Căn nguyên

Vitamin K dùng để chỉ một loạt chất tan trong mỡ, cần để hoạt hoá các yếu tố đông máu II (prothrombin), VII, IX và X. Vitamin K tham gia vào enzym y carboxylase ở microsom trong gan và tham gia vào quá trình sinh tổng hợp osteocalcin ở xương.

Thiếu vitamin K thì các yếu tố này không cố định được calci ion hoá và không được hoạt hoá. Người ta phân ra:

  • Vitamin K1 (phytomenadion): có nguồn gốc thực vật, có nhiều trong thức ăn, nhất là rau dền, bắp cải.
  • Vitamin K2 (menaquinon): được các vi khuẩn đường ruột tổng hợp trong cơ thể.
  • Vitamin K3 (menadion): vitamin tổng hợp.

Chưa rõ nhu cầu hàng ngày nhưng có thể rất thấp vì vitamin K được các vi khuẩn tổng hợp ở ruột.

Thiếu vitamin K gây ra prothrombin huyết thấp. Gặp trong các hoàn cảnh sau:

  • Trẻ còn bú: lúc ra đời, ruột không có vi khuẩn. Chỉ tới khi được 6 tháng thì vi khuẩn chí đường ruột mổi tổng hợp đủ lượng vitamin K. Do đó, nếu người mẹ bị thiếu vitamin K thì nguồn dự trữ của trẻ không đủ và trẻ có thể bị prothrombin huyết thấp.
  • Bệnh gan-mật: mật cần thiết cho sự hấp thu vitamin K tự nhiên (tan trong mỡ). Vàng da tắc mật có thể gây thiếu vitamin K và prothrombin huyết thấp. Trong suy gan nặng, prothrombin huyết thấp vừa do rối loạn hấp thu vitamin K, vừa do nhu mô gan tổng hợp không đủ prothrombin.
  • Bệnh đường ruột: phân mỡ, viêm đại tràng loét, lỗ rò dạ dày-đại tràng, các bệnh gây rối loạn hấp thu mỡ.
  • Điều trị kháng sinh hoặc sulfamid kéo dài: làm rối loạn vi khuẩn chí đường ruột và nếu cung cấp vitamin K từ bên ngoài không đủ thì gây ra thiếu vitamin K.

Các thuốc chống đông theo đường uống là các chất ức chế cạnh tranh với vitamin K (kháng vitamin K).

Triệu chứng

Thiếu vitamin K thể hiện chủ yếu bằng triệu chứng dễ xuất huyết do prothrombin huyết thấp. Dễ chảy máu nặng thêm nếu dùng các thuốc ức chế tổng hợp prothrombin, nhất là các thuốc chống đông là dẫn xuất của coumarin và salicylat.

Xét nghiệm cận lâm sàng: thời gian Quick kéo dài. Nồng độ các yếu tố phụ thuộc vitamin K trong máu (II, VII, IX, X) giảm.

Điều trị

Nếu bị prothrombin huyết thấp, dùng vitamin Kl (phytomenadion) liều 10-50 mg theo đường tĩnh mạch chậm hoặc theo đường uống, theo dõi thời gian Quick. Kết quả điều trị phụ thuộc vào tình trạng của nhu mô gan. Nếu gan bị bệnh nặng thì vitamin K không có tác dụng. Trong cấp cứu: truyền máu tươi hoặc truyền thành phần đông máu huyết tương (PPSB).

GHI CHÚ

Thiếu vitamin K cấp tính nhiễm độc ở trẻ sơ sinh là thiếu nghiêm trọng các yếu tố phụ thuộc vitamin K (II, VII, IX, X) do người mẹ đã dùng các thuốc có tác dụng kháng vitamin K, nhất là các thuốc chống đông họ coumarin, thuốc chống động kinh, riíampicin, colestyramin. Biểu hiện lâm sàng: chảy máu lan toả ngay từ ngày đầu tiên.

Điều trị: truyền tĩnh mạch ngay sau lúc sinh 5 mg vitamin KI (phytomenadion).

Phòng bệnh: cho người mẹ dùng vitamin Kl trong 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc tiêm tĩnh mạch 50 mg lúc chuyển dạ. Tiêm bắp cho mọi trẻ sơ sinh 1 mg vitamin Kl (phytomenadion).

0/50 ratings
Bình luận đóng