Stress hay thường gọi là chứng phiền muộn là do mật trong cơ thể tiết ra quá nhiều, sau khi vào não, nó là nguyên do gây ra vỡ sự hoạt động của chúng. Nó là một dạng bệnh do trở ngại về tâm lý, còn được gọi là trở ngại về tình cảm hoặc tinh thần, là một sự tổng hợp của những chứng bệnh về tinh thần phản ánh vào trong tâm trạng, thường có kèm theo sự thay đổi về tư duy và hành vi. Phiền muộn là chứng bệnh thần kinh thường gặp, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh này chiếm khoảng 5% tỷ lệ dân số thế giới, trong đó tỷ lệ dẫn đến tự sát là 12-15 %, nó là đứng đầu tiên trong các chứng bệnh thần kinh, và còn được gọi là “sát thủ tâm lý hàng đầu”. Những bệnh nhân mắc chứng phiền muộn này thường phải mang theo những nỗi đau khổ trong nội tâm, và thường là những “người bi thương, tiêu cực nhất trên thế giới”.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Nếu gan khí không tốt sẽ có thể dẫn đến những vấn đề về tinh thần như tâm trạng xuống dốc, phiền muộn v.v… cho nên cần phải biết điều chỉnh tâm lý, điều khí dưỡng gan. Hoa hợp hoan khô có màu hơi vàng hoặc vàng xanh, mùi thơm dịu nhẹ. Nó có vị ngọt, là một loại thuốc bổ cho hệ thống thần kinh, có tác dụng hoá giải căng thẳng, giảm mệt mỏi. Ngâm hãm hoa hợp hoan làm thành trà uống có tác dụng rất tốt trong điều trị chứng phiền muộn.

Hình ảnh mệt mỏi chán nản
Hình ảnh mệt mỏi chán nản

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà hạt sen

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam hạt sen, 20 gam đường phèn, 5 gam lá trà. Lấy tâm sen ra rồi ngâm trong nước sôi khoảng vài giờ đồng hồ, thêm đường phèn và nước vào làm thành trà. Trà cho vào nước tâm sen ngâm hãm trong khoảng 5 phút, sau đó cho hạt sen vào nước trà đó là được. Mỗi ngày 1 thang, uống nhiều lần thay trà.

Chú ý: Loại trà trên thích hợp với chứng thiếu khí huyết, tâm trạng lo lắng, hoảng loạn. Hạt sen có thể giúp thanh tâm, tiêu phiền muộn; ngân nhĩ có thể bổ hư, phối hợp hai loại này lại, có thể trị chứng phiền muộn ở người già rất tốt.

  • Trà câu kỷ tử, dâm dương

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 12 gam câu kỷ tử, 9 gam dâm dương, 9 gam sa uyển tử, 6 gam ngũ vị tử, 9 gam củ mài. Tất cả những thứ này cho vào đun lên uống thay trà, mỗi ngày 1 thang.

Công dụng chữa trị: Từ bổ gan thận, trợ dương ích trí.

Chú ý: Loại trà trên thích hợp trị chứng phiền muộn thần kinh suy nhược, mất sức, trí nhớ giảm sút.Tác dụng của trà Kỷ tử hoa Cúc

  • Trà hợp hoan

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam hoa hợp hoan, 10 gam tố hinh hoa, 10 gam hoàn phúc hoa. Cho cả 3 vị trên vào đun trong 15 phút lấy nước uống nhiều lần.

Công dụng chữa trị: Mát gan điều khí.

Chú ý: Loại trà trên có tác dụng mát gan điều khí, làm cho con người ta thư thái. Đông y cho rằng, gan khí vượng vào mùa xuân, gan khí khai thông có nghĩa là thông thoáng, mở rộng.

Những điều cần ghi nhớ

Chứng phiền muộn về cơ bản có thể chia ra làm ba loại lớn: phiền muộn đơn phương, phiền muộn song phương, phiền muộn do các tật bệnh của cơ thể. Các loại phiền muộn này khác nhau, cho nên các phòng ngừa chúng cũng khác nhau. Cách phòng ngừa chứng phiền muộn, có thể theo những yêu cầu sau:

Những hỗ trợ thuộc nhân tố tâm lý xã hội. Phiền muộn đơn phương có mối quan hệ mật thiết đến cá tính của người bệnh, những người này đa số đều có tính cách yếu đuối, đa sầu đa cảm, quá quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình, cho nên khi gặp phải những vấn đề xã hội không tốt ảnh hưởng đến tâm lý, ví dụ như áp lực công việc quá lớn, quan hệ xã hội căng thẳng, mâu thuẫn gia đình, cơ thể mắc một chứng bệnh nào đó v.v… thì tự dưng nảy sinh tâm lý lo lắng, sợ hãi, tiêu cực, không cách nào thoát khỏi cảm giác đó được, dẫn đến phiên muộn, đau khổ, bi quan. Đối với những bệnh nhân này, cần hướng dẫn cho người bệnh tìm ra được các nguyên nhân gây bệnh, những đau khổ trong lòng, đồng thời cùng với gia đình và bạn bè thân thiết cùng hỗ trợ tâm lý cho người bệnh, để tránh khỏi việc gặp phải những vấn đề rắc rối đó và nguy cơ gây bệnh.

Đối với bệnh nhân song phương phiền muộn, sự hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội cũng có những tác dụng tích cực nhất định, nên kết hợp giữa gia đình và đơn vị công tác, cố gắng giải quyết những vấn đề khó khăn tồn tại trong công việc và trong cuộc sống thực tế của người bệnh, có gắng tạo ra một môi trường vui vẻ, nhẹ nhàng cho người bệnh, để xoá bỏ hoặc giảm nhẹ những gánh nặng tâm lý hoặc những thứ không thể đạt được, vì chứng phiền muộn là một chứng bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Một khi bệnh tình có dấu hiệu tốt, những chuyện không hay trong công việc, học hành và cuộc sống hàng ngày có thể đem đến cho người bệnh những ảnh hưởng tiêu cực, dễ dẫn đến những cảm xúc bi quan, dẫn đến bệnh phiền muộn lại tiếp tục tái phát.

Trong cuộc sống hàng ngày, những người có xu hướng phiền muộn nên chú ý mấy điểm sau: Nên tạo cho mình một giấc ngủ ngon. Nếu mất ngủ lâu dài có thể dẫn đến chứng phiền muộn, nếu bị những lo lắng do việc mất ngủ gây ra, cần phải biết cách để loại trừ nó. Khi gặp phải khó khăn không nên quá tức giận. Nên học cách giảm bớt áp lực do việc nóng giận gây ra, bảo đảm sự cân bằng tâm lý. Bình thường, nên biết cách giải quyết những khó khăn của bản thân, nếu gặp phải những áp lực trong cuộc sống thì cần phải biết giải quyết chúng. Nên tham gia nhiều vào các hoạt động bên ngoài, chịu khó vận động cơ thể là một cách phòng ngừa chứng phiền muộn tốt nhất và tự nhiên nhất. Nên áp dụng những cách bảo vệ bản thân và tránh những kích thích bên ngoài, nếu bị quấy rầy, ví dụ như những nơi nào có thể khiến bạn bị tổn thương thì không nên đi, nên tránh xa những người có thể làm bạn tức giận, từ đó tránh bực tức xảy đến với mình. Đối với những kích thích lớn, nên tự nâng cao khả năng chịu đựng. Trong cuộc sống hàng ngày nên sắp xếp cho mình một số những hoạt động vui vẻ để làm.

0/50 ratings
Bình luận đóng