Tác dụng phụ của corticoid

Tác dụng phụ sớm

Rối loạn tiêu hóa: mức độ trung bình nhưng cũng có thể nặng lên bởi một

 Do quá liều

đợt bộc phát loét dạ dày hay tá tràng, có thể gây biến chứng xuất huyết hoặc thủng (tăng tiết acid dạ dày, giảm tân sinh chất nhầy và đổi mới tế bào và ức chế prostaglandin).

Xuất huyết hoặc thủng ruột có thể gặp. Vì thế cần lưu ý trước các đối tượng nghi ngờ bệnh lý dạ dày – tá tràng.

Rối loạn tâm thần kinh: thường xảy ra ở những cá nhân cơ địa có sẵn với biểu hiện bằng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, sảng khoái hoặc ăn nhiều, có thể dạng mê sảng, hưng phấn, trầm cảm gần như lú lẫn, có thể gây động kinh (giảm ngưỡng kích thích vỏ não), chứng giả u tiểu não (tăng áp lực nội sọ).

Nguy cơ nhiễm trùng: nhất là khi điều trị kéo dài có thể làm bộc phát bệnh lý nhiễm trùng tiềm tàng hoặc do nhiễm chéo với vi khuẩn mủ, lao, virus (lưu ý bệnh đậu mùa, herpes, zona, sởi sẽ nặng lên nếu sử dụng corticoid) và ký sinh trùng.

Các tai biến trên rất khó điều trị, tùy theo độ trầm trọng và thời gian sử dụng thuốc. Tùy trường hợp có thể ngừng thuốc. Những đối tượng bị nghiện thuốc cần điều trị thay thế thì phải theo dõi kỹ và có thể tăng liều. Trên thực tế cần theo dõi tại môi trường bệnh viện.

Tác dụng phụ chậm

Lắng đọng tổ chức mỡ và rối loạn da – cơ: lắng đọng mỡ (100 mg cortisol/ngày trong 2 tuần) dạng Cushing với quá tải mỡ ở vùng mặt, cổ và thân thường kèm rối loạn ở da như da mỏng, ban xuất huyết, vết răn da, sẹo giả hình sao, chậm kết sẹo, rậm lông, đặc biệt khi dùng ACTH tổng hợp kéo dài.

Mụn trứng cá thường gặp ở trẻ vị thành niên, phối hợp với bệnh lý cơ do corticoid ưu thế ở gốc chi, dự báo cho suy sinh dục chức năng.

Rối loạn xương: biểu hiện bởi sự mất khoáng, gây xẹp cột sống và gãy xương dài, nhất là khi dùng liều cao và kéo dài. Có thể dự phòng chứng này bằng cách dùng phối hợp 25 OH vitamin D hay phối hợp điều trị fluorure Na và 25 OH vitamin D và calci có hiệu quả ở người lớn. Hoại tử xương vô trùng do corticoid thường gặp ở đầu xương đùi với nhiều ổ, cần nghi ngờ biến chứng này trước một đau khớp không giải thích được.

Chứng chậm phát triển ở trẻ em là biến chứng đáng lo ngại, có thể xảy ra ngay cả liều thấp.

Bệnh về cơ.

Hiện tượng giữ muối: tăng cân, phù, tăng huyết áp vì thế cần có chế độ hạn chế muối.

Rối loạn về mắt: đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Rối loạn nội tiết và chuyển hóa: cường insulin, kháng insulin, mất kali, giảm kali, kiềm hóa, bộc phát đái tháo đường tiềm tàng hoặc làm nặng đái tháo đường có sẵn. Suy nhược sinh dục (nam), rối loạn kinh nguyệt (nữ), giảm TSH và T3.

Tăng bạch cầu đa nhân (ngay khi không có nhiễm trùng), giảm bạch cầu ái toan.

Tăng đông máu.

Viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ.

Dạng corticoid bôi tại chỗ có thể gây chứng teo biểu bì da, giảm nhiễm sắc tố, chứng giãn mao mạch, mụn trứng cá, viêm nang lông.

Tác dụng phụ do ngừng thuốc

Hiện tượng dội

Biểu hiện bằng sự tái xuất hiện triệu chứng của bệnh chính gây nên. Đây là do giảm liều nhanh, cần phân biệt với một đợt tiến triển của bệnh ngay khi đang điều trị.

Suy vỏ thượng thận

Thường thấy khi dùng liệu pháp corticoid trực tiếp liên quan đến tác dụng hãm trục đồi-yên-thượng thận do corticoid, nhất là khi sử dụng liều cao kéo dài, liều cao hơn liều sinh lý.

Suy thượng thận dễ bị mẫn cảm khi có stress nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật, biến chứng cấp, ngừng thuốc đột ngột. Vì thế để dự phòng cần phải giảm liều dần, chủ yếu ngang mức sinh lý và nhất là theo dõi trục đồi-yên- thượng thận và điều trị hệ thống khi có stress với cortison hoặc hydrocortison liều gấp 2 lần so với liều hàng ngày.

Hội chứng cai (syndrome de sevrage)

Cần phải theo dõi trước một trường hợp suy nhược xuất hiện khi giảm liều thuốc nhưng không đi kèm suy vỏ thượng thận. Nếu điều này không tương ứng tác dụng trên tâm – thần kinh của bệnh nhân đối với corticoid, cần phải để ý đến tình trạng đờ thượng thận.

Tác dụng phụ do sử dụng tại chỗ

Khi sử dụng tại chỗ (khớp, ..) cũng có thể gây tác dụng toàn thân nếu dùng thường xuyên và liều đáng kể, cũng có thể gây cường cortisol và trơ thượng thận.

Có thể gây nhiễm trùng tại chỗ (hoặc nhiễm trùng trong khớp), teo hoặc hoại tử tổ chức dưới da (nhất là khi tiêm nông), phản ứng viêm tại chỗ.

Corticoid là một thuốc tốt có nhiều đóng góp quan trọng trong điều trị rất nhiều bệnh thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều tác dụng phụ và tai biến. Để phát huy tác dụng tốt của thuốc và hạn chế các tai biến cần tôn trọng một số nguyên tắc liên quan đến chỉ định thuốc corticoid, theo dõi và ngừng sử dụng, báo trước các sự cố xảy ra, các biện pháp dự phòng và điều trị tai biến nhằm hạn chế các tai biến đáng tiếc xảy đến cho người bệnh khi sử dụng liệu pháp corticoid.

0/50 ratings
Bình luận đóng