Định nghĩa

Bệnh lây do liên cầu khuẩn tan máu beta; khởi phát đột ngột, sốt rét run, đau họng đỏ, nội ban và ngoại ban điển hình.

Căn nguyên

Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Streptococcus pyogenes, nhóm A, gây tan máu. Bệnh tinh hồng nhiệt xảy ra ở người bị nhiễm khuẩn mà không có miễn dịch với độc tố lên hồng cầu là chất gây nổi ban ở da. Bệnh lây truyền trực tiếp hay gián tiếp do hít phải các giọt nước bọt của người bệnh hay người lành mang “khuân. Bệnh gây miễn dịch.

Dịch tễ học

Bệnh được gặp ở các vùng ôn đới; ít thấy ở các vùng nhiệt đới. Bệnh lưu hành ở các thành phố; tản phát ở nông thôn. Dịch hay xảy ra vào mùa xuân và mùa thu. Bệnh ít xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng, hay hặp ở trẻ 3-12 tuổi.

Triệu chứng (hay gặp các thế không có triệu chứng hay không điển hình)

Ủ BỆNH: 1-3 ngày (đến 8 ngày).

THỜI KỲ XÂM LẤN

Hội chứng nhiễm khuẩn: khởi phát đột ngột, có nhức đầu, rét run liên tục hay cơn rét run lặp đi lặp lại, thân nhiệt tăng ngay lên 40° và nhịp tim nhanh. Thường có nôn mửa và ở trẻ nhỏ có thể có các cơn co giật.

Viêm họng đỏ: viêm cả hai bên, có màu đỏ carmin rất sẫm, lan đến các cột trụ sau và tới màn hầu. Rìa và đầu lưỡi cũng bị đỏ, lưỡi có lóp bựa dày. Phản ứng hạch rất mạnh và đau ở các vùng xung quanh. Đau họng gây khó ăn.

Nội ban: xuất hiện sau khoảng 24 giờ. Đến ngày thứ 7, lưỡi trông giống như quả dâu rừng vì các gai lưỡi bị sưng và nhô lên.

NGOẠI BAN: nổi ban sau 48 giờ, bắt đầu từ các gốc chi rồi nhanh chóng mọc ở thân, cổ, chi và mặt. Ban mọc lan dần, rất nhanh, bao giờ bàn chân và bàn tay cũng bị cuối cùng nhưng không có ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ban ở mọi nơi là giống nhau: đỏ, lan toả, thành vằn, tạo nên các mảng rộng xen kẽ với các mảng da bình thường. Ban bị mất đi nếu lấy lam kính đè lên. Trên nền ban nổi lên các nốt sẩn đỏ, nhỏ như đầu ghim, tạo các đường đỏ sẫm, sờ lên thấy thô ráp. Ban rất dày ở các nếp gấp và trông giống như đám máu tụ, có các đường đỏ sẫm do các đám xuất huyết nhỏ, không bị mất đi khi đè lam kính lên (dấu hiệu Pastia). Trên mặt, đôi khi ban nổi có hình như vết roi quất, như vết lằn do bị tát (dâu hiệu Trousseau), cằm, môi và cánh mũi không có ban (dấu hiệu Filatov). Tuỳ theo từng trường hợp, người ta gọi là tinh hồng nhiệt thể sẩn, thể kê hay thể giống pemphigut.

BONG VẢY: ban lặn kể từ ngày thứ 4 thứ 5. Bắt đầu bong vẩy từ ngày thứ 7 và kéo dài 2-3 tuần, ở thân mình, các vẩy tạo thành các vết tròn có đường kính vài milimet. ở mặt, vẩy là lớp bụi mịn; còn ở chi lại tạo thành các dải (hình “găng tay ngón” ở bàn tay). Tình trạng toàn thân được cải thiện nhanh chóng.

THỂ KHÔNG ĐIỂN HÌNH: rất hay gặp do việc dùng kháng sinh để chữa bệnh do liên cầu khuẩn.

THỂ ÁC TÍNH: tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, hoặc là vào lúc đầu hoặc là vào ngày thứ 5, thứ 6.

Biến chứng (hiếm gặp kể từ khi có kháng sinh):

Viêm tai giữa và viêm xương chũm, viêm họng có loét và hoại tử, apxe quanh amiđan.

Viêm cầu thận cấp: protein niệu, đái ra máu, hiếm khi bị suy thận.

Viêm khớp: đau khởp, tràn dịch ổ khớp, khu trú ở bàn tay hay cổ tay (xem thấp khớp cấp).

Viêm màng trong tim.

Xét nghiệm lâm sàng

Huyết đồ: tăng bạch cầu (tới 20.000/|il) với 70-90% là bạch cầu trung tính; giảm dần vào ngày thứ 6. Một nửa số trường hợp có bạch cầu ưa acid tăng từ 4 đến 20%. Có thể thấy các thể vùi trong các bạch cầu lympho (thể Dohle). Thường có thiếu máu nhẹ.

Tốc độ lắng máu tăng.

Tăng antistreptolysin 0 (ASO hay ASLO) và tăng anti-DNase B.

Cấy liên cầu: từ ngoáy họng.

Phản ứng Dick và phản ứng Schultz-Charlton không còn được dùng nữa.

Chẩn đoán

Có yếu tố lây nhiễm hay có dịch.

Khởi phát đột ngột, có sốt, đau họng, nôn mửa.

Đau họng đỏ, sưng hạch địa phương, lưỡi như quả dâu rừng.

Ngoại ban điển hình.

Phản ứng ngưng kết và cấy liên cầu khuẩn cho kết quả dương tính.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm họng thông thường.

Bạch hầu: nuôi cấy giả mạc. Có thể có kết hợp bạch hầu và tinh hồng nhiệt.

Rubeon: ban đa dạng hơn, không bị viêm họng, sưng hạch sau tai.

Phản ứng dị ứng với thuốc: ban đa dạng, mày đay.

Sởi: ngoại ban kiểu khác, bắt đầu từ mặt, nốt Koplik.

Tiên lượng: tỷ lệ tử vong chung là dưới 0,5% nhưng có thể tối 3% ở một số vùng. Tần suất và mức độ nặng của tinh hồng nhiệt đã giảm do việc điều trị và dùng thuốc phòng các bệnh do liên cầu khuẩn. Tuy vậy, bệnh vẫn có thể nặng ở trẻ dưới 1 tuổi.

Điều trị

ĐẶC HIỆU

Benzathin benzylpenicillin; tiêm một liều duy nhất 1-1,2 triệu đơn vị (cho trẻ: 50.000 đỡn vị/kg); hoặc

Phenoxymethylpenicillin (penicillin V): có tác dụng theo đường uống với điều kiện phải dùng trong 10 ngày, liều 250 g 6 giờ một lần (cho trẻ con: 50mg/kg/ngày).

Erythromycin: có thể thay thế penicillin trong trường hợp bị dị ứng. Cho uống 0,5 g; 6 giờ một lần trong 10 ngày (20mg/kg/ngày ở trẻ con)

ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG: nghỉ ngơi tại giường cho đến khi lui bệnh, bù nước theo đường uống, giảm sốt và giảm ho, theo dõi protein niệu.

TIÊU CHUẨN KHỎI BỆNH: xét nghiệm họng vào cuối đợt điều trị, không thấy có vi khuẩn.

Phòng bệnh: điều trị người lành mang liên cầu khuẩn bằng phenoxymethylpenicillin với liều 300.000-600.000 đơn vị/ngày trong 10 ngày. Nếu bị dị ứng, có thể dùng erythromycin (250-500 mg; 6 giờ uống một lần). Phiến đồ họng cho phép đánh giá sự đào thải liên cầu khuẩn từ họng. Trở lại trường với giấy xác nhận đã được điều trị.

0/50 ratings
Bình luận đóng