Định nghĩa:

    • Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, biểu hiện: sốt, đau đầu, đau nhức cơ, kèm theo viêm xuất tiết đường hô hấp trên.
    • Hay gây thành dịch, đôi khi đại dịch.
    • Tiến triển thường lành tính, nặng hơn & gây tử vong cao ở người có bệnh lý tim mạch, hô hấp, người già.
    • Hay gặp vào mùa đông.

    DỊCH TẾ HỌC

    Tác nhân:

      • Myxovirus influenzae họ Orthomyxoviridae.
      • Có 2 kháng nguyên:

      + Hemagglutinine.

      + Neuraminidase.

        • Chia làm 3 loại A, B, C không có miễn dịch chéo.
        • Gen virusdễ đột biến, không bền vững.

        Ổ bệnh:

          • Người bị cúm rõ rệt hoặc tiềm tàng.
          • Có thể có vai trò của ổvirussúc vật.

          Đường lây truyền:

            • Lây trực tiếp từ người sang người qua các giọt nước bọt.
            • Virustồn tại ở sàn nhà, bụi, quần áo.

            Tính chất dịch:

              • Khả năng lây nhanh và mạnh qua đường hô hấp.
              • Tính kháng nguyên mềm dẻo nên khó khăn về vaccin.
              • Một số virus từng gây dịch đã xuất hiện lại, gợi ý đến vai trò chứa virus của động vật.
              • Dịch cúm:

              + Tính chu kỳ, các dịch lớn 15 năm/ lần. Hemagglutinine và Neuraminidase thay đổi đột ngột, hoàn toàn, đóng vai trò gây dịch lớn.

              + Giữa các đợt dịch lớn, gây bệnh theo mùa (mùa đông), trẻ tuổi đến trường, do kháng nguyên bề mặt tiến triển từ từ và liên tục.

              + Dịch do virus cúm A tiến triển mạnh nhất 2 – 3 năm, lan tỏa, tử vong cao

              + Dịch do virus cúm B 5 – 6 năm, khu trú hơn, phối hợp cúm A

              + Dịch do virus cúm C lẻ tẻ, đơn độc.

              LÂM SÀNG:

              Cúm thông thường:

              • Giai đoạn ủ bệnh: 1 – 3 ngày, yên lặng
              • Giai đoạn khởi phát:
                  • Đột ngột.
                  • Mệt mỏi toàn thân.
                  • Sốt cao 39 – 40oC, rét run
                  • Đau đầu, đau nhức cơ toàn thân.
                    • Giai đoạn toàn phát:
                  • Có sự đối lập giữa mức độ nặng của dấu hiệu cơ năng – thực thể nghèo nàn.
                  • Cơ năng:

                + Sốt cao 40oC, rét run, mạch nhanh, mệt mỏi.

                + Kèm theo đau lan toản toàn thân: đau đầu, trán, hố mắt, cổ, cơ khớp, lưng…

                + Viêm xuất tiết đường hô hấp trên: Viêm kết mạc mắt, họng, mũi, ho..

                + Nặng có thể gặp viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp (do viêm kẽ)

                  • Thực thể nghèo nàn: họng đỏ, lưỡi trắng, ran ẩm.
                    • Diễn biến ngắn:
                  • Tự khỏi sau 4 – 7 ngày.
                  • Sốt mất đi đột ngột.
                  • Ho, mệt mỏi kéo dài vài tuần.

                  Cúm biến chứng:

                  Cúm bội nhiễm:

                  • Tổn thương đường hô hấp tạo điều kiện bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt phế quản.
                  • Vi khuẩn gây bội nhiễm: H. influenzae, pneumoniae, Staphylococcus aureus
                  • Triệu chứng gợi ý cúm bội nhiễm ở phổi :

                  + Sốt kéo dài

                  + Ho khạc đờm mủ

                  + Bạch cầu đa nhân trung tính tăng

                  Viêm phổi, viêm phế quản phổi, hiếm khi viêm mủ màng phổi

                    • Trẻ nhỏ : lưu ý tổn thương đường hô hấp trên (viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản)
                    • Biểu hiện ngoài phổi: RL tiêu hóa, viêm màng não tăng lympho, viêm màng ngoài tim…
                    • Bệnh gây sẩy thai.

                    Cúm ác tính :

                      • Hiếm gặp, thường tử vong.
                      • Phù phổi cấp: HC suy hô hấp cấp tiến triển sau khi có cúm thông thường.
                      • Ngoài hô hấp: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm não màng não.
                      • Tiến triển: Hay tử vong do thiếu ôxy, sống sót di chứng nặng nề do xơ hóa vách lan tỏa.

                      Cận lâm sàng:

                        • Phân lập virus trên môi trường nuôi cấy tế bào: 3 ngày đầu, lấy từ đường hô hấp trên, máu, dịch não tủy.
                        • Huyết thanh chẩn đoán: 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày, hiệu giá gấp 4 lần có giá trị

                        + Phản ứng cố định bổ thể.

                        + Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (Hirst)

                          • VR + HC gà + Hthanh ko cúm –> ngưng kết.
                          • VR + HC gà + Hthanh BN cúm –> Ko ngưng kết.

                          (vì VR cúm có khả năng tự ngưng kết hồng cầu gà)

                          Chẩn đoán :

                          Chẩn đoán xác định :

                            • Trong giai đoạn dịch tễ học, dựa vào LS : sốt đột ngột + dấu hiệu nhiễm virus, đau mình mẩy, các dấu hiệu hô hấp.
                            • Dựa vào XN sinh học, phân lập virus, huyết thanh chẩn đoán (xem CLS).

                            Chẩn đoán phân biệt:

                              • Các loại virus khác (như Parainfluenza, Adenovirus, virus hợp bào hô hấp, Coronavirus, Enterovirus).
                              • Các vi khuẩn nội bào (như Mycoplasma, Chlamydiae, Coxiella).
                              • Lâm sàng : hội chứng cúm.
                              • Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chẩn đoán tác nhân gây bệnh.

                              ĐIỀU TRỊ

                                • Không có điều trị đặc hiệu.
                                • Cúm ở người khỏe mạnh:

                                + Nghỉ tuyệt đối khi bắt đầu có triệu chứng.

                                + Cách ly BN.

                                + Giảm đau, hạ sốt, an thần, giảm ho, bồi phụ nước và dinh dưỡng hợp lý.

                                + Không dùng kháng sinh.

                                  • Cúm biến chứng hoặc cơ địa đặc biệt (suy dính dưỡng, già, COPD, suy tím…): Dùng kháng sinh ngay :

                                  + Beta lactam đường uống ( Amoxicilin + a.clavulanic)

                                  + Cephalosporin thế hệ 2, 3

                                    • Cúm ác tính: Điều trị ở khoa hồi sức tích cực

                                    PHÒNG BỆNH :

                                    Không đặc hiệu:

                                      • Khi đang có dịch : tránh không để bị mệt, lạnh.
                                      • Đeo khẩu trang.
                                      • Tránh đến nơi đông người.

                                      Đặc hiệu:

                                      • Tiêm phòng Vaccin :

                                      “Flu shot” tiêm: vaccin bất hoạt, tiêm trẻ > 6 tháng, người khỏe mạnh, người bị bệnh mạn tính

                                      Vaccin xịt đường mũi: vaccin sống giảm độc lực, cho mọi người khỏe mạnh, ko dùng cho phụ nữ có thai

                                      • Thuốc:
                                        • Ngăn cản virus xâm nhập tế bào vật chủ.
                                        • Amantadine (Mantadix) 200mg/24h x 10 ngày
                                        • Rimantadine (Rofluan) 100mg/24h x 10 ngày
                                        • Oxitamivir 1v/ ngày, khi ở vùng có nguy cơ cao, tiếp xúc với người cúm nặng.
                                        0/50 ratings
                                        Bình luận đóng