Vì bia có tác dụng khai vị, kiện tì vị cho nên nhiều người cho rằng người bị viêm dạ dày uống nhiều bia sẽ có lợi cho sức khỏe, thậm chí lại còn cho là càng uống nhiều càng tốt nữa. Đó là một nhận thức hết sức mơ hồ và sẽ đem lại những hậu quả hoàn toàn ngược lại.

Bia tươi
Bia tươi

Viêm dạ dày là một bệnh rất phổ biến thường thấy ở nước ta. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh có thể chia ra 2 loại: Viêm dạ dày nguyên phát và viêm dạ dày kế phát. Viêm dạ dày kế phát nhiều và có liên quan với các bệnh mạn tính khác. Còn viêm dạ dày nguyên phát thì cũng nhiều, nhưng lại có quan hệ đến những kích thích của các nhân tố lí hóa, trong đó, bao gồm cả các loại rượu, bia được uống vào nữa.

Các học giả trên thế giới đã nghiên cứu thấy rằng bia có thể ức chế và làm giảm thiểu sự tổng hợp chất prostaglandin E (tức chất PGE) ở niêm mạc dạ dày. Thế mà chất prostaglandin E lại là chất do niêm mạc dạ dày tổng hợp được, có thể ức chế sự tiết ra dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời các nhà y học còn phát hiện: Trong trường hợp cơ thể thiếu chất PGE thì sẽ gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày, lúc bấy giờ nếu cung cấp vào một lượng nhất định chất PGE này thì chỗ niêm mạc dạ dày bị tổn hại sẽ được khôi phục lại. Do đó, tuy hàm lượng rượu cồn có trong bia chỉ rất ít thôi, nhưng nó vẫn có tác dụng phá hoại niêm mạc dạ dày-.

Rất nhiều các bác sĩ lâm sàng trên thế giới cũng đều đã phát hiện: Một mặt uống nhiều bia có thể dẫn đến viêm dạ dày mạn tính; mặt khác, những người đã bị viêm dạ dày mà uống bia vào thì lại có thể thúc đẩy bệnh tình trở nén nặng thêm, đa số người bệnh sẽ cảm thấy trướng tức ở bụng trên rất khó chịu và thấy nóng rát ở trong dạ dày, ngán ăn và luôn thở ra hơi ấm.

Vì thế những người bị viêm loét dạ dày hoặc loét hành tá tràng đừng bao giờ nghĩ một cách sai lầm rằng uống bia sẽ có thể làm khỏe dạ dày hơn mà cứ tiếp tục uống mãi vào sẽ tự chuốc lấy tai họa cho mình.

5/51 rating
Bình luận đóng