TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tác nhân gây bệnh là Anguillula (strongyloides stercoralis):

Đó là một loại giun nhỏ tròn, ký sinh trong cơ thể người (vật chủ bắt buộc), đôi khi ở chó và mèo (vật chủ tuỳ tiện), chủ yếu ở tá tràng và đoạn trên ruột non, nằm trong các nhung mao và các khe hốc (giun cái). Sau 7 ngày kể từ khi bị lây, giun cái đẻ trứng (khoảng 50 trứng) có chứa ấu trùng đã hình thành, ấu trùng này ra khỏi vỏ trứng ngày từ trong ruột và cùng với phân được đào thải ra ngoài.

Ở môi trường bên ngoài, loại ấu trùng rhabditoides (có túi phình 2 lần ở thực quản) phát triển.

Sau khi thụ tinh, con cái lại đẻ trứng ở môi trường bên ngoài; từ những trứng này lại nở ra những ấu trùng strongyloides (có thực quản hình ống tròn), có khả năng xâm nhập vào cơ thể người. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, sự sinh sản của loại giun lươn sống tự do có thể tiếp diễn từ thế hệ này qua thế hệ khác, ấu trùng có thực quản hình ống tròn qua da, vào dòng máu, tới phổi, ngược khí quản, xuống ruột.

Nếu điều kiện không thuận lợi (như trong đất không đủ độ ẩm, nhiệt độ và chất dinh dưỡng cần thiết) thì ấu trùng sống tự do không phát triển và xâm nhập ngay vào cơ thể qua đường tiêu hoá. Trong trường hợp này, ấu trùng từ ruột vào dòng máu và sau khi qua phổi lại tới ruột.

Cả trong hai trường hợp (qua da hoặc qua miệng), ấu trùng đều phải di cư theo dòng máu. Khi di cư, ấu trùng trở thành giun đực và giun cái. Sự thụ tinh xẩy ra ở phổi. Giun đã phát triển đầy đủ về mặt sinh dục sẽ xuống ruột; ở đó giun cái sống ở niêm mạc ruột, còn giun đực thì bị loại ra ngoài cùng với phân. Cho nên, khi xét nghiệm thường người ta không tìm thấy giun đực.

Đôi khi chu kỳ sống của giun có thể được thực hiện mà giun không phải ra môi trường bên ngoài. Nếu ấu trùng rhabditoides bị giữ lại trong ruột quá 24 giờ (táo bón), khi trở thành ấu trùng strongyloides, thì chúng di cư vào máu rồi lại xâm nhập vào ruột, trở thành giun trưởng thành (tự nhiễm).

Điều kiện thuận lợi nhất để cho giun lươn sống và phát triển ở môi trường bên ngoài là nhiệt độ 28-34°, đất có đủ độ ẩm, đủ chất dinh dưỡng hữu cơ, pH trung tính hay kiềm yếu; ấu trùng sẽ chết nhanh chóng trong đất rất ẩm và trong nước do thiếu oxy.

Biểu hiện lâm sàng: bệnh diễn biến nặng và kèm theo ỉa chảy nhiều

  1. Chẩn đoán:

Dựa trên cơ sở phát hiện ấu trùng Rhabditoides linh hoạt trong phân tươi, ở nhiệt độ trong phòng, ấu trùng này nhanh chóng biến thành ấu trùng Strongy- loides, giun có thể tìm thấy ở trong chất chứa của tá tràng.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

Giun lươn ký sinh trong cơ thể người (vật chủ bắt buộc) đôi khi còn ký sinh ở chó và mèo (vật chủ tuỳ tiện)

Người lây bệnh qua da hoặc qua miệng cùng với thực phẩm bị nhiễm bẩn.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Bệnh giun lươn phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, có khí hậu nóng và ẩm.

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH

Các biện pháp phòng và chống đối với bệnh giun lươn giống như đối với bệnh giun móc. Điều trị bệnh giun lươn bằng tím gentian.

0/50 ratings
Bình luận đóng