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà cà rốt rau thơm

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 90 gam cà rốt, 60 gam rau thơm. Cho tất cả các loại nguyên liệu trên vào nghiền nát ra, cho vào bát nước ấm, đậy nắp ngâm hãm trong khoảng 10 phút, uống nhiều lần khi nóng ấm, mỗi ngày 1 lần.

Công dụng chữa trị: Giải độc, trừ bệnh sởi.

Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng lên sởi do phong nhiệt gây ra.

  • Trà chống sởi

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Mía, mã thầy, cà rốt mỗi thứ 100 gam, lá chè đủ dùng. Cho cả 3 thứ đầu vào đun sôi, để lửa nhỏ sôi khoảng 15 phút, sau đó thêm lá chè vào, giữ ấm uống nóng, mỗi ngày 1 lần, uống tuỳ thích.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt dưỡng âm, sinh nhiệt, nhuận táo.

Chú ý: Phương trà này thích hợp điều trị bệnh lên sởi ở trẻ nhỏ.

  • Trà cà rốt, hồ tuy

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 100 gam củ cà rốt, 60 gam hồ tuy, lá trà đủ dùng. Cho cả hai thứ vào nghiền nát, cho vào nước sôi, thêm lá trà vào, uống tuỳ ý.

Công dụng chữa trị: Trị chứng toát mồ hôi, trị sởi, kiện thận, chống thấp khớp.

Chú ý: Phương trà này thích hợp điều trị chứng viêm sởi thời kỳ đầu, trúng độc.

cà rốt có tác dụng với da tay
Cà rốt
  • Trà bản lan kim kiều mạch

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 40 gam kim kiều mạch, 20 gam rễ bản lan. Hai thứ nguyên liệu trên cho vào giã ra thành bột, cho vào bát có thể giữ ấm được, thêm vào lượng vừa đủ nước sôi, đậy nắp ngâm hãm trong 20 phút. Trong ngày có thể uống nhiều lần thay trà, uống khi ấm, không cần cố định thời gian uống.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc, mát phổi hoá viêm.

Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng lên sởi nhiễm độc, nếu các nốt sởi không nhiều, hoặc triệu chứng nhanh biến mất, hoặc các nốt sởi dày, màu tím, kèm theo triệu chứng sốt cao, ho, miệng khát, buồn bực, lưỡi đỏ, vàng, thở gấp… thì cho thấy bệnh lên sởi đã tiến triển thành viêm phổi. Nên nhớ: Bệnh viêm phổi do lên sởi là biểu hiện khá nặng của bệnh lên sởi, nên kịp thời quan sát những biểu hiện thay đổi của bệnh, cần kịp thời kết hợp Đông – Tây y để điều trị bệnh. Kim kiều mạch là một loại thực vật thuộc họ liễu, nhiều năm được dùng cả gốc rễ để chữa bệnh. Trong cuốn “Những điều lượm lặt về hoa cỏ”, có gọi kim kiều mạch là “cỏ ngũ độc”, nó có tính vị hơi chua, đắng, hàn, có tác dụng thanh phổi giải độc, trừ phong tiêu thấp. Bệnh viện thành phố Nam Thông đã điều trị được chứng bệnh phổi có mủ bằng kim kiều mạch rất có hiệu quả.

Những điều cần ghi nhớ

Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ chúng tôi xin đưa ra để bạn đọc tham khảo:

Tiêm chủng phòng bệnh, sau khi trẻ sinh ra được khoảng 8 tháng, có thể tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ, sau đó phải tiêm nhắc lại.

Khi có dịch sởi, không nên đưa trẻ đến những nơi công cộng, không ra ngoài tuỳ tiện.

Trẻ sơ sinh cơ thể rất yếu, sau khi tiếp xúc với người bị mắc bệnh sởi, trong vòng 5 ngày, cần chú ý tiêm protein huyết cầu hoặc huyết thanh người lớn cho trẻ.

Người lớn sau khi tiếp xúc với bệnh nhân sởi, cần dùng xà phòng để rửa tay, ra ngoài phơi nắng, phơi gió khoảng nửa giờ đồng hồ, sau đó mới được tiếp xúc với trẻ khoẻ mạnh.

0/50 ratings
Bình luận đóng